Nội dung kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động

Một phần của tài liệu 550 hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán tư vấn độc lập IAC chi nhánh hà nội thực hiện (Trang 29)

Quy trình kiểm toán BCTC là các giai đoạn, là các bước được sử dụng để thực hiện cho một cuộc kiểm toán tại một đơn vị được kiểm toán. Quy trình kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên có những bước xác định được những việc mình cần làm để đảm bảo được tính hiệu lực, hiệu quả cũng như các kĩ thuật thu thập bằng chứng làm căn cứ cho quá trình kiểm toán về mức độ tin cậy và tính trung thực hợp lý của thông tin trên BCTC.

Một quy trình kiểm toán bao gồm ba bước: Lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Kết thúc kiểm toán.

• Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm tất cả các công việc giúp kiểm toán viên có kế hoạch cụ thể và các điều kiện để phục vụ cho công tác kiểm toán. Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng vì nó sẽ là tiền đề cho toàn bộ quy trình kiểm toán. Để quy trình kiểm toán đảm bảo chất lượng, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sẽ bao quát cho hết các khía cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán.

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sẽ diễn ra khi bắt đầu có hợp đồng giữa công ty kiểm toán với đơn vị khách hàng được kiểm toán. Công ty kiểm toán phải xem xét khả năng đáp ứng dịch vụ, các vấn đề liên quan về năng lực chuyên môn, phí kiểm toán,... phù hợp với khả năng đáp ứng của đơn vị kiểm toán. Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán, hợp đồng này sẽ được soạn thảo bởi ban lãnh đạo của công ty kiểm toán, mọi điều khoản, quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ được thể hiện rõ trong hợp đồng. Ban lãnh đạo kiểm toán sẽ tiến hành phân công khách hàng kiểm toán cho những kiểm toán có năng lực chuyên môn phù hợp với đặc điểm công ty. Đối với khách hàng đã có hợp đồng từ trước, công ty dữ liệu đã có thông tin dữ liệu của khách hàng, sẽ dễ dàng hơn trong quy trình kiểm toán. Đối với khách hàng mới, KTV sẽ đi tìm hiểu về toàn bộ đơn vị khách hàng.

Kế hoạch kiểm toán thường bao gồm các nội dung sau:

Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

Khách hàng được kiểm toán sẽ cung cấp cho đơn vị kiểm toán các thông tin của doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh và hệ thống kiểm soát của công ty mình. Đơn vị kiểm toán nói chung, nhóm kiểm toán khách hàng nói riêng sẽ phân tích sơ bộ về các thông tin về đơn vị khách hàng để tìm hiểu rõ về tình hình hoạt động của công ty. Các nội dụng đội ngũ kiểm toán tìm hiểu về đơn vị khách hàng:

- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh bao gồm tìm hiểu đặc điểm chung về ngành nghề hoạt động, đặc điểm kinh doanh, hình thức sở hữu, kết quả kinh doanh trong năm so với năm trước. Đối với các khách hàng cũ của công ty, KTV vẫn phải tìm hiểu về đặc điểm kinh doanh của công ty để có thể nắm bắt được đặc điểm ngành nghề có thay đổi hay không. Trao đổi với ban giám đốc để hiểu rõ kết quả của CPHĐ năm nay so với năm trước.

- Hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ: Tìm hiểu về hệ thống kế toán mục đích để xây dựng được kế hoạch kiểm toán phù hợp; các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng về hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp; những đặc điểm trong hệ thống kiểm soát nội bộ mà kiểm toán viên cần tìm hiểu nhằm đánh giá tổng thể về thái độ của Ban giám đốc và toàn thể nhân viên.

Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục chi phí hoạt động

Đối với khoản CPHĐ, tìm hiểu về việc vận hành các quy định mà đơn vị áp dụng: các quy định liên quan đến phần hành lương, lương cho bộ phận nhân viên bán hàng và bộ phận quản lý, các quy định liên quan đến công tác phí cho nhân viên đi công tác, các định mức chi trong các chính sách của doanh nghiệp. Kiểm toán viên cần tìm hiểu về việc thẩm quyền xét duyệt các định mức liên quan đến chi phí, có thường xuyên theo dõi các nghiệp vụ phát sinh và có chứng từ đầy đủ không, đảm bảo ngăn chặn các hành vi gian lận có thể xảy ra. Xem xét công ty thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong việc xét duyệt, ghi ghi chép, lưu trữ chứng từ có đầy đủ hay không. Công ty có văn bản quyết định về việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân, phòng ban hay không; Các chính sách liên quan đến quản lý doanh nghiệp có được áp dụng thường xuyên và tuân thủ chặt chẽ hay không.

Sau khi đã thu thập được thông tin liên quan đến kiểm soát khoản mục CPBH và CP QLDN, kiểm toán viên tiền hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với khoản

Bước 1 Ước lược sơ bộ ban đầu về mức trọngyếu Lập kế hoạch của phạmvi khảo sát Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

mục này thông qua việc dựa vào dữ liệu kế toán mà công ty đã cung cấp. Các thủ tục phân tích sơ bộ được sử dụng bao gồm:

- Phân tích ngang: Phân tích dựa trên các trị số của chỉ tiêu CPHĐ trên báo cáo KQHĐKD.

+ So sánh số liệu chi phí CPHĐ kỳ này so với kỳ trước, so sánh số liệu biến động

giữa các tháng qua đó kiểm toán viên có thể thấy được những biến động bất thường. + So sánh CPHĐ thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán.

+ So sánh CP thực tế với số liệu ước tính của kế toán

+ So sánh CP của công ty khách hàng được kiểm toán với công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực, đồng quy mô và loại hình kinh doanh.

Phương pháp này giúp KTV xác định được những biến động khoản chi phí này, qua đó định hướng được những vấn đề cần thiết.

Phân tích dọc: Việc phân tích dựa trên so sánh các tỷ trọng của khoản chi phí so với khoán mục doanh thu thuần trên BCTC. Dựa vào tỷ trọng chi phí so với doanh thu, KTV có thể xác định được biến động giữa chi phí và doanh thu có phù hợp hay không.

Kiểm toán viên cần thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ nhằm thu thập được các thông tin trong BCTC và biến động của các khoản mục, những biến động trọng yếu của kế toán, đồng thời tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu phát triển của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên cần tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục Chi phí hoạt động để hiểu biết rõ hơn về phần hành mình cần kiểm toán, đánh giá được các rủi ro có liên quan.

Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán Đánh giá mức trọng yếu

Căn cứ vào việc thu thập thông tin từ khách hàng về đặc điểm kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục CPHĐ, cũng như các kết quả kiểm toán năm trước. Kiểm toán viên sẽ dựa vào xét đoán năng lực chuyên môn để đánh giá ảnh hưởng của các sai sót cho các khoản mục CPHĐ.

Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

Trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm có mối quan hệ với nhau.Theo VAS 320, khái niệm trọng yếu được thể hiện: iiThdng tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thdng tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thdng tin đó sẽ ảnh hưởng đến 5 các quyết định của người sử dụng BCTC. Mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thdng tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ khdng phải là nội dung của thdng tin cần có. Tính trọng yếu của thdng tin phải xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính”.

Mục đích của việc xác lập mức trọng yếu nhằm giúp KTV đưa ra được các xét đoán chuyên môn phù hợp, đây là cơ sở để KTV có thể đưa ra nhận xét và kết luận về chỉ tiêu CPHĐ có sai phạm hay không

Quá trình xác định và vận dụng tính trọng yếu được thể hiện qua 5 bước theo bảng sau

Bước 2

Phân bỏ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng khoản mục

Bước 3

Ước lượng tổng số sai sót trong từng khoản mục

Đánh giá kết quả Bước 4

Tổng hợp các sai lệch ước tính của toàn bộ

BCTC

Bước 5 So sánh mức sai lệch ước tính của cáckhoản mục vs mới trọng yếu tổng thể đã được xác định

Mức trọng yếu Tỷ lệ

Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%

Doanh thu 0,5% - 3%

Vốn chủ sở hữu 1% - 5%

Tổng tài sản 1% - 2%

Mức trọng yếu cho khoản mục CPHĐ của các doanh nghiệp được dựa trên tiêu chí tính toán mức trọng yếu sau:

Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

Nguồn: VACPA

Căn cứ vào xét đoán của KTV, KTV sẽ dựa trên các tiêu chí và tỷ lệ thích hợp để tính tính toán mức trọng yếu cho khoản mục CPHĐ, mức trọng yếu thực hiện chiếm 50% - 75% mức trọng yếu tổng thể. Việc xác định mức trọng yếu sẽ định hướng cho cả cuộc cuộc kiểm toán, giúp KTV đánh giá ảnh hưởng của sai sót khoản mục CPHĐ đến BCTC. Nếu khâu đánh giá trọng yếu có sai sót sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả của việc kiểm toán, vì vậy KTV cần thận trọng, lựa chọn đối tượng tiêu chí và tỷ lệ cụ thể phù hợp.

Rủi ro kiểm toán:

Dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro mức trọng yếu, KYV sẽ tiến hành phân tích toàn bộ BCTC và từng khoản mục. Theo VSA 400: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo

tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu”. Khi BCTC vẫn còn sai

sót trọng yếu, KTV sẽ dựa vào năng lực chuyên môn để đưa ra ý kiến về rủi ro đó. KTV có thể dựa vào mô hình rủi ro được thể hiện công thức dưới để xác định rủi ro và đưa ra kết luận về rủi ro đó.

Mô hình rủi ro kiểm toán: AR = IR x CR x DR

Trong đó: AR: Rủi ro kiểm toán, IR: Rủi ro tiềm tàng, CR: Rủi ro kiểm soát, DR: Rủi ro phát hiện.

Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

- Rủi ro tiềm tàng: là rủi ro liên quan trực tiếp đến ngành nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục CPHĐ như: Các hóa đơn và các chứng từ đi kèm của các khoản chi phí bị mất, bị thiếu.

- Rủi ro kiểm soát: là rủi ro liên quan đến KSNB, khả năng có thể xảy ra sai phạm do KSNB hoạt động không hiệu quả. Rủi ro kiểm soát đối với khoản mục CPHĐ như: Quy trình phê duyệt không chặt chẽ và không thực hiện theo chính sách đã đề ra; các giấy tờ phê duyệt không đúng thẩm quyền; không có sự phân công trách nhiệm giữa kế toán và thủ quỹ.

- Rủi ro phát hiện: là rủi ro xảy ra không thể ngăn chặn bởi KSNB và KTV không phát hiện ra được.

Đối với khoản mục CPHĐ, rủi ro cơ bản của khoản mục này có thể như sau: + Các nghiệp vụ chi phí phát sinh bất thường hoăc phức tạp.

+ Các nghiệp vụ phát sinh không phổ biến trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

+ Các sai sót khách hàng thường gặp.

+ Các nghiệp vụ thiếu sự soát xét hay mang tính đối chiếu của khách hàng. Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệch trong một cuộc kiểm toán: Khi mức trọng yếu càng cao, rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Chính vì thế, việc đánh giá mức trọng yếu và xác định rủi ro trong bất kỳ khoản mục nào nói chung và khoản mục CPHĐ nói riêng, KTV sẽ đưa ra được ý kiến xét đoán cho cuộc kiểm toán.

• Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán

Sau khi tìm hiểu thông tin về khách hàng, đặc điểm hệ thống kiểm soát nội bộ của khoản mục CPHĐ, xác định được mức trọng yếu và rủi ro có liên quan, KTV sẽ thiết lập chương trình kiểm toán. Hầu hết các chương trình kiểm toán bao gồm: Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, trong đó thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.

Mục tiêu

KSNB Quá trình KSNB chủ yếu

Thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục

CPHĐ

Tính hiệu lực

- CPHĐ phát sinh được quản lý chặt chẽ. Cần có sự độc lập giữa bộ phận chi và bộ phận ghi sổ. - Xem xét các khoản mục CPHĐ khách hàng,

xem xét tính độc lập giữa chức năng chi và

chức năng ghi sổ CPHĐ .

Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát nội bộ đối với CPHĐ

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 330: “Thử nghiệm kiểm soát: là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hwuux hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sữa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu”.

KTV phải thực hiện thủ tục thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục CPHĐ để đảm bảo rằng các chi phí này phát sinh cho các mục đích của công ty. Các quyết định liên quan đến lương, thưởng, các quy trình xét duyệt, quyết định công tác phí liên quan đến các khoản CPHĐ,... phải đảm bảo KTV thu thập các văn bản tài liệu liên quan đến những quyết định cho các nghiệp vụ chi phí phát sinh. Các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục CPHĐ:

- Xem xét và tìm hiểu về quy trình hạch toán các khoản mục CPHĐ và kiểm tra các phát sinh thực tế có được thực hiện theo đúng quy định của công ty hay không.

- Kiểm tra các khoản chi có được thẩm quyền xét duyệt hay không, phải đảm bảo các khoản chi phải được phê duyệt từ cấp trên đầy đủ và quy trình phê duyệt diễn ra như thế nào; kiểm tra việc phân công trách nhiệm cho từng nghiệp vụ ghi chép, hạch toán, chi tiền, các khoản chi này có được giám sát và kiểm tra chặt chẽ theo định kỳ hay không.

- Kiểm tra các chứng từ liên quan đến CPHĐ có hợp pháp không, các chứng từ có đầy đủ chữ ký và đóng dấu không;

- Kiểm tra về các nghiệp vụ phát sinh sau niên độ, để đảm bảo việc phân loại và hạch toán đúng kỳ.

- Phỏng vấn ban lãnh đạo để tìm hiểu quy định liên quan đến khoản mục CPHĐ, phỏng vấn kế toán và thủ quỹ về việc trình tự ghi sổ và phân loại sổ sách.

SV: Đỗ Khánh Ly 23 Lớp: K20CLCH

Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

- Sự có thật của các văn bản đề nghị mua

và quyết định phê duyệt CPHĐ.

- Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển

chứng từ

và dấu hiệu KSNB.

Tính đầy

đủ - Mỗi chi phí phát sinh được ghi chéptừ khi mua và sử dụng.

- Kiểm tra tính đầy đủ của các chứng từ có

liên quan.

Quyền và nghĩa vụ

- CPHĐ ghi trên sổ sách phải là những CPHĐ thực sự phát sinh.

- Kết hợp việc kiểm tra đối với việc kiểm tra

chứng từ phát sinh.

Sự phê chuẩn

- Các nghiệp vụ tăng giảm, đều được phê

chuẩn bởi các cấp có thẩm quyền.

- Phỏng vấn những người có liên quan. - Kiểm tra các dấu hiệu về sự phê chuẩn.

Tính chính xác

- Các chứng từ liên quan phát sinh tăng

chi phí đều được ghi nhận và tính toán một cách chính xác.

- Tính toán lại dựa trên các chứng từ liên quan.

Tính kịp thời

- Việc ghi sổ các khoản CPHĐ phải

Một phần của tài liệu 550 hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán tư vấn độc lập IAC chi nhánh hà nội thực hiện (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w