Những vấn đề còn tồn tại kiểm toán khoản mục Chiphí trả trước trong kiểm

Một phần của tài liệu 731 kiểm toán khoản mục chi phí trả trước tại công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC (Trang 69 - 72)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.3 Những vấn đề còn tồn tại kiểm toán khoản mục Chiphí trả trước trong kiểm

ATC

Ngoài những ưu điểm kể trên, quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán

khoản mục CPTT nói riêng tại Công ty ATC vẫn còn những tồn tại hạn chế sau:

2.3.3.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

a. Tìm hiểu thông tin các chung về khách hàng:

Việc đề nghị khách hàng chuẩn bị tài liệu cho cuộc kiểm toán còn nhiều hạn chế: Thông thường, trước khi bắt đầu mỗi cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán bao

gồm: thời gian diễn ra cuộc kiểm toán, các tài liệu/chứng từ cần chuẩn bị... sẽ được KTV gửi tới đơn vị khách hàng từ trước. Từ đó, khách hàng có thể chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, tạo điều kiện cho nhóm kiểm toán làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp KTV chưa kịp gửi bản yêu cầu này tới đơn vị được kiểm toán hoặc gửi quá muộn, dẫn tới việc khi KTV tới làm việc mà kế toán vẫn chưa kết xuất được các sổ tổng hợp, sổ chi tiết, chưa cung cấp được đầy đủ chứng từ cần thiết. Không chỉ vậy, đôi khi cũng có một số khách hàng tỏ ra không hợp tác với các yêu cầu của KTV. Do vậy, thời gian trong của một cuộc kiểm toán bị rút ngắn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm toán.

Công tác tìm hiểu thông tin về khách hàng trước khi chấp nhận kiểm toán đã được thực hiện nhưng chưa đủ chi tiết: Trước khi chấp nhận khách hàng, công ty ATC thường tìm hiểu trước về đơn vị khách hàng trên các khía cạnh chủ yếu thuộc môi trường vi mô như quy mô khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chính, nhân sự, chính sách kế toán tại doanh nghiệp... Tuy nhiên, các khía cạnh về môi trường vĩ mô như môi trường kinh doanh, hành lang pháp lí liên quan tới hoạt động kinh doanh, đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường. có thể tác động đến công việc kế toán nói chung và việc hạch toán CPTT nói riêng vẫn chưa được để tâm. Chuẩn mực kiểm toán 315 - “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” có viết: “Để đạt được việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu KTV phải có tìm hiểu về đơn vị kiểm toán và môi trường của đơn vị kiểm toán.” Việc bỏ qua những thông tin này trong bước nghiên cứu ban đầu về đơn vị có thể khiến công tác xác định các rủi ro khi thực hiện kiểm toán chưa thật sự chính xác. Việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng đôi lúc còn hạn chế dẫn tới không thực hiện đúng theo chuẩn mực, nguyên tắc kế toán.

b. Thực hiện phân tích khoản mục CPTT:

Việc đánh giá sơ bộ đối với khoản mục CPTT tương đối khái quát, chỉ so sánh giữa 2 niên độ liên kề nhau, về số tuyệt đối và tương đối, chưa so sánh khái quát chung với các công ty có cùng quy mô trong cùng ngành nghề kinh doanh và thực trạng nền kinh tế trong năm.

c. Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục CPTT:

Quy trình đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng còn ít được thực hiện kỹ lưỡng: Đối với ATC, lượng khách hàng chủ yếu vẫn là khách hàng truyền thống đã được công ty kiểm toán qua nhiều niên độ. Dựa trên sự quen thuộc đối với doanh nghiệp được kiểm toán, việc đánh giá hệ thống KSNB đôi khi chưa được các KTV tại Công ty ATC thực hiện đầy đủ.

Ngoài ra, công ty cũng đã thiết kế và hướng dẫn một quy trình khá chi tiết về việc đánh giá KSNB của khách hàng. Ở từng khoản mục đều có một bảng câu hỏi được thể hiện dưới dạng câu trả lời Có/Không về các vấn đề KSNB đối với khoản mục này. Tuy nhiên, các câu hỏi đóng như vậy cũng làm hạn chế các vấn đề tìm hiểu được và chưa bao quát được hết tất cả các doanh nghiệp, mỗi khách hàng đều có đặc điểm riêng về lĩnh vực hoạt động, cách thức tổ chức,...

d. Đánh giá trọng yếu và rủi ro:

ATC sử dụng phương pháp sử dụng phưong pháp xác định mức trọng yếu tổng thể chung cho tất cả các khoản mục. Ngoài ra, công ty cũng đã quy định về mức trọng yếu thấp hon cho những khoản mục mà KTV nhận thấy có rủi ro lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng mức trọng yếu thấp hon với một số khoản mục đặc biệt ít được thực hiện. Việc xác định mức trọng yếu tổng thể chung cho tất cả các khoản mục tuy dễ thực hiện nhưng đôi khi điều này dẫn đến việc đánh giá chưa phù hợp khi thực hiện kiểm toán các khoản mục có rủi ro cao.

2.3.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

a. Thực hiện khảo sát kiểm soát:

Khảo sát kiểm soát được thực hiện khi hệ thống KSNB được đánh giá ban đầu là hoạt động có hiệu lực, nhằm thu thập bằng chứng về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. Thế nhưng các cách thức cụ thể được áp dụng lại chưa thực sự đồng bộ. Chẳng hạn, phỏng vấn thường bao gồm những câu hỏi mang tính chủ quan của người phỏng vấn và hướng câu trả lời vào những điều người phỏng vấn muốn nghe. Do vậy, nếu không quan sát, đối chiếu, phân tích kỹ lưỡng có thể dẫn tới bằng chứng thu thập được không đáp ứng yêu cầu đầy đủ và tin cậy.

b. Thủ tục phân tích:

KTV thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục CPTT thường chỉ sử dụng các số liệu bên trong doanh nghiệp như: sự thay đổi giữa năm trước và năm nay, biến động giữa các quý trong năm... Việc phân tích các con số nội tại doanh nghiệp không chỉ ra được biến động chung của ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh mà công ty khách hàng đang hoạt động. Điều này làm cho việc đánh giá cũng như xét đoán của KTV trong quá trình kiểm toán bị hạn chế.

c. Thủ tục kiểm tra chi tiết:

Khoản mục CPTT ở công ty XYZ bao gồm khá nhiều đối tượng CPTT khác nhau như chi phí thuê văn phòng, thuê cửa hàng, các loại máy móc sử dụng trong việc chế biến thực phẩm. Cũng vì vậy, KTV không có đủ thời gian để kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh mà sẽ sử dụng các phương pháp chọn ra các mẫu tiêu biểu để kiểm toán. Việc chọn mẫu sẽ giúp giảm khối lượng công việc của KTV, tiết kiệm thời gian mà vẫn có độ tin cậy cao. Dựa vào xét đoán nghề nghiệp, kinh nghiệm của mình cũng như hiểu biết về đơn vị khách hàng, KTV sẽ tiến hành kiểm tra các mẫu mà KTV cho rằng là bất thường, phát sinh với số tiền lớn và chứa nhiều rủi ro. Ngoài ra, KTV cũng sẽ thực hiện tính toán lại bảng phân bổ CPTT.

2.3.3.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Các cuộc kiểm toán thường được diễn ra trong thời gian khá ngắn. Đối với kiểm toán Công ty XYZ, cuộc kiểm toán chỉ được thực hiện trong 3 ngày. Việc chồng chéo nhiều cuộc kiểm toán trong mùa cao điểm khiến các thành viên trong nhóm kiểm toán không đủ thời gian để hoàn thành hồ sơ ngay khi kết thúc kiểm toán. Do đó, việc soát xét lại các giấy tờ làm việc còn chưa được thực hiện đầy đủ. Giấy tờ làm việc của khoản mục CPTT của Công ty XYZ tuy đã được soát xét nhưng thông tin về người KTV soát xét, ngày tháng thực hiện soát xét chưa được điền đẩy đủ.

Một phần của tài liệu 731 kiểm toán khoản mục chi phí trả trước tại công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w