7. Kết cấu khóa luận
1.6.2. Tác động của Covid19 tới xã hội
Dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra hàng loạt vụ phá sản ở mỗi quốc gia, cũng như trên toàn cầu; kéo theo đó là việc giảm tổng cầu xã hội và gia tăng nạn thất nghiệp, gây áp lực mạnh đến công tác bảo đảm an sinh, thu nhập, việc làm theo cả quy mô quốc gia và quốc tế. Trong bối cảnh đó, nhiều nước đã tung ra các gói cứu trợ trị giá hàng tỷ USD để giúp doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn trước măt...
Theo Báo cáo đánh giá sơ bộ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Covid-19 và thế giới việc làm: Tác động và giải pháp”, cuộc khủng hoảng kinh tế và lao động do dịch Covid-19 gây ra có thể làm tăng thêm 25 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu, so với số lượng người thất nghiệp sẵn có là 188 triệu trong năm 2019. Hàng triệu người lao động sẽ phải rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, giảm giờ làm và tiền lương, và rớt xuống dưới chuẩn nghèo. Nhóm lao động tự làm ở các nước đang phát triển, vốn thường là tấm đệm giúp làm nhẹ bớt độ xung của những tác động do những thay đổi đột ngột mang lại, thì lần này sẽ không còn tác dụng vì những hạn chế di chuyển đối với con người và hàng hóa. Giảm số lượng việc làm đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập lớn cho người lao động.
Còn tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2020, số liệu ước tính toàn cầu mới của ILO cho thấy tổng số giờ làm việc sẽ giảm 6,7% trong quý II năm 2020, tương đương với 195 triệu lao động làm việc toàn thời gian. Tình trạng mất việc làm và giảm số giờ làm việc phần lớn sẽ diễn ra trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. ILO ước tính rằng 1,25 tỷ lao động, chiếm 38% lực lượng lao động toàn cầu, đang làm việc trong các lĩnh vực hiện phải đối diện với sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng và có nguy cơ cao phải sa thải lực lượng lao động. Các lĩnh vực chính bị ảnh hưởng bao gồm thương mại bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống, và sản xuất. Đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất lại có tỷ lệ cao người lao động làm các công việc phi chính thức và người lao động ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế và an sinh xã hội. Nếu không có các biện pháp chính sách phù hợp, người lao động có nguy cơ cao sẽ rơi vào cảnh nghèo đói
và phải đối diện với những thách thức lớn hơn để có được sinh kế trong giai đoạn phục hồi.