Tác động của Covid19 tới Việt Nam

Một phần của tài liệu 870 tác động của dịch COVID 19 tới chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư đất thăng long (Trang 41)

7. Kết cấu khóa luận

1.6.3. Tác động của Covid19 tới Việt Nam

a) Tác động của dịch Covid 19 tới kinh tế Việt Nam

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp. Nen kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhieu tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

GDP quý I/2020 của Việt Nam chỉ tăng 3,82%, là mức thấp nhất trong 10 năm gần đây. Hầu hết các hoạt động kinh tế đều suy giảm, chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh thu bán lẻ và dịch vụ, vốn đầu tư toàn xã hội, nhập khẩu, tín dụng mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng ở mức thấp; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký và thực hiện đều tăng trưởng âm. Trong quý I/2020 nhiều ngành có tăng trưởng sụt giảm lớn như: Nông nghiệp (-1,17%); khai khoáng (-3,18%); lưu trú, ăn uống (- 11%); vận tải, kho bãi (-0,9%); hoạt động hành chính (-3,5%). Tổng cầu suy giảm mạnh từ cả đầu tư, tiêu dùng nội địa và nhu cầu hàng hóa của thế giới. Cầu nội địa và quốc tế đều bị kìm hãm bởi các biện pháp đóng cửa quốc gia, giãn cách xã hội.

Toàn bộ hệ thống thị trường và nền kinh tế quốc gia, thế giới giảm tốc độ tăng đột ngột. Đáng chú ý, 2 động lực quan trọng nhất của tăng trưởng là đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài đều suy yếu. Sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước (NSNN) cho thấy, Chính phủ đã chủ động thực hiện các chính sách đẩy mạnh đầu tư công để hạn chế đà suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, giải ngân đầu tư công còn chậm và không lớn để bù đắp cho sự sụt giảm của đầu tư tư nhân và FDI. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I/2020 chỉ tăng 4,7% (chưa trừ yếu tố tăng giá), thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 9% vào quý I/2019. Đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 80,6% tổng mức, tăng nhẹ (0,4%) do hình thức mua sắm trực tuyến

được người tiêu dùng ưa chuộng trong thời gian gần đây. Thu hút khách quốc tế giảm 37,8%; Các hoạt động dịch vụ khác như vận tải, nhất là vận tải hàng không, dịch vụ lưu trú, ăn uống... cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Phát triển DN chịu tác động lớn bởi dịch bệnh, hầu hết các DN đều thận trọng trong việc đầu tư thêm vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Số lượng DN thành lập mới trong 4 tháng đầu năm chững lại, số vốn bổ sung hoặc cam kết đưa vào kinh doanh giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN đạt khoảng 11,8 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ. Số DN tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn tăng mạnh so với cùng kỳ (tăng 33,6%), nhất là tại các lĩnh vực: kinh doanh bất động sản; nghệ thuật, vui chơi và giải trí; dịch vụ lưu trú và ăn uống; du lịch; giáo dục và đào tạo và vận tải, kho bãi.

b) Tác động của Covid 19 tới ngành BĐS

Việt Nam đang được đánh giá là 1 trong những quốc gia có sự kiểm soát tốt dịch Covid-19 ngay từ giai đoạn đầu và áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn để giảm tối đa thiệt hại về người, chấp nhận đánh đổi thiệt hại về kinh tế. Trong đó, ngành BĐS không thể tránh khỏi vòng xoáy suy giảm, đặc biệt là vào thời điểm dịch bắt đầu lây lan mạnh sang các nước Châu Âu và Mỹ. Tâm lý lo lắng về một cuộc suy thoái kinh tế lớn có thể xảy ra dẫn tới tình trạng đóng băng tạm thời. Năm 2020 là một năm khó khăn của thị trường bất động sản do ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 với nhiều thách thức. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch và điều hành kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản vẫn có những cơ hội để phục hồi và phát triển trong thời gian tới.

Năm 2020 là một năm chứng kiến nhiều sự thay đổi của thị trường BĐS. Năm 2020, hai đợt dịch COVID-19 bùng phát tại nước ta đã làm nền kinh tế chịu nhiều tác động nghiêm trọng, thị trường bất động sản trong nước cũng không là ngoại lệ. Những thách thức đặt ra bởi đại dịch COVID-19 cũng như kinh tế tăng trưởng chậm lại làm nhu cầu suy giảm, nguồn cung thiếu hụt, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không có dự án mới hoặc không triển khai được dự án do vướng thủ tục cấp phép.

Điều này diễn ra tại các thị trường như TPHCM, Hà Nội với nhu cầu rất lớn về phân khúc nhà ở, đặc biệt là phân khúc căn hộ bình dân và trung cấp..., làm ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường chung.

Đó là sự mất cân đối về sản phẩm bất động sản được cung ứng trên thị trường với nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp, trung bình và trung bình khá là rất lớn nhưng chưa được đáp ứng.

Đó còn là sự bất cập về mặt bằng giá của sản phẩm bất động sản khi tiếp tục neo ở mức cao bất chấp thị trường gặp khó; điều này được đặc biệt chú ý trong năm 2020 khi mà dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Theo thống kê sơ bộ, phân khúc bất động sản bán lẻ và nghỉ dưỡng, khách sạn chứng kiến thiệt hại nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19, bắt đầu từ tháng 3 cho tới thời điểm hiện tại, trong khi bất động sản văn phòng, đất nền, chung cư chịu ảnh hưởng nhẹ hơn trước tác động của đại dịch. Có thể thấy, sự đóng băng và suy giảm giao dịch trong quý 1/2020 chủ yếu là do người mua có tâm lý hoang mang theo đám đông, sợ khủng hoảng kinh tế, sợ tình trạng bong bóng BĐS nên ngại xuống tiền.

Theo đánh giá của các chuyên gia trên lĩnh vực bất động sản những điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế và hiệu quả phòng chống dịch COVID-19 sẽ là những “cú hích” quan trọng tác động tích cực đến đà phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Xây dựng chiến lược phát triển của một tổ chức là một kế hoạch và định hướng dài hạn, quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một tổ chức nào trong môi trường kinh doanh đầy biến đổi, vừa là thách thức, vừa là cơ hội hiện nay. Tác động của Covid 19 ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược kinh doanh của DN. Doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của dịch bệnh để có những hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp mình.

Qua chương 1, bài khóa luận đã tổng kết được rằng BĐS là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt, thị trường BĐS là kết hợp của nhiều ngành kinh doanh. BĐS có tính khan hiếm và tính riêng biệt cao, nhà quản trị cần hiểu rõ hai đặc điểm này để có chiến lược kinh doanh phù hợp với sản phẩm BĐS của mình.

Chương 1 nêu ra được lý thuyết về chiến lược kinh doanh và làm thế nào để xây dựng và quản trị chiến lược kinh doanh qua việc phân loại chiến lược, sử dụng các mô hình đánh giá để lựa chọn chiến lược phù hợp nhất. Hơn nữa qua việc phân tích yếu tố bên ngoài doanh nghiệp là diễn biến của dịch Covid 19, bài khóa cho thấy tác động rõ rệt của dịch Covid 19 tới kinh tế, xã hội, y tế,... của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt Covid 19 đã và đang là một bài toán chưa có lời giải đáp với thị trường BĐS. Mỗi doanh nghiệp cần có những chiến lược đúng đắn để thích nghi với tình hình dịch bệnh hiện tại. Hậu Covid-19, thị trường bất động sản sẽ chuyển hướng thận trọng hơn, thiết lập nhu cầu mới thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp đi qua “chiếc phễu lọc”cần một tư duy mới để bứt phá.

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID 19 TỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẤT

THĂNG LONG

2.1. Tổng quan về công ty CPĐT Đất Thăng Long 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

a) Thông tin chung

Công ty tên đầy đủ là Công ty Cổ phần đầu tư đất Thăng Long (THALOLAND..,) với người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Tài Đảng nguyên Tổng giám đốc của Thăng Long Land. Trụ sở chính của Công ty là 108 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Thăng Long Land là chuyên cung cấp các dịch vụ môi giới BĐS, tư vấn và đầu tư BĐS, cho thuê mặt bằng làm cơ sở kinh doanh, nhà hàng.

b) Hình thành và phát triển

Công ty CPĐT đất Thăng Long là thương hiệu môi giới và đầu tư BĐS quen thuộc của các dự án phía Tây thủ đô Hà Nội. Chính thức hoạt động và kinh doanh từ ngày 18 tháng 5 năm 2010, đất Thăng Long luôn nỗ lực cố gắng để mang đến cho KH những giải pháp đầu tư BĐS có tính toàn diện, chuyên nghiệp nhất. Cty luôn coi khách hàng là thượng đế và luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu và mong muốn của khách hàng về BĐS để đem đến cho khách hàng những trải nghiệm về cuộc sống chất lượng cũng như đầu tư hiệu quả bằng kênh đầu tư BĐS này với một mức giá phù hợp, tiềm năng sinh lời ở mức cao, thông tin minh bạch, pháp lý rõ ràng và cuối cùng là chủ đầu tư uy tín, có thương hiệu.

Trong 11 năm hoạt động từ năm 2010 tới nay, Đất Thăng Long đã tham gia phân phối rất nhiều dự án BĐS phía Tây Hà Nội, phải kể đến như dự án Geleximco Lê Trọng Tấn, An Lạc Green Symphony, Nam An Khánh Sudico, Hà Đô Charm Villas.. .với các sản phẩm chủ yếu như Biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, liền kề, shophouse. Đất Thăng Long luôn hãnh diện vì đã giúp được hơn 150.000 khách

hàng có được những sản phẩm BĐS mà mình thích và phù hợp với tầm tài chính của họ.

Quá trình phát triển phát triển của Thăng Long Land như sau:

Năm 2010 Năm 2011-2018 • Chính thức hoạt động ngày 18/5/2010 • Địa chỉ : 108 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, • Tập trung vào phân khúc đất nền Hà Nội với 4 chi nhánh tại 4 quận ở Hà Nội. • Giúp được 150.000 Năm 2019- nay • Năm 2019 Thăng Long Land đã mở rộng quy mô hoạt động của mình. • Ngày 24-6-2019 Chi nhánh 4 của cty khai trương tại B50 Geleximco Lê Trọng Tấn • Giữ vững vị thế

Bảng 2.1 Quá trình phát triển của Công ty CPĐT Đất Thăng Long

Nguồn: Công ty CPĐT Đất Thăng Long

2.1.2. Các sản phẩm chủ yếu

Thăng Long Land là doanh nghiệp chuyên kinh doanh BĐS với các hoạt động chủ yếu là bán, mua, môi giới, tư vấn, cho thuê, đấu giá. Cùng với sự phong phú và đa dạng trong giỏ hàng của mình, Thăng Long Land luôn là thương hiệu top 1 của thị trường BĐS phía Tây thủ đô.

Đầu tư thứ cấp BĐS: Công ty CPĐT Đất Thăng Long đầu tư các BĐS có giá trị hiện tại và tương lai để bán hoặc cho khách hàng có nhu cầu sử dụng thuê lại.

Môi giới và tư vấn đầu tư BĐS:Thăng Long Land với đội ngũ trẻ nhiệt tình, chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn cao luôn tư vấn, làm việc với thái độ chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ được sản phẩm mình lựa chọn, thủ tục sang tên, mua bán BĐS.

Phân phối và tiếp thị BĐS: Thăng Long Land là đại lý cấp 1 của các chủ đầu tư uy tín như Geleximco, Hà Đô Charm Villas, Nam An Khánh, Vườn Cam Vinapol,.... Cung cấp cho khách hàng giỏ hàng đa dạng về diện tích, giá cả để khách hàng phong phú trong việc lựa chọn BĐS.

Công ty tập trung phân phối, tư vấn đầu tư các sản phẩm đất nền như biệt thự, liền kề, shophouse tại các dự án Hà Nội. Các dự án này chủ đầu tư đều có thương hiệu, uy tín, thông tin tài chính minh bạch, pháp lý rõ ràng. Bên cạnh đó các dự án mà đất Thăng Long phân phối thì quy hoạch hạ tầng như đường vành đai 3.5, đường 70 mới và các tiện ích xung quanh đều được nhà nước đầu tư với số vốn lớn. Điển hình là hai dự án sau:

Geleximco Lê Trọng Tấn: Dự án có diện tích tổng là 135ha gồm 4 khu A-B- C-D. Những dãy biệt thự, shophouse ở dự án này được thiết kế và xây dựng trải đều trong 4 khu của khu đô thị. Bên cạnh đó Geleximco còn được thiết kế tích hợp giữa tiện ích nội khu và ngoại khu đó là trường học, cây xanh, trường học, Thiên Đường Bảo Sơn, AEON Hà Đông....

Hà Đô Charm Villas: Dự án có diện tích tổng cộng là 30ha gồm 528 căn biệt thự, Shophouse, liền kề và hai tòa chung cư cao tầng. Dự án này là dự án xanh bởi mức quy hoạch của các công trình công cộng như công viên, thác nước, cây xanh, sân thể thao, bể bơi chiếm tới 70%/Tổng diện tích dự án....Đến với dự án này, khách hàng cảm nhận được không gian thoải mái, thoải mái.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Công ty cổ phần đầu tư đất Thăng Long được tổ chức và hoạt động theo bộ máy nhiều bộ phận, Hội đồng quản trị là cao nhất và sẽ trao quyền, phân chia nghĩa vụ và trách nhiệm cho các bộ phận của công ty. Chi tiết như sau:

Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức Công ty CPĐT Đất Thăng Long

Nguồn: Công ty CPĐT Đất Thăng Long

Đứng đầu Công ty là Đại Hội Đồng Cổ Đông, sau đó là Hội Đồng Quản trị. Tiếp theo là Ban giám đốc- đại diện pháp nhân cho công ty và chịu trách nhiệm về công ty trước pháp luật.

Các phòng ban chính của công ty gồm: Phòng kinh doanh, phòng hành chính, phòng tài chính, phòng nhân sự và phòng marketing. Mỗi phòng ban sẽ có nhiệm vụ và trách nhiệm làm việc riêng của mình.

2.2. Các chiến lược kinh doanh của Thăng Long Land áp dụng từ

trước khi

dịch Covid 19

Công ty CPĐT Đất Thăng Long thành lập và đi vào hoạt động chính thức vào năm 2010. Với nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh trong ngành BĐS thì Thăng Long Land luôn nằm trong top 1 những công ty uy tín nhất tại thị trường BĐS phía Tây Hà Nội. Cùng tìm hiểu những chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp áp dụng

từ trước khi có dịch Covid 19 để thấy được doanh nghiệp đã hoạt động như thế nào trong những năm mà chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

2.2.1. Thị trường mục tiêu và phân khúc sản phẩm chính của công ty

Thăng Long Land luôn định hướng kinh doanh mình trở thành công ty phân phối những sản phẩm cao cấp tại thị trường phía Tây thủ đô Hà Nội. Với hơn 10 năm hoạt động, sản phẩm mà Thăng long Land luôn phân phối đó là Biệt Thự, nhà liền kề, Shophouse hướng tới tầng lớp giàu có , tài chính ổn định. Hơn nữa, theo nhận định chiến lược của công ty thì thị trường BĐS phía Tây thủ đô là thị trường tiềm năng. Phía Tây Hà Nội trong tương lai sẽ trở thành khu vực trung tâm, sầm uất. Bên cạnh đó, phía Tây trong tương lai sẽ được chính phủ đầu tư công như tuyến đường giao thông, bệnh viện, trường học,... rất nhiều nên sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

2.2.2. Marketing

Hiện tại trên thị trường BĐS có rất nhiều các kênh truyền thông marketing BĐS thế nhưng các kênh marketing Thăng Long Land sử dụng suốt nhiều năm qua đa phần là các kênh marketing truyền thống mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng để quảng cáo sản phẩm của mình như:

Marketing bằng điện thoại : Nhân viên gọi điện cho KH với mục đích mời KH mua sản phẩm và dịch vụ của công ty mình và trực tiếp trao đổi thông tin qua lại

Một phần của tài liệu 870 tác động của dịch COVID 19 tới chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư đất thăng long (Trang 41)

w