Ưu điểm nổi bật và hạn chế tồn đọng

Một phần của tài liệu 633 hoàn thiện thủ tục kiểm kê hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 85)

b. Nhântố bên ngoài

3.2.1.1. Ưu điểm nổi bật và hạn chế tồn đọng

về nhân sự kiểm kê

Đối với những DN có HTK là khoản mục trọng yếu trên BCTC, tầm quan trọng của việc phát hiện gian lận và sai sót liên quan, đặc biệt là rủi ro về tính hiện hữu của hàng hóa luôn được các nhân viên kiểm toán ý thức thực hiện, kiểm toán khoản mục này thường chịu trách nhiệm trực tiếp bởi trưởng nhóm kiểm toán hoặc KTV chính phụ trách cuộc kiểm toán. Từ cuộc điều tra dưới góc độ của của KTV độc lập cho thấy một lực lượng nhân sự làm việc chuyên nghiệp, chuyên môn vững vàng, am hiểu sâu sắc và có ý thức tuân thủ chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp và môi trường hoạt động SXKD của các DN tại Việt Nam và thông lệ quốc tế đã được các công ty thuộc Nhóm 1 và một số công ty thuộc Nhóm 2 chú trọng đầu tư và phát triển.

Song, trình độ của một bộ phận nhân sự kiểm toán còn chưa tương xứng với nhu cầu hội nhập kinh tế tài chính toàn cầu. Các chuyên gia cho biết, có tồn tại hiện tượng các CTKT đặt vấn đề doanh thu, lợi nhuận lên hàng đầu mà chưa quan tâm đầu tư tuyển dụng và đào tạo nhân sự cũng như tích cực cập nhật kiến thức cho KTV, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến tính chất đặc thù và chủng loại của HTK đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Từ đó dẫn đến những lỗ hổng trong kiến thức, năng lực của KTV. Có người thâm chí còn không được đào tạo bài bản, chưa am hiểu sâu về quy trình kiểm toán HTK nhưng đã tham gia vào cuộc kiểm toán với vị trí trợ lý kiểm toán và vấn đề này cũng đã được chứng minh qua kết quả khảo sát. Qua nhận định của các chuyên gia, một hạn chế khác đáng chú ý đó là vấn đề thiếu hụt nhân lực gây khó khăn trong quá trình kiểm toán BCTC nói chung và thực hiện thủ tục KK HTK nói riêng tại các CTKT do nhiều nguyên nhân khác nhau mặc dù thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam hiện nay khá sôi động và phát triển mạnh mẽ. Thiếu sót này được cho là có tác động to lớn bởi nhân viên kiểm

toán là nhân tố trực tiếp thực hiện và thu thập bằng chứng kiểm toán trong quá trình KK.

về việc lựa chọn áp dụng các phương pháp, kỹ thuật trong kiểm kê

Kết quả phỏng vấn và điều tra đã chứng minh khi xác định sự tồn tại và đánh giá điều kiện của HTK, quy trình KK được các chủ thể kiểm toán xây dựng khá đầy đủ, chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ: nếu thời gian KK sớm hơn ngày trên BCĐKT, KTV được yêu cầu thực hiện các thủ tục tịnh tiến số liệu để bổ sung bằng chứng đáng tin cậy về tính hợp lý và có thật của hàng hóa trên BCTC. Từ vấn đề này cho thấy KTV có sự thận trọng và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp cao. Ngoài ra, các chuyên gia có nhận định sau mỗi mùa kiểm toán, các kỹ thuật trong KK được tích cực đánh giá, bổ sung và cải tiến. Như trước đây, do phạm vi của cuộc kiểm toán kinh phí thực hiện hạn chế hoặc khó áp dụng, nhiều CTKT đã đưa ra ý kiến ngoại trừ số dư HTK vào đầu năm và không khẳng định được tính chính xác của giá trị HTK tại ngày lập BCTC. Hiện tại, do các quy định, tài liệu pháp qui về kiểm toán ngày càng chặt chẽ và phải thỏa mãn những tiêu chí cao hơn của người sử dụng thông tin trên BCTC, tỷ lệ các ý kiến ngoại trừ đã được giảm đến mức tối thiểu.

Mặt khác, kết quả nghiên cứu về thực trạng thực hiện KK HTK tại một số DN kiểm toán tại Chương 3 đã chỉ ra các công ty về cơ bản chưa xây dựng chương trình KK cho từng nhóm HTK cụ thể. Phần lớn KTV và trợ lý kiểm toán thường thiếu hiểu biết về đặc điểm, tính chất các loại HTK, yêu cầu về điều kiện và tình hình bảo quản khác nhau gây khó khăn cho KTV khi chứng kiến KK vật chất. Mặc dù thủ tục này được thiết kế khá đầy đủ trong chương trình kiểm toán nhưng nhiều CTKT thuộc Nhóm 2 thực hiện chưa phát huy hiệu quả và chưa được vận dụng đồng bộ, khoa học. Do sự khác biệt lớn trong việc sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng, chất lượng công việc KK mà kiểm toán viên thi hành không đồng đều giữa chính các nhóm nhân viên kiểm toán của cùng một công ty, chưa kể đến sự chênh lệch giữa các công ty. Ngay cả đối với DKF, đây là một DN kiểm toán có qui mô lớn, đủ điều kiện kiểm toán DN niêm yết, nhiều năm liền kiểm toán các DN có qui mô lớn, hoạt động phức tạp nhưng vẫn gặp rủi ro trong nội dung KK HTK

(Lê Minh Châu, 2016). Ngoài ra, còn tồn tại một số trường hợp KTV không trực tiếp KK HTK vào thời điểm cuối năm làm giảm độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán.

về qui trình kiểm kê

Dựa trên kết quả khảo sát có thể đánh giá rằng hầu hết các CTKT đã áp dụng quy trình KK linh hoạt tuân thủ các chuẩn mực và được thiết kế theo quy trình KK mẫu do VACPA ban hành và đã được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của công ty và của khách hàng. Về cơ bản, quá trình này được chia thành ba giai đoạn, và mỗi giai đoạn được chia thành các bước riêng biệt và rõ ràng, giúp nhân viên kiểm toán tham gia KK nắm được bản chất và mục đích của công việc, từ đó xác định được các công việc cần hoàn thành và mức độ hoàn thành tương ứng. Thêm vào đó, các khâu của từng giai đoạn được xác định rõ ràng giúp phân chia công việc tốt hơn và tăng hiệu quả làm việc của từng KTV, đặc biệt đối với những nhân viên còn non nớt và thiếu kinh nghiệm. Đây là một trong nhân tố thiết yếu để cải thiện chất lượng kiểm toán tổng thể và chất lượng bằng chứng thu thập được trong quá trình tham gia KK HTK.

Tuy nhiên, giai đoạn chuẩn bị và tiến hành tham gia KK HTK tại các kho bãi của khách hàng là những giai đoạn tập trung chủ yếu những hạn chế trong qui trình KK HTK. Tại giai đoạn lập kế hoạch thực hiện KK, việc phân bổ nguồn lực về thời gian, chi phí, nhân sự,...; khoanh vùng các mặt hàng tồn có rủi ro cao và công tác lựa chọn các thủ tục thích hợp áp dụng trong qui trình KK của nhiều CTKT độc lập còn tồn tại nhiều vấn đề trên các khía cạnh tiêu cực. Bên cạnh đó, việc KK hàng hóa của đơn vị thường được tổ chức vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu về kiểm toán BCTC của các DN rất lớn, vì vậy lực lượng nhân viên kiểm toán có trình độ về chuyên môn và kinh nghiệm thường không được đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng. Tại thời điểm hiện nay, mục tiêu hướng đến trên hết của nhiều CTKT là có khách hàng, trong khi số lượng nhân viên không thay đổi và khối lượng công việc thường bị quá tải, gây nhiều áp lực cho KTV. Để giải quyết tình trạng này, tại các công ty Big 4 thường để nhân viên làm việc ngoài giờ trong thời gian dài và một vài CTKT thuộc Nhóm 2 cho biết họ cần phải thuê thêm cộng tác viên bên ngoài.

Thậm chí, một số CTKT bố trí một số lượng lớn viên thực tập tham gia KK do không giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng trong thời gian bùng nổ này. Do đó, rất khó để có thể đảm bảo được trình độ chuyên môn của nhân viên kiểm toán, xét đoán đúng đắn và khả năng hoài nghi nghề nghiệp, đặc biệt có những trường hợp KTV không có đủ kinh nghiệm và tính linh hoạt để giải quyết các vấn đề phức tạp có thể phát sinh trong cuộc KK.

Một phần của tài liệu 633 hoàn thiện thủ tục kiểm kê hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w