6. Kết cấu của đề tài
1.2.1 Tại giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán và có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Đối với khoản mục CPTT, lập kế hoạch kiểm toán sẽ giúp KTV thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra ý kiến xác đáng về khoản mục CPTT trên BCTC, từ đó giúp các KTV hạn chế các sai sót, nâng cao hiệu quả công việc, giữ dược uy tín của bản thân cũng như uy tín của công ty kiểm toán đối với khách hàng, đồng thời phần nào cũng sẽ giảm bớt trách nhiệm pháp lý của KTV.
Nội dung lập kế hoạch đối với CPTT gồm lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 300 - Lập kế hoạch kiểm toán BCTC, Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính, như sau:
- Trợ giúp kiểm toán viên tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán;
- Trợ giúp kiểm toán viên xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một
cách kịp thời;
- Trợ giúp kiểm toán viên tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả;
- Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp để xử lý các rủi ro dự kiến, và phân công công việc phù hợp cho từng thành viên;
- Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của nhóm;
- Hỗ trợ việc điều phối công việc do các kiểm toán viên đơn vị thành viên và chuyên gia thực hiện, khi cần thiết.
Sau khi xem xét chấp nhận khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán, Kiểm toán viên thường lập kế hoạch kiểm toán khoản mục CPTT theo các bước sau:
1.2.1.1. Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán
- Tìm hiểu thông tin về đặc điểm của doanh nghiệp (lĩnh vực kinh doanh chính, các nguyên tắc/ chuẩn mực/ chế độ kế toán được áp dụng tại đơn vị, tìm hiểu các quy định pháp lý liên quan đến ngành nghề kinh doanh của đơn vị, tìm hiểu về bộ máy tổ chức của đơn vị được kiểm toán, ...).
- Đánh giá xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Tìm hiểu về các yếu tố khách quan như ngành nghề kinh doanh của đơn vị và các khung pháp lý liên quan, tình hình chung của nền kinh tế, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, các văn bản luật điều chỉnh tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.1.2. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán đối với khoản mục Chi phí trả trước và đánh giá rủi ro kiểm soát
- Tìm hiểu về các môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, giám sát kiểm soát.
- Tìm hiểu, đánh giá hệ thống đánh giá xử lý rủi ro.
- Mô tả quy trình tập hợp, phân loại, phân bổ CPTT và các thủ tục kiểm soát trong quy trình nhằm đảm bảo quy trình có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu.
Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đối với CPTT là bước công việc quan trọng mà KTV cần thực hiện khi tiến hành kiểm toán khoản mục này không chi để xác định tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn là cơ sở để xác định phạm vị thử hiện các thử nghiệm cơ bản.
Đối với việc đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục CPTT của đơn vị, KTV tìm hiểu trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, hiểu biết về hệ thống KSNB đối với khoản mục CPTT của đơn vị
là các quy định và thủ tục kiểm soát do đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm kiểm tra, kiểm soát đối với việc: Hạch toán các khoản chi phí phát sinh vào CPTT, phân loại CPTT ngắn hạn và CPTT dài hạn, phân bổ CPTT vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Thứ hai, yêu cầu về việc tìm hiểu hệ thống KSNB là việc xem xét chính sách
phân bổ CPTT có hợp lý không, xem xét chính sách kế toán áp dụng cho việc phân bổ CPTT có nhất quán với kỳ kế toán trước không, có thay đổi nào trong chính sách kế toán trong kỳ không.
Thứ ba, tìm hiểu và đánh giá thu thập bằng chứng về hệ thống KSNB đối với
khoản mục CPTT trên các phương diện:
- Thiết kế: mô tả quy trình tập hợp, phân loại, phân bổ CPTT và các thủ tục kiểm soát trong quy trình nhằm đảm bảo quy trình có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu.
- Thực hiện: các quy định về KSNB có được thực hiện một cách nghiêm túc hay không.
Thứ tư, đánh giá về hệ thống KSNB trên 2 khía cạnh sau:
- Nhất quán và phù hợp nhằm đưa ra kết luận về việc tìm hiểu và đánh giá hệ
thống KSNB.
- Hiệu quả hay không hiệu quả nhằm đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB của đơn vị (nếu có).
1.2.1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích đánh giá sơ bộ về khoản mục Chiphí trả trước của đơn vị
- KTV sử dụng kỹ thuật phân tích dọc để so sánh, xem xét số liệu biến động chi phí trả trước năm nay so với năm ngoái, từ đó, xem xét sự biến động đó có hợp lý hay không.
- Sử dụng kỹ thuật phân tích ngang để xem xét tỷ trọng của chi phí trả trước trong năm nay đối với tổng tài sản, điều đó có hợp lý hay không.
- Mục đích thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ đối với Chi phí trả trước nhằm giúp KTV biết được chiều hướng biến động của Chi phí trả trước, từ đó xác định hướng kiểm toán đối với khoản mục này. Việc phân tích sơ bộ Chi phí trả trước được thực hiện đồng thời với phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng.
1.2.1.4. Xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin, một số liệu kế toán trong BCTC. Mức độ trọng yếu phụ thuộc tầm quan trọng của thông tin hay của sai sót đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. KTV xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC để áp dụng cho khoản mục chi phí trả trước.
Để xác định mức trọng yếu, KTV tiến hành các bước sau:
- Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu: Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng, ở đó các BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Có thể ước tính theo quy mô hoặc ước tính theo bản chất.
- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục CPTT. Việc phân bổ được thực hiện theo cả hai chiều hướng mà các sai phạm có thể diễn ra đó là tình trạng khai khống và khai thiếu. Cơ sở để tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát dựa vào kinh nghiệm của KTV và chi phí kiểm toán đối với khoản mục này.
Đánh giá rủi ro trong khoản mục CPTT:
- Xác định các rủi ro kiểm toán đối với khoản mục CPTT trên cơ sở rủi ro kiểm toán của toàn bộ BCTC và đánh giá của KTV đối với khoản mục CPTT.
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục CPTT. Trong khi đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV cần xem xét một số yếu tố sau:
(1) Bản chất công việc kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến các loại CPTT của khách hàng.
(2) Động cơ của khách hàng có liên quan đến CPTT thông qua sử dụng các ước tính kế toán đối với CPTT.
(3) Các nghiệp vụ CPTT có diễn ra thường xuyên, liên tục hay không? (4) Kết quả những lần kiểm toán trước của khoản mục CPTT.
(5) Số dư của tài khoản CPTT.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với CPTT: Là sự tồn tại những sai sót trọng yếu mà hệ thống KSNB không phát hiện và ngăn ngừa kịp thời, do hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán không hoạt động hoặc hoạt động không hệu quả dẫn tới ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Rủi ro kiểm soát đại diện cho sự đánh giá về cơ cấu KSNB của khách hàng có hiệu quả đối với việc phát hiện và ngăn ngừa các sai sót xảy ra đối với khoản mục CPTT không?
Khi tiến hành kiểm toán CPTT, để đánh giá được rủi ro kiểm toán đối với khoản mục này thì KTV cần hiểu được cơ cấu KSNB, đánh giá mức rủi ro kiểm soát và sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán.
1.2.1.5. Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán cho khoản mục chi phí trả trước được tuân theo chương trình tổng quát cho toàn bộ cuộc kiểm toán, nhưng sẽ chi tiết hơn đối với riêng khoản mục này. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục bao gồm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán áp dụng. Đây là cơ sở để KTV thực hiện công việc kiểm toán BCTC của khách hàng. Chương trình kiểm toán nếu được thiết kế phù hợp và hiệu quả sẽ giúp KTV thu được
bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp phục vụ cho việc đưa ra ý kiến của mình. Nội dung chương trình kiểm toán bao gồm:
- Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện cụ thể hóa các mục tiêu KSNB cho khoản mục được khảo sát, nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù làm giảm rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu, thiết kế các thủ tục khảo sát về KSNB.
- Thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết, trong đó:
Thủ tục phân tích dùng để đánh giá tính hợp lý chung của số dư CPTT. Trên
cơ sở đó, KTV quyết định mở rộng hay thu hẹp thủ tục kiểm tra chi tiết.
Thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết lập dựa vào đánh giá trọng yếu và rủi ro
đối với khoản mục CPTT, đánh giá rủi ro kiểm soát nhằm xác định số lượng bằng chứng cần thu thập, thiết kế, dự đoán kết quả của thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích, thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết để nhằm thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí trả trước.