Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu 870 tác động của dịch COVID 19 tới chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư đất thăng long (Trang 29 - 36)

7. Kết cấu khóa luận

1.3.3. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Mục đích của việc nghiên cứu môi trường là nhận định các đe dọa, cơ hội cũng như các điểm mạnh, điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Kỹ thuật phân tích SWOT là công cụ quan trọng trong việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra các chiến lược.

hội chủ yếu: là những cơ hội mà tích số giữa mức độ tác động đối với doanh nghiệp khi nó được tận dụng và xác suất mà doanh nghiệp có thể tranh thủ được cơ hội đó là rất lớn.

Nguy cơ chủ yếu: là những nguy cơ mà tích số giữa các mức tác động khi nguy cơ xảy ra đối với doanh nghiệp và xác suất xảy ra nguy cơ đó đạt giá trị lớn nhất.

Xác định điểm mạnh, điểm yếu: quá trình đánh giá và phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp rút ra được nhiều yếu tố nhưng điều quan trọng là phải rút ra được những nhân tố cốt lõi có ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh và việc thực thi những chiến lược của doanh nghiệp. Ở đấy, cần xem xét các yếu tố với tư cách là các hoạt động trong hệ thống và so sánh với chuẩn mực chung của ngành và các đối thủ cạnh tranh. Liên kết các yếu tố bên trong và các điều kiện bên ngoài: sau khi đã xác định các yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, theo Fred David cần áp dụng một số quy trình gồm các bước sau để tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lược:

Bước 1: Liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài lên các ô của ma trận SWOT (SWOT là chữ viết tắt của bốn chữ Strengths - các điểm mạnh, Weaknesses - các điểm yếu, Opportunities - các cơ hội, và Threats - các mối đe dọa).

Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều kiện cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.

Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mà mình làm kém nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh

O: Những cơ hội T: Những nguy cơ

tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.

Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý. Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị rung hoà hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích.

Bước 2: Đưa ra các kết hợp từng cặp một cách logic, lập các chiến lược kết hợp S/O, S/T, W/T, WZO.¾ S/O: Sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ bên ngoài?

¾ SZT: Sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài? ¾ W/O: Khắc phục những yếu kém nào để tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng cơ hội từ bên ngoài? Cần khai thác những cơ hội nào để lấp dần những yếu tố yếu kém hiện nay?

¾ W/T: Khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay?

Bước 3: Đưa ra kết hợp giữa bốn yếu tố S+W+O+T nhằm tạo ra sự cộng hưởng giữa bốn yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, lấp dần những yếu kém và giảm bớt nguy cơ.

Bước 4: Tổng hợp và xem xét lại các chiến lược. Phân nhóm chiến lược và phối hợp các chiến lược thành một hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau.

S: Những điểm mạnh Các chiến lược S/O Sử dụng điểm mạnh

Các chiến lược S/T Tận dụng điểm mạnh W: Những điểm yếu Các chiến lược W/O

Hạn chế điểm yếu

Các chiến lược W/T Tối thiểu hóa điểm yếu

Nguồn: Giáo trình quản trị Chiến lược (2013), PGS.TS Ngô Kim Thành

1.4. Tổng quan về bất động sản

1.4.1. Khái niệm về bất động sản

Theo quy định tại Điều 181 của Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005: “Bất động sản là các tài sản không di dời được”. Hiểu một cách đơn giản bất động sản là đất đai và những vật thể cố định gắn với đất đai, bao gồm:

- Đất đai.

- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó.

- Các tài sản khác gắn liền với đất đai: Vườn cây lâu năm, các công trình nuôi trồng thủy sản, cánh đồng làm muối, các công trình du lịch, vui chơi, thể thao, ...

- Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Như vậy, bất động sản trước hết là tài sản nhưng khác với các tài sản khác là nó không di dời được. Theo cách hiểu này, bất động sản bao gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất.

1.4.2. Đặc điểm về bất động sản a) Tính cá biệt và khan hiếm

Bất động sản mang tính chất của đất đai, chính vì lý do này mà nó có tính khan hiếm. Đất là nguồn tài nguyên có giới hạn về khu vực, lãnh thổ và diện tích.Cũng chính vì vậy, bất động sản là không di chuyển, di dời được và hiển nhiên trở thành hàng hóa có tính cá biệt.

b) Tính lâu bền

Bất động sản có tính lâu bền và trường tồn theo thời gian. Bởi đất đai là nguồn tài nguyên quý giá được thiên nhiên ban tặng, tồn tại theo thời gian và không thể nào bị hủy hoại. Nếu trên mảnh đất, chúng ta xây dựng những công trình kiến trúc thì có thể lưu giữ từ vài chục đến hàng trăm năm.

c) Tính chất chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau

BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một BĐS này có thể bị tác động của BĐS khác. Đặc biệt, trong trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nâng cao giá trị sử dụng của BĐS trong khu vực đó. Trong thực tế, việc xây dựng BĐS này làm tôn thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn của BĐS khác là hiện tượng khá phổ biến.

1.4.3. Phân loại về bất động sản

Theo điều 174 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, bất động sản gồm 4 loại như sau:

a. Đất đai.

b. Nhà ở và các công trình khác gắn liền với đất đai. c. Tài sản khác gắn liền với đất đai.

d. Tài sản gắn liền với nhà ở và công trình xây dựng gắn liền với đất đai.

1.5. Tổng quan về dịch Covid 19 1.5.1. Lịch sử hình thành dịch Covid 19

Năm 2020, thế giới đã dành trọn 365 ngày để ứng phó với SARS-CoV-2, chủng virus corona mới gây ra đại dịch Covid-19. SARS-CoV-2 len lỏi khắp nơi, trong các bản tin nóng hổi, trong các từ khóa tìm kiếm trên internet, trong câu chuyện thường ngày, trong không khí và trong cơ thể của hàng triệu người... Đại dịch này không chỉ đẩy hệ thống y tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng mà còn kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ Đại suy thoái vào những năm 30 của thế kỷ trước.

Khởi phát từ TP Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, dịch Covid-19 nhanh chóng lan sang một số nước châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh vào tháng 3-2020. Sau đó, tâm dịch chuyển sang Ản Độ, Iran ở châu Á, rồi đến Mỹ, Brazil ở châu Mỹ. Từ cuối tháng 3 đến nay, Mỹ liên tục giữ vị trí đầu tiên trong “bảng xếp hạng” Covid-19 cả về số ca mắc và ca tử vong. “Bão” Covid-19 đến nay đã quét qua tất cả các châu lục, đặc biệt là châu Âu và châu Mỹ. Mới đây nhất, đại dịch lan tới tận Nam Cực.

Kể từ 31-12-2019 khi Trung Quốc thông báo có bệnh viêm hô hấp do một loại vi-rút lạ gây ra, sau 70 ngày, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố đại dịch toàn cầu vào ngày 11-3-2020. Khi đó toàn thế giới đã có 148.405 người bị nhiễm, 66.715 người bị nhiễm đang được điều trị ở các cơ sở y tế, 4.635 người chết vì Covid-19 và lây nhiễm đã xảy ra ở 117 nước và vùng lãnh thổ. Kể từ đó dịch phát triển ra thêm 102 nước, số người nhiễm tăng lên 108.855.899 (tính đến 13-2-2021), số người đang phải điều trị tăng liên tục đạt đỉnh vào 30-1-2021 với 26,1 triệu người, đến 13-2- 2021 giảm còn 25,4 triệu người. Tổng số người chết là 2,347 triệu người (bình quân 311 người chết/1 triệu dân). Tức là đại dịch Covid-19 xét trên phạm vi toàn cầu

đang trải qua làn sóng lây nhiễm lần thứ 1, đạt đỉnh vào 30-1-2021. Hiện nay Covid 19 vẫn đang là một bài toán chưa có lời giải đáp.

Một phần của tài liệu 870 tác động của dịch COVID 19 tới chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư đất thăng long (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w