Tác động của dịch Covid19 tới nền kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu 870 tác động của dịch COVID 19 tới chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư đất thăng long (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu khóa luận

1.6.1. Tác động của dịch Covid19 tới nền kinh tế thế giới

Nen kinh tế thế giới sau 10 năm kể từ thời điểm khủng hoảng 2008 có thể được ví như khoảng thời gian “bình yên trước cơn bão”: các chỉ số vĩ mô ổn định, các chỉ số chứng khoán ở các khu vực tăng trưởng ấn tượng, xu thế toàn cầu hóa gia tăng mạnh mẽ. Nhưng những đợt sóng liên tiếp 2 năm gần đây là dấu hiệu cho một cuộc đại khủng hoảng lớn có thể xảy ra. Và dịch Covid-19 chính là “giọt nước làm tràn ly”.

Các chuyên gia nhận định dịch Covid-19 đang tạo ra 02 thách thức lớn:

Sự bất trắc gây ra bởi Covid-19, nhất là trong bối cảnh thế giới vẫn chưa thể đánh giá chính xác được mức độ nguy hiểm, thời điểm kiểm soát được dịch.

Tác động tiêu cực từ các biện pháp ngăn chặn đại dịch.

Hai yếu tố này tác động rất lớn đến kinh tế toàn cầu, từ tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, quan hệ cung - cầu, đến việc giảm nhu cầu, thay đổi thói quen chi tiêu, đi lại của người tiêu dùng, dẫn đến sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp và tâm lý lo ngại rủi ro, thậm chí hoảng sợ của các nhà đầu tư tài chính. Đại dịch Covid-19 di chuyển nhanh chóng theo các trục chính của thương mại toàn cầu, gây tổn thương nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, kinh tế thế giới dự kiến suy giảm ít nhất 4% trong năm 2020. Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho rằng, các nền kinh tế phát triển bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhiều hơn so với các nước đang phát triển, ở mức -5.8% so với -2,1%, cũng như kỳ vọng sự phục hồi yếu hơn trong năm 2021, ở mức +3,1% so với +5,7%.

Thương mại quốc tế sụt giảm nghiêm trọng do virus lây lan. Với 80% hàng hóa toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển, các hải cảng là nơi bị virus tấn công hàng đầu.

Dịch bệnh cũng tác động ngay lập tức và tiêu cực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngay khi Covid-19 bùng phát, FDI lập tức bị “khóa”. Nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập bị đình chỉ hoặc hủy bỏ, nhiều dự án đầu tư đang triển khai bị đình trệ.

Hoạt động sản xuất bị cắt giảm đáng kể trong năm 2020. Ngay trong quý 1, tổng sản lượng sản xuất toàn cầu giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Sau đó là sự sụt giảm sâu hơn trong quý 2 với 11,3%. Đây là sự suy giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, khi sản lượng trong quý 1-2009 bị giảm 14%.

Đại dịch Covid-19 giống như một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế thế giới vốn đã tiềm ẩn không ít bất ổn, rủi ro. Do dịch bệnh rất khó nắm bắt và có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào cho nên các nền kinh tế luôn tỏ ra cẩn trọng khi thực thi các biện pháp phục hồi. Đợt dịch thứ hai, thứ ba đã giáng thêm "đòn chí tử” lên nỗ lực tái hoạt động, nhất là của khối kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia cũng phải gánh chịu những thiệt hại to lớn. Khi các nền kinh tế ở “hạ lưu chuỗi giá trị”- nơi đảm nhiệm phân khúc gia công, lắp ráp, sản xuất bị ngưng trệ, nhiều chuỗi cung ứng do các công ty đa quốc gia nắm giữ bị gián đoạn, đứt gãy.

Tuy nhiên, đại dịch cũng mở ra những cơ hội mới cho từng nền kinh tế. Nhiều quốc gia nhận thấy việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng, mở rộng thương mại đa phương, giảm sự phụ thuộc vào một thị trường là vô cùng quan trọng. Mặt khác, bảo hộ thương mại có thể cản trở quá trình luân chuyển sản phẩm trung gian, làm suy yếu các mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và chỉ cần một sự biến động như dịch bệnh Covid-19 cũng có thể khiến hoạt động kinh tế và thương mại bị tổn nghiêm trọng. Sự thay đổi nhận thức này có thể dẫn tới những cải cách kinh tế toàn cầu quan trọng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 870 tác động của dịch COVID 19 tới chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư đất thăng long (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w