Hoàn thiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục Chiphí trả

Một phần của tài liệu 731 kiểm toán khoản mục chi phí trả trước tại công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC (Trang 78 - 81)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.1 Hoàn thiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục Chiphí trả

toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC

Việc hoàn thiện kiểm toán khoản mục CPTT trong kiểm toán BCTC tại Công ty ATC cần tuân theo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, các đề xuất nhằm hoàn thiện về quy trình kiểm toán khoản mục

CPTT nói riêng và quy trình kiểm toán BCTC phải có tính cập nhật, phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu.

Thứ hai, các đề xuất nhằm hoàn thiện về quy trình kiểm toán khoản mục

CPTT phải dựa trên cơ sở tôn trọng chế độ tài chính, tuân thủ đúng luật kế toán, kiểm toán, chuẩn mực, chế độ kế toán, chuẩn mực kiểm toán.

Thứ ba, các đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPTT

phải chú trọng đến tính hiệu lực, hiệu quả và kinh tế của hoạt động kiểm toán.

Thứ tư, các đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPTT

phải hoàn thiện trên cơ sở tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đầy đủ, khoa học để đạt được mục tiêu kiểm toán lại vừa kinh doanh có hiệu quả.

Thứ năm, các đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục

CPTT vừa mang ý nghĩa lý luận vừa đảm bảo tính ứng dụng trong công tác kiểm toán.

Thứ sáu, các đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPTT

tại Công ty ATC phải đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện.

3.3. Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC

3.3.1 Hoàn thiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục Chi phítrả trước trả trước

a) Hoàn thiện công tác yêu cầu đơn vị khách hàng chuẩn bị các tài liệu cần thiết trước khi diễn ra mỗi kiểm toán:

Ở ATC, việc gửi yêu cầu chuẩn bị tài liệu kiểm toán sẽ được trợ lý KTV thực hiện. Khi lịch trình các cuộc kiểm toán dày đặc, các trợ lý KTV nên thường xuyên cập nhật lịch làm việc của mình mỗi tuần và dành thời gian gửi danh sách các chuẩn bị tài liệu tới đơn vị khách hàng. Đối với nhiều khách hàng thuộc các doanh nghiệp bán lẻ, các doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng chứng từ và nghiệp vụ phát sinh trong một năm rất nhiều. Neu các trợ lý KTV không gửi yêu cầu sớm, đơn vị được kiểm toán sẽ không có đủ thời gian để chuẩn bị tất cả tài liệu theo yêu cầu. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của kết quả kiểm toán khi thời gian cho một cuộc kiểm toán thường rất ngắn, chỉ khoảng từ vài ngày đến nhiều nhất là một tuần.

Không chỉ gửi yêu cầu một lần tới khách hàng, các trợ lý KTV cũng nên thường xuyên trao đổi, nhắc nhở, đốc thúc khách hàng chuẩn bị đầy đủ tài liệu trước khi tới đơn vị để thực hiện kiểm toán.

b) Hoàn thiện công tác thu thập các thông tin cơ bản ban đầu về đơn vị được kiểm toán:

Theo chuẩn mực kiểm toán 315 - “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”, có viết: “KTV phải có những hiểu biết về đơn vị kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ bao gồm: Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác, bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng; đặc điểm của đơn vị: Lĩnh vực hoạt động; Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị; Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia; Cơ cấu tổ chức; sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị; Các chính sách kế toán; Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu; Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị; Tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán; Tìm hiểu về môi trường kiểm soát của đơn vị; Phải tìm hiểu liệu đơn vị đã có một quy trình để đánh giá rủi ro; Phải tìm hiểu về hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính; Phải tìm hiểu cách thức đơn vị trao đổi thông tin về vai trò, trách nhiệm và các vấn đề quan trọng khác liên quan tới báo cáo tài chính; những hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc

kiểm toán mà theo xét đoán của kiểm toán viên là cần thiết để có thể đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và thiết kế các thủ tục kiểm toán tiếp theo đối với rủi ro đã đánh giá...”

KTV cần phải linh hoạt trong việc tiếp cận với từng khách hàng khác nhau để thu thập được những thông tin bổ sung, đảm bảo rằng không bỏ qua những thông tin quan trọng gây ảnh hưởng đến những xét đoán chuyên môn của mình và kết quả của cuộc kiểm toán. Đối với mỗi khách hàng, KTV cần chú trọng hơn vào việc tìm hiểu thông tin khách hàng. Những thông tin thu thập được phải đủ để giúp KTV hiểu và xác định được những rủi ro chính có thể xảy ra. Khi xác định được chính xác những rủi ro kiểm toán, KTV sẽ có cơ sở tốt hơn để xây dựng kế hoạch kiểm toán. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ tồn tại những rủi ro khác nhau, do đó, tùy vào đặc điểm của cuộc kiểm toán, KTV sẽ xây dựng những kế hoạch khác nhau, có thể bỏ đi một số bước không cần thiết hoặc mở rộng kiểm tra những phần mang rủi ro cao, không nhất thiết phải hoàn toàn thực hiện theo hướng dẫn quy trình kiểm toán do Ban Giám đốc Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC ban hành.

ATC cần phải đảm bảo thông tin về khách hàng được thu thập một cách đầy đủ và chi tiết trước khi tiến hành kiểm toán, phục vụ hữu hiệu cho các bước công việc tiếp theo.

c) Hoàn thiện đánh giá hệ thống KSNB tại đơn vị được kiểm toán:

Theo giáo trình Kiểm toán căn bản của Học viện Ngân hàng: “Hệ thống KSNB là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động.”

Việc đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng giúp KTV xác định thời gian diễn ra cuộc kiểm toán, các thủ tục phải thực hiện và quy mô mẫu chọn để kiểm tra. Vì vậy, việc đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán là một công việc quan trọng và cần thiết trước khi tiến hành kiểm toán. Từ những thông tin ban đầu và hiểu biết về đơn vị qua những đợt kiểm toán trước (nếu có), KTV nên tóm tắt lại thông tin về hệ thống KSNB dưới dạng bảng tường thuật, bảng câu hỏi

về hệ thống KSNB hoặc lưu đồ. Ngoài ra, mỗi năm, KTV cần xem xét và cập nhật lại hiểu biết về hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng xem có điều gì thay đổi không, đánh giá xem những thay đổi này có ảnh hưởng gì đến những rủi ro kiểm toán. Việc tìm hiểu kỹ về hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng cũng là cơ sở để KTV đưa ra những tư vấn dành cho khách hàng trong Thư quản lý.

Hiện tại, tệp khách hàng của Công ty ATC khá đông và thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Vì vậy, công ty nên tiến hành phân loại các khách hàng của mình theo đặc điểm kinh doanh và tiến hành xây dựng bảng câu hỏi riêng cho từng lĩnh vực. Đồng thời, thay vì chỉ sử dụng bảng câu hỏi đóng “Có/Không” như hiện tại, Công ty ATC nên thêm vào đó cả những câu hỏi mở nhằm thu thập được những thông tin bổ sung khác.

Một phần của tài liệu 731 kiểm toán khoản mục chi phí trả trước tại công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w