• Phương pháp kiểm toán
Phương pháp kiểm toán của Công ty IAC được thực hiện dưới sự trao đổi trực
tiếp, trao đổi qua mail, trao đổi qua các cuộc họp giữa ban lãnh đạo của Công ty IAC và công ty TNHH EL. Việc trao đổi trực tiếp với ban lãnh đạo nhằm xác định được các rủi ro và hệ thống KSNB, điều này đảm bảo các vấn đề được giải quyết khi phát sinh trong quá trình kiểm toán.
• Hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán của IAC được lưu trữ dưới hình thức bản mềm và bản cứng, giúp cho việc lưu trữ được đảm bảo. Các hồ sơ kiểm toán của từng khách hàng được phân loại, đánh số và sắp xếp khoa học theo trình tự, thuận tiện cho việc kiểm tra, soát xét.
Do đặc thù mỗi năm sẽ đổi nhóm kiểm toán viên đối với mỗi khách hàng sau một khoảng thời gian nhất định, nên một bộ hồ sơ kiểm toán sẽ lưu trữ cho 3 năm gần
nhất, giúp KTV có thể nắm bắt được các thông tin cơ bản về khách hàng và các dữ liệu cho cuộc kiểm toán các năm trước một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho
giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
• Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Ưu điểm của giai đoạn này là KTV đã xây dựng chương trình kiểm toán theo đúng quy trình kiểm toán theo mẫu của IAC. Công ty IAC đã thiết kế các thủ tục phân
tích và đánh giá về các vấn đề trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục
Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp CPHĐ tương đối đầy đủ và tuân theo quy định hiện hành của chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các công việc về tìm hiểu khách hàng bao gồm: tìm hiểu về môi trường hoạt động, tìm hiểu về hệ thống kế toán và các chính sách liên quan đến CPHĐ , hệ thống KSNB, các thủ tục phân tích,... được KTV thực hiện đầy đủ và trình bày khoa học, điều này giúp cho chương trình kiểm toán hạn chế rủi ro và tiết kiệm được thời gian.
Việc kiểm toán các phần hành trong BCTC được phân chia một cách rõ ràng và phù hợp với năng lực trình độ của từng vị trí KTV trong nhóm kiểm toán. KTV đã
thu thập được các thông tin liên quan đến khách hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng nhằm đánh giá hiệu quả của KSNB. Việc đánh giá mức trọng yếu được công ty đánh giá theo GTLV của công ty một cách rõ ràng và chi tiết, phục vụ cho xuyên suốt
quá trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán đối với phần hành CPHĐ được thiết kế theo mẫu chung, nhưng tùy thuộc vào từng loại hình và từng đặc điểm của doanh nghiệp, khi thực hiện kiểm toán, KTV sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm các thủ tục phù hợp với từng khách hàng.
• Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong quá trình kiểm toán khoản mục CPHĐ, thủ tục kiểm tra chi tiết với số lượng mẫu lớn sẽ làm tăng chi phí kiểm toán và tăng thời gian kiểm toán mà hiệu quả
chưa chắc đã cao nên KTV của IAC - Hà Nội đã vận dụng thủ tục phân tích nhằm có được những bằng chứng có giá trị và đẩy đủ hơn. Thủ tục phân tích sẽ giúp KTV xác định được những biến động bất thường của khoản mục đang kiểm toán. Bên cạnh đó, thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ở Công ty IAC - Hà Nội giúp KTV có thể đánh giá được tính trung thực, hợp lý của khoản mục mà KTV cần kiểm tra.
Ở khoản mục CPHĐ, KTV phụ trách phần hành này đã tuân thủ áp dụng chương trình kiểm toán đã được thiết lập và hoàn thành quá trình kiểm toán đối với khoản mục này theo đúng mục tiêu đã đề ra. Đối với khoản mục CPHĐ sẽ liên quan đến nhiều khoản mục khác như lương, chi phí trả trước, tài sản cố định, thuế,... KTV phụ trách phần hành làm chi phí này sẽ trực tiếp liên hệ và trao đổi với KTV phụ trách các phần hành có liên quan để đối chiếu số liệu và giảm bớt mẫu khi kiểm tra
Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp chi tiết. Ngoài ra, trong giai đoạn này, KTV chú trọng tới việc trình bày các GTLV, GTLV phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ và chi tiết về người thực hiện, người soát xét, và ngày tháng thực hiện.
• Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Đối với khoản mục CPHĐ, KTV phụ trách phần hành này nói riêng và KTV phụ trách các phần hành khác nói chung sẽ tổng hợp các kết quả kiểm toán vào GTLV
và trưởng nhóm kiểm toán sẽ soát xét các vấn đề, tổng hợp lại quá trình kiểm toán của các thành viên nhóm kiểm toán. Bên cạnh đó, KTV cũng luôn quan tâm và xem xét về các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC của khách hàng có ảnh hưởng đến khoản mục CPHĐ hay không và đưa ra những xét đoán về các rủi ro có thể xảy ra.
Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, ở IAC sẽ soát xét theo quy trình trưởng
nhóm kiểm toán => trưởng phòng kiểm toán => ban giám đốc, sau khi trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp và soát xét các vấn đề của các thành viên trong nhóm kiểm toán, sau đó chủ nhiểm kiểm toán( trưởng phòng kiểm toán) sẽ soát xét lần thứ hai, và cuối
cùng là soát xét bởi ban giám đốc. Bên cạnh việc phát hành báo cáo kiểm toán, IAC - Hà Nội gửi thư quản lý tới khách hàng nhằm đưa ra các kiến nghị về hệ thống kế toán và công tác quản lý cho khách hàng.