8. Bố cục của nghiên cứu
2.2.1. Phỏng vấn chuyên gia
2.2.1.1. Đối tượng phỏng vấn
Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với các KTV độc lập đến từ 4 hãng kiểm toán quốc tế có qui mô lớn nhất tại Việt Nam (Big Four). Các công ty này có doanh thu năm 2018 tại Việt Nam chiếm một nửa thị phần doanh thu toàn ngành
trong khi nhân sự chiếm chưa tới 1/3. Đối tượng khách hàng của các công ty Big 4 rất phong phú, hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực SXKD khác nhau. Các hãng kiểm toán này còn có một đội ngũ KTV giàu kinh nghiệm, có trình độ và được đào tạo chuyên nghiệp. Các KTV được mời tham gia phỏng vấn chuyên sâu có kinh nghiệm làm việc trên 6 năm, giữ chức vụ Chủ nhiệm kiểm toán trở lên. Họ là những người chịu trách nhiệm chính về kết quả tổng quát của báo cáo kiểm toán, hơn nữa, đây là những người đã làm việc với nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau do phải quản lý công việc của một đội ngũ kiểm toán thông qua cấp dưới chịu trách nhiệm trực tiếp là các trưởng nhóm kiểm toán, mỗi khách thể kiểm toán lại có tính chất và đặc thù hoạt động khác nhau. Chính vì vậy, họ có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo tính khách quan, toàn diện và phù hợp của các ý kiến, quan điểm đưa ra xoay quanh các vấn đề liên quan đến việc thực hiện thủ tục KK HTK trong kiểm toán BCTC.
2.2.1.2. Thiết kế câu hỏi phỏng vấn
Nội dung các câu hỏi phỏng vấn được phát triển dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn từ các nghiên cứu trước về HTK để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến việc thực hiện thủ tục KK HTK của KTV độc lập, trong đó yêu cầu người được phỏng vấn bày tỏ quan điểm về đánh giá năng lực nhân sự kiểm toán; các vấn đề tồn đọng; nhân tố cần được phân tích khi đưa ra bàn luận về ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục KK HTK; các giải pháp dựa trên kinh nghiệm, kiến thức dày dặn của KTV và tìm hiểu quan điểm, ý kiến của họ về các hướng dẫn và CMKT ban hành liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
Cuộc phỏng vấn xoay quanh các nội dung như sau:
Câu hỏi số 1: Anh/chị đánh giá như thế nào về vai trò của thủ tục KK HTK trong kiểm toán khoản mục HTK trên BCTC?
Câu hỏi số 2: Theo quan điểm của anh/chị, những yếu tố nào được xác định là có ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục KK HTK?
Câu hỏi số 3: Có ý kiến cho rằng giá phí kiểm toán và chi phí thực hiện có tác động lớn đến việc thiết kế và vận dụng thủ tục KK HTK. Quan điểm của anh/chị về vấn đề này như thế nào?
Câu hỏi số 4: Theo quan điểm của anh/chị, trong quá trình KK HTK, những lĩnh vực, ngành nghề SXKD nào có ảnh hưởng đặc biệt đến việc thực hiện và kết quả KK HTK?
Câu hỏi số 5: Theo quan điểm của anh/chị, KTV cần lưu ý những gì trong quá trình thực hiện thủ tục KK HTK?
Câu hỏi số 6: Những hướng dẫn về thủ tục KK HTK (trong CMKT hiện hành và chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành) có đủ căn cứ và thực sự phù hợp với việc thực hiện thủ tục KK HTK hiện nay?
Câu hỏi số 7: Theo anh/chị, để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện thủ tục KK HTK, những vấn đề nào cần được thay đổi?
2.2.1.3. Thu thập và xử lý dữ liệu
Với mục đích thu thập các quan điểm đánh giá sâu sắc hơn thực trạng vận dụng thủ tục KK HTK do KTV độc lập thực hiện trong những năm qua và xác định, làm rõ các yếu tố tác động đến việc thực hiện thủ tục này, cuộc phỏng vấn được tiến hành trong vòng 1 tháng (tháng 3 năm 2020) và kết quả thu được dựa trên ý kiến của 4 KTV đã tham gia. Trong đó, có 2 KTV được tác giả phỏng vấn trực tiếp và 2 KTV còn lại được gửi thư phỏng vấn qua điện thoại (Phụ lục số 01). Kết quả phỏng vấn chuyên gia được ghi lại, tổng hợp và sắp xếp theo từng nội dung để phục vụ các mục đích của nghiên cứu.
2.2.2. Khảo sát qua phiếu điều tra
2.2.2.1. Đối tượng khảo sát
Hiện tại, theo thống kê chính thức của Bộ Tài Chính (2020), trên thị trường có 193 các DN kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán tính đến ngày 01/01/2020, trong đó tồn tại sự phân cấp đáng kể trong chất lượng kiểm toán giữa các công ty này. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Anh (2017), sự khác biệt khá lớn này chủ yếu đến từ hai lý do cơ bản là: (1) KSCL kiểm toán ngày càng
Tên nhóm
Số lượng
Tên công ty kiểm toán
Nhóm 1 4/193
Công ty TNHH ERNST & YOUNG Việt Nam Công ty TNHH DELOITTE Việt Nam
Công ty TNHH PRICEWATERHOUSECOOPERS Việt Nam Công ty TNHH KPMG
Nhóm 2 189/193 Các công ty kiểm toán còn lại
được thắt chặt và (2) điều kiện để thực hiện kiểm toán tại các đơn vị có lợi ích công chúng ngày càng được qui định khắt khe, các nguyên nhân này tạo động lực thúc đẩy việc mở rộng qui mô và chất lượng kiểm toán. Bốn CTKT lớn có thể kể đến là EY, Deloitte, PWC và KPMG còn gọi là Big 4 là những đơn vị có 100% vốn đầu tư nước ngoài với doanh thu và số lượng khách hàng lớn hơn rất nhiều so với các công ty còn lại. Theo số liệu tổng kết hoạt động của các CTKT độc lập năm 2018 dựa trên các tiêu chí: doanh thu, số lượng nhân viên, số lượng KTV có chứng chỉ hành nghề và số lượng khách hàng, nhóm công ty Big 4 có lợi nhuận cao nhất với tổng doanh thu chiếm 50,41% thị phần toàn ngành tương ứng 3.923 nghìn tỷ đồng (Sơ đồ 2.2) và có số lượng đội ngũ nhân viên và khách hàng tương đối phong phú và đa dạng.
Tổng doanh thu 2018: 7.782.514 triệu đồng
■ EY BDeloitte BPWC BKPMG B Các công ty kiểm toán khác
Sơ đồ 2.2: xếp hạng doanh thu của các Công ty kiểm toán năm 2018
(Nguồn: Theo Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - VACPA)
Big 4 là những CTKT có lịch sử lâu đời đến từ các nước có nền kinh tế phát triển cùng thương hiệu uy tín và chất lượng kiểm toán vượt trội so với các hãng kiểm toán còn lại có vốn đầu tư trong và ngoài nước với qui mô nhỏ và vừa. Chính vì những lý do trên, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả thực hiện chia nhóm các DN KT độc lập thành hai nhóm chính: Nhóm 1 - Big 4 và
Nhóm 2 - Non Big 4 (các CTKT còn lại) như sau (Bảng 2.1):
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Đối tượng được lựa chọn khảo sát là những KTV thuộc 2 nhóm công ty đã phân loại nêu trên, có kinh nghiệm kiểm toán khoản mục HTK nói chung và thực hiện thủ tục KK HTK nói riêng đối với những HTK ở nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau, họ là những người am hiểu rõ về các yếu tố tác động đến công việc chứng kiến KK HTK, vì vậy họ có hiểu biết cụ thể về các vấn đề trọng tâm của cuộc điều tra, từ đó có thể đảm bảo mức tin cậy cao của kết quả đưa ra.
Do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu và tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát hiện nay có ảnh hưởng đến việc tiếp cận trực tiếp đối tượng khảo sát nên tác giả đã thực hiện phát 70 phiếu khảo sát, trong đó có 20 bản cứng và 50 bản mềm trên nền tảng tiện ích Google Docs. Người tham gia khảo sát được liên hệ thông qua các mối quan hệ của Tác giả, bạn bè, đồng nghiệp và qua các hội nhóm kiểm toán trên các trang mạng xã hội.
2.2.2.2. Thiết kế câu hỏi khảo sát
Để đáp ứng mục tiêu và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, bảng khảo sát được phát triển dựa trên 4 phần chính như sau (Phụ lục số 02):
Phần I bao gồm các câu hỏi về thông tin chung về người tham gia khảo sát, đặc điểm của CTKT đang làm việc và số năm kinh nghiệm tham gia KK HTK của người được khảo sát.
Phần II liên quan đến các câu hỏi để đánh giá hiểu biết và ý kiến của KTV về thủ tục KK HTK. Trong phần này, các câu hỏi đề cập đến cả những vấn đề chung trong thiết kế chương trình KK HTK của các CTKT độc lập được thiết kế dưới dạng câu hỏi Yes/No question hoặc chọn câu trả lời phù hợp; và chi tiết các vấn đề cụ thể hơn trong việc thực hiện thủ tục này. Câu hỏi liên quan đến đánh giá hiệu quả thực hiện thủ tục KK HTK được kế thừa và phát triển từ nghiên cứu của Moyes (1996) vì trong nghiên cứu này tác giả đã trình bày đầy đủ, chi tiết các thủ tục liên quan đến qui trình này. Vấn đề mô tả thực trạng KK HTK, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá từ mức 1 - Không hiệu quả đến mức 5 - Rất hiệu quả.
Phần III bao gồm các câu hỏi phục vụ mục đích xác định mức độ đồng ý của KTV cũng được tác giả thiết kế định lượng theo thang đo Likert 5 mức độ (1 - Không ảnh hưởng; 5 - Rất ảnh hưởng) khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thực hiện KK HTK dựa trên thông tin thu thập được từ kết quả phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia kiểm toán.
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8 Ý nghĩa các cấp độ ảnh hưởng của các nhân tố như sau:
1.00 - 1.80: Không có ảnh hưởng 1.81 - 2.60: Ảnh hưởng thấp 2.61 - 3.40: Ảnh hưởng trung bình 3.41 - 4.20: Có ảnh hưởng 4.21 - 5.00: Rất có ảnh hưởng 2.2.2.3. Thu thập và xử lý dữ liệu
Dựa trên phương pháp nghiên cứu và các thang đo đã xây dựng, tác giả thu thập dữ liệu dựa trên các giai đoạn như sau (Sơ đồ 2.1):
Bước 1 - Thiết kế khảo sát và thử nghiệm thí điểm: Căn cứ vào việc xác định thông tin, dữ liệu phục vụ nghiên cứu và qua các cuộc đối thoại với chuyên gia với
mục đích thu thập đánh giá về các hạn chế, thiếu sót của câu hỏi khảo sát, xác định các vấn đề cần lược bỏ hoặc bổ sung. Sau khi thực hiện thí điểm, nội dung, bố cục và các mức độ của các thang đo đã được thiết kế của phiếu điều tra sẽ được sẽ được cập nhật lại;
Bước 2 - Khảo sát thực tế: Cuộc khảo sát được thực hiện trong tháng 4 năm 2020, KTV được gửi phiếu điều tra trực tiếp dưới dạng bản cứng hoặc qua thư điện tử dưới dạng bản mềm trên nền tảng Google Docs, đã có khoảng 70 phiếu khảo sát được gửi đi trong thời gian này;
Bước 3 - Thu nhập thông tin trả lời và xử lý dữ liệu: Đối với 70 phiếu khảo sát đã được phát đi, tác giả đã thu thập được 43 phản hồi (tỷ lệ 61,4%), trong đó bao gồm 32 phản hồi qua Google Docs yêu cầu người tham gia khảo sát trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi mới đủ yêu cầu ghi nhận câu trả lời do vậy không xuất hiện phiếu trả lời thiếu thông tin hoặc không có giá trị. Đối với các phiếu trả lời còn lại bằng bản cứng, nếu không đáp ứng đầy đủ thông tin, tác giả thực hiện xử lý bằng cách liên hệ trực tiếp với người được khảo sát để thu thập thêm câu trả lời cần thiết.
Ket luận Chương 2
Nội dung của chương này đề cập đến việc xác định phương pháp và trình tự nghiên cứu, hướng nghiên cứu định tính kết hợp thống kê mô tả được tác giả sử dụng để đạt được mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra. Cụ thể, với mục đích thu thập các thông tin cơ sở để xác định các vấn đề nổi bật và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thủ tục KK HTK, phương pháp nghiên cứu định tính được xây dựng và việc mô tả thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát các KTV độc lập thể hiện các quan điểm, đánh giá về tính hiệu quả và hiệu lực dựa trên các thang đo đã xây dựng. Các kết quả được phân tích sẽ chỉ ra cấp độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định qua phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia kiểm toán và việc khảo sát thực tế chứng minh mức độ tác động của càng yếu tố này đồng thời là quan điểm dưới góc độ của những người trực tiếp thực hiện thủ tục KK HTK hiện nay tại Việt Nam và sự khác biệt giữa 2 nhóm CTKT thuộc Big 4 và Non - Big 4.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN THỦ TỤC KIỂM KÊ HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM THỰC HIỆN
3.1. Ket quả nghiên cứu
3.1.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia
về vai trò và đặc điểm của thủ tục kiểm kê hàng tồn kho
Tất cả các chuyên gia kiểm toán tham gia phỏng vấn đều cho rằng công tác quản lý HTK có vai trò quan trọng nhất là đối với các DN sản xuất và đây thường là bộ phận chứa đựng rủi ro lớn: mất mát do tình trạng bảo quản, hết hàng do gián đoạn SXKD, thừa hàng,... Thêm vào đó, HTK có nhiều chủng loại, trạng thái khác nhau mang tính chất yêu cầu lưu trữ và bảo quản đa dạng, do đó đôi khi rất khó để thực hiện việc kiểm soát vật chất của loại TS này. Dưới góc độ của các chuyên gia, việc đánh giá điều kiện, tình hình và xác định giá trị HTK luôn luôn là một nhiệm vụ phức tạp và khó khăn hơn nhiều loại TS khác, có rất nhiều mặt hàng khó phân loại và định giá chẳng hạn như các linh kiện điện tử phức tạp, các công trình xây dựng dở dang, hay các tác phẩm nghệ thuật hoặc kim khí, đá quý,...
Theo kết quả tổng hợp được trong 4 cuộc phỏng vấn, việc thực hiện chứng kiến KK HTK nhằm đạt được 3 mục đích như sau:
Thứ nhất, khi tham quan thực địa kho bãi và HTK của đơn vị, KTV thực hiện kiểm tra trực tiếp hàng hóa hiện có của đơn vị để có minh chứng làm căn cứ xác định, đánh giá chính thức số lượng, chất lượng thực có của loại TS này trong điều kiện thực tế; tìm ra các khoản chênh lệnh (nếu có) giữa số liệu HTK thực tồn tại so với số liệu trên sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản HTK. Số liệu trên sổ sách kế toán được hạch toán dựa trên các tài liệu, chứng từ giao dịch, có nghĩa là số liệu này có tính chất hợp lý, hợp lệ và độ tin cậy cao. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, chênh lệch giữa các số liệu này với số lượng, chất lượng hàng hóa hiện hữu tại kho bãi của đơn vị trên thực tế vẫn có thể phát sinh, điều này xuất phát từ các nguyên nhân như sau: (1) các loại TS (nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, công cụ dụng
cụ,...) có thể bị hư hỏng, xuống cấp do tác động của môi trường; (2) thủ kho có thể mắc các sai phạm, nhầm lẫn về mặt chủng loại, thiếu chính xác về mặt số lượng khi nhập, xuất,.; (3) kế toán tính toán, ghi chép sai sót; và (4) các hành vi biển thủ, gian lận, trộm cắp. HTK được trình bày ở khoản mục TS ngắn hạn trên BCTC, thường chiếm một giá trị lớn, nếu sảy ra sai sót có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Mục tiêu phát hiện sai sót này được thực hiện qua các thủ tục quan trọng và các vấn đề cần lưu ý dựa trên quan điểm của các chuyên gia như sau:
- Xác định một số mặt hàng không thuộc đối tượng KK: KTV phải đảm bảo rằng các mặt hàng này không thuộc quyền sở hữu của DN bằng cách kiểm tra đơn
đặt hàng, hợp đồng, biên bản bàn giao của các loại hàng hóa này tại ngày khóa sổ;
- Quan sát KK: đây được coi là thủ tục quan trọng nhất, các bằng chứng thu thập được sẽ là cơ sở xác minh sự có thật của số lượng hàng hóa trên sổ sách ngoài
thực tế. Nếu HTK được đánh giá là khoản mục trọng yếu thì công tác trực
tiếp tham