Hạn chế của Công ty

Một phần của tài liệu 870 tác động của dịch COVID 19 tới chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư đất thăng long (Trang 87 - 90)

7. Kết cấu khóa luận

2.4.2. Hạn chế của Công ty

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thay đổi chiến lược kinh do dịch bệnh thì Thăng Long Land vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:

-Chiến lược kinh doanh của Thăng Long Land chưa rõ ràng, chi tiết, cụ thể. Công ty không truyền tải một cách rộng rãi đến toàn thể nhân viên về CLKD của Thăng Long Land. Điển hình như: Công ty thay đổi chiến lược kinh doanh nhưng không phổ biến đến toàn thể nhân viên mà chỉ triển khai đến trưởng các bộ phận. Như vậy nhân viên sẽ không hiểu được đường lối chiến lược của công ty mình đang theo đuổi là gì dẫn đến không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình được.

-Trong việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, Thăng Long chỉ mới thực hiện việc thu thập kết quả số liệu của các cơ quan, chưa trực tiếp nghiên cứu lấy số liệu cụ thể như đợt dịch Covid 19 xảy ra lần đầu tiên vào đầu năm 2020, lúc ấy, lãnh đạo công ty đã không phân công bộ phận nghiên cứu ảnh hưởng, tác động của dịch Covid đến quá trình kinh doanh của doanh

nghiệp,hoàn toàn bị động trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh khi đó. Dan đến hàng loạt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải ngừng, nhân viên không có việc làm, thu nhập bị giảm. Trước tình hình đó, Công ty chỉ thay đổi phương án kinh doanh qua những tài liệu, số liệu, thông tin từ báo đài, cơ quan chức năng nên lượng thông tin sẽ bị trễ hơn so với các doanh nghiệp khác chủ động trước diễn biến của dịch bệnh. Dan đến khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp khác của Thăng Long Land bị giảm. Hơn nữa khả năng phân tích của Thăng Long Land về yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là dịch Covid 19 còn yếu kém, chưa có bộ phộ chuyên nghiên cứu thị trường. Trách nhiệm bị đùn đẩy từ bộ phận này sang bộ phận khác dẫn đến kết quả không cao. Nếu công ty bị thụ động trong sự thay đổi của dịch Covid 19 cũng như các yếu tố khác thì sẽ ảnh hưởng nặng nề đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí có thể là phá sản.

- Việc Thăng Long Land xây dựng và phân tích, đánh giá qua các ma trận cũng còn có một vài nhược điểm. Dù ma trận SWOT là một trong những mô hình

để xây dựng CLKD rất phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Thế

nhưng, mô

hình này thiên về định tính hơn là định lượng, kết quả đánh giá chỉ mang tính chất

tham khảo, chưa phản ánh hết được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến doanh

nghiệp. Do thiếu thông tin và phiếu đánh giá mang tính chủ quan nên hai mô hình

IFE và EFE đạt chất lượng chưa cao. Vì vậy, công ty chưa thể chuẩn bị các biện

pháp thích ứng đối với sự thay đổi của môi trường cũng như chưa tận dụng hết

những cơ hội mà MT đem lại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các phương án chiến

lược được lựa chọn trên kinh nghiệm của ban lãnh đạo nên độ chính xác của

các lựa

chọn này là không cao.

- Chiến lược dự phòng của Công ty để thích nghi với những thay đổi đột xuất 68

viên, chưa thay đổi chiến lược doanh nghiệp làm cho kết quả kinh doanh quý I/2020 của công ty giảm so với quý I/2019.

- Khi bị thụ động bởi dịch Covid 19 thì một số bộ phận nhân viên đã xin nghỉ làm vì công việc hiện tại không đủ nuôi sống bản thân và người nhà. Khi ấy, Thăng

Long Land chưa quan tâm đến bộ phận nhân viên khi dịch bệnh xảy ra mà chỉ quan

tâm đến việc làm thế nào để cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty

không quan tâm đến mong muốn, nguyện vọng của nhân viên xem hiện tại

khi dịch

bệnh xảy ra thì trong quá trình làm việc hay bán hàng họ gặp khó khăn gì cần giải

quyết, thay đổi. Ví dụ như việc bán hàng trực tiếp của nhân viên tại đại lý bán hàng

trực tiếp ở những dự án và sảnh công ty đều gặp khó khăn do giãn cách xã

hội hay

dịch diễn biến phức tạp nên người dân ngại và hạn chế ra đường khi không cần

thiết. Tình trạng không bán được hàng kéo dài, công ty không quan tâm đến khó

khăn của nhân viên nên nhiều nhân viên buộc phải nghỉ làm để tìm việc khác

duy trì

cuộc sống.

-Công ty chưa phát triển mạnh các kênh Online bán hàng của mình. Dịch bệnh vẫn đang là một bài toán chưa có lời giải, đã nhiều lần Chính phủ ra quyết định giãn cách xã hội. Nên việc phát triển các bán hàng qua các kênh Online là rất quan trọng và cần thiết. BĐS là một sản phẩm rất đặc biệt vì là một tài sản lớn, chính vì vậy không thể giao dịch hoàn toàn qua online mà các kênh online này chỉ giúp giảm một số bước giao dịch và tránh tập trung đông người.

- Bộ phận chăm sóc khách hàng của Công ty chưa thật sự nhiệt tình và làm việc kém chất lượng. Trong quá trình kinh doanh bán những dịch vụ và sản phẩm

buổi học nên nhân viên không tiếp thu và hiểu hết được vấn đề dẫn đến kỹ năng không được nâng cao, trái lại vì các khóa học này dưới hình thức bắt buộc vì vậy nhân viên đi học với tâm trạng chán nản, uể oải sau một ngày dài làm việc dẫn đến khả năng tiếp thu kém, các khóa học không hiệu quả.

- Chưa có hệ thống cập nhật tình trạng các sản phẩm trong giỏ hàng hóa. Thứ hai của mỗi tuần thì mỗi trưởng nhóm đều gửi bảng hàng cho nhóm mình, để nhân viên biết được thông tin sản phẩm và giá sản phẩm hiện tại để chào bán tới khách hàng. Thế nhưng vì Công ty chưa thiết kế hệ thống bán hàng dành riêng cho bộ phận bán hàng, hệ thống này khi mỗi nhân viên bán được sản phẩm A hay sản phẩm B đều sẽ phải tích trên hệ thống là đã bán để các nhân viên biết được số sản phẩm hàng hóa còn bán của doanh nghiệp để chào bán khách hàng tiếp theo, tránh mất thời gian và uy tín của doanh nghiệp. Vì nhiều khi, không biết sản phẩm kia đã bán mà vẫn chào khách hàng, đến lúc khách hàng thiện chí mua mà không có thì sẽ mất thời gian và khách hàng nghĩ nhân viên bán hàng tư vấn hàng hóa ảo, không có thật.

Một phần của tài liệu 870 tác động của dịch COVID 19 tới chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư đất thăng long (Trang 87 - 90)