Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng thương mại điện tử củadoanh nghiệp

Một phần của tài liệu 898 xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID 19 (Trang 27 - 33)

5. Kết cấu đề tài

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng thương mại điện tử củadoanh nghiệp

nghiệp

trong thời kì COVID-19

Sự bùng phát Coronavirus (thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi COVID-19 lần đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc) lan truyền với tốc độ cực kì nhanh chóng và chỉ trong thời gian ngắn đã có hàng chục nghìn người trên thế giới bị nhiễm căn bệnh này (MphOnline, 2020). Hơn nữa, dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Virus đã ảnh hưởng đến mọi nơi trên thế giới. Các cường quốc kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Đức và nhiều quốc gia khác đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 và thế giới trong trạng thái bế tắc ở một khoảng thời gian không xác định (Abdin, 2020). Tất cả các loại sản xuất, chẳng hạn như kỹ thuật, cơ khí và công nghệ đã giảm xuống mức đáng kể, có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sâu sắc trong tương lai gần. Trước những biến động này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ GDP thực năm 2020 dự báo tăng trưởng cho hầu hết các nền kinh tế (Nee Lee, 2020).

Theo lý thuyết quyền chọn thực tế, các nhà quản lý có xu hướng trì hoãn đầu tư khi bất ổn gia tăng, điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ các dự án sinh lời (Zeng và cộng sự, 2016). COVID-19 mang lại rủi ro bên ngoài cao hơn, dẫn đến các nhà quản lý tăng lượng tiền mặt của họ trong trường hợp khẩn cấp. Cần giữ nhiều tiền hơn để tăng cường quỹ đầu tư và giảm động lực phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, dựa trên hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow, nhu cầu về sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng cấp thiết hơn nhu cầu tiếp xúc xã hội trong đại dịch, do đó nhu cầu bị thu hẹp (Hagerty và Williams, 2020). Những yếu tố này dẫn đến sự sụt giảm doanh thu và cuối cùng là sự suy giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Năng suất của công ty và doanh thu giảm mạnh do việc thực hiện các biện pháp, điều này chắc chắn dẫn đến sự suy giảm hiệu quả hoạt động.

Ngay cả khi bản chất COVID-19 là một vấn đề về sức khỏe, một số doanh nhân phải tiếp tục kinh doanh bởi vì họ không thể ngừng tiêu thụ các nhu yếu phẩm trong thời gian như thế này. Cuộc khủng hoảng có thể trở nên sâu sắc hơn thậm chí xa hơn nếu việc cung cấp các sản phẩm thiết yếu bị ngừng lại. Do đó, khi kinh

doanh tại thời điểm xảy ra đại dịch, một số kế hoạch chiến lược phải được xem xét (Abdin, 2020). Nghiên cứu của Alexseev và cộng sự (2020) đưa ra con số 59,2% doanh nghiệp lựa chọn thay đổi phương thức kinh doanh thông thường sang kinh doanh trực tuyến nhằm hạn chế sự lây lan của virus, đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trong bối cảnh đại dịch.

Nhưng hậu quả khôn lường của đại dịch là một trong những nguyên nhân chính tạo động lực giúp doanh nghiệp thay đổi và tiếp cận TMĐT. Nghiên cứu của Fraser (2020) chỉ ra rằng, một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm các hãng hàng không, giải trí. Các quán bar và nhà hàng cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng bên cạnh đó, doanh số của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm giao tiếp trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua sắm trực tuyến đang chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng có. Theo thống kê từ Adobe Analytics (2020) thương mại điện tử đã tăng tổng thể với 25%.

Vậy xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp chịu tác động bởi những yếu tố nào? Doanh nghiệp phản ứng ra sao trước những tác động đó?

Do tình hình phức tạp của dịch bệnh, một số quốc gia đang bắt đầu đưa công dân của họ vào hình thức khóa cửa để làm chậm sự lây lan của virus. Các biện pháp này bao gồm kiểm dịch quốc gia, đóng cửa trường học và nơi làm việc, các doanh nghiệp không được ưu tiên thì đóng cửa sản xuất (Kaplan và cộng sự, 2020). Trước sự biến động đó, yếu tố trước tiên ảnh hưởng rõ rệt nhất tới việc chuyển đổi thương mại điện tử của doanh nghiệp đó là việc doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa. Oven (2020) cho rằng đại dịch COVID-19 bùng phát đã buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, dẫn đến sự gián đoạn thương mại chưa từng có ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp. Vì sự thắt chặt này mà các doanh nghiệp trực tiếp phải chuyển sang sử dụng thương mại điện tử.

Doanh số là yếu tố thứ hai thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng thương mại điện tử. Các nghiên cứu được thực hiện ở những nước như Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy rằng doanh thu của các công ty vừa và nhỏ đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất như một phần hiệu ứng COVID-19. Do đó dẫn tới các đợt sa thải, đóng cửa công ty tạm thời hoặc lâu dài (Beine và cộng sự, 2020; Bartik và cộng sự, 2020). Doanh

nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh thì bắt buộc họ phải tiếp cận hay phát triển hình thức kinh doanh online vì nhìn chung các biện pháp ngăn chặn của chính phủ ở hầu hết các thành phố chỉ tác động nhỏ đến thương mại điện tử với mức giảm doanh số từ 5% - 20% (Han, 2020). Nghiên cứu của Timbi và cộng sự (2021) chỉ ra việc đóng cửa tạm thời của doanh nghiệp do đại dịch, chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ sự thích ứng của sản xuất hoặc dịch vụ, sự giảm đáng kể doanh số do đại dịch dẫn tới sự phát triển của kinh doanh trực tuyến.

Bên cạnh đó khi một doanh nghiệp tạm thời đóng cửa trong một tuần, điều này có thể dẫn đến việc giảm quy mô lực lượng lao động xuống 11,63 người. Sự giảm bớt hoạt động của một số lĩnh vực nhất định do COVID-19 dẫn đến thất nghiệp vì một các công ty đã phải giải phóng số lượng đáng kể nhân viên của họ để vượt qua khủng hoảng này (Ouedraogo và cộng sự, 2020). Do đó, thời gian đóng cửa tạm thời càng dài, công ty sẽ càng giảm số lượng nhân viên của mình để tập trung cho hình thức kinh doanh online. Kết quả nghiên cứu của Hecker (2001) chỉ ra các hoạt động thương mại điện tử nói chung kích thích nhu cầu việc làm của người lao động tham gia vào hệ thống thương mại điện tử, tổ chức và thiết kế trang web. Trên thực tế, trong giai đoạn khủng hoảng sức khỏe này, khi doanh số bán hàng trực tuyến tăng 1%, khi đó số lượng nhân viên bị dư thừa hoặc bị sa thải sẽ giảm 1,58. Do đó, đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe này, các doanh nghiệp có xu hướng phát triển của kinh doanh trực tuyến để hạn chế khả năng sa thải một số nhân viên của công ty. Bucheim và cộng sự (2020) xem xét các phản ứng tiềm ẩn của nhà quản lý đối với cuộc khủng hoảng COVID-19 về việc làm: làm việc tại nhà, giảm giờ làm và sa thải. Các ước tính chỉ ra rằng các công ty lớn hơn có nhiều khả năng thực hiện một trong hai chiến lược giảm thiểu: giảm giờ làm hoặc làm việc tại nhà. Trong khi đó, công ty đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi cuộc khủng hoảng, nhiều khả năng sẽ giảm giờ làm hoặc sa thải nhân viên trong các bộ phận. Do đó, có thể thấy được rằng, sự ảnh hưởng từ vấn đề giảm giờ lao động hay số lượng nhân viên tác động đến quyết định hình thức kinh doanh của doanh nghiệp.

Bất kì các chiến lược kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng chịu tác động bởi quy luật cung cầu trên thị trường. Thực tế, một số công ty lớn trên thế giới chịu những rủi ro nghiêm trọng như gián đoạn sản xuất, không có khách hàng tới cửa

hàng và thậm chí là không thấy nhu cầu của khách hàng về sản phẩm (Eavis, 2020). Nhiều công ty ngày nay lo lắng rằng các biện pháp được đưa ra để ngăn chặn COVID-19, chẳng hạn như những hạn chế đối với các hoạt động kinh tế và sự di chuyển của người dân, đang cản trở việc cung cấp các bộ phận quan trọng từ các nhà sản xuất Trung Quốc, do đó sẽ dẫn đến giảm sản lượng của họ (UNCTAD, 2020). Tựu chung lại, những ảnh hưởng từ việc thiếu nhu cầu về sản phẩm hay giảm sản lượng cung ứng trên thị trường của các doanh nghiệp đều được đánh giá là có ảnh hưởng đến việc tăng cường sử dụng TMĐT.

Bên cạnh những yếu tố đã đề cập trên, giảm khả năng thanh khoản là vấn đề nhiều doanh nghiệp gặp phải, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ nhất, họ phụ thuộc đáng kể vào đòn bẩy tài chính với nhiều khoản nợ từ các ngân hàng, tổ chức trung gian hoặc những người hỗ trợ tài chính khác (Gourinchas và cộng sự, 2020). Do đó, dưới tác động của đại dịch COVID-19, vấn đề tài chính trở nên tồi tệ hơn và sự phát triển của các DNVVN thường bị cản trở bởi yếu tố này. Hậu quả dẫn tới việc không thể phục vụ khách hàng, trả lương cho nhân viên và tuân thủ cam kết với nhà cung cấp (Syriopoulos, 2020). Quan trọng hơn, hoạt động của các DNVVN phải chịu gián đoạn bên cầu và bên cung (Juergensen và cộng sự, 2020). Nghiên cứu của Alekseev và cộng sự (2020) cung cấp những con số chi tiết về tài chính liên quan đến khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp. Theo đó, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán hóa đơn (31,3%), tiền thuê nhà (24,9%), tiền lương (24,1%) và nghĩa vụ nợ (23,0%). Khoảng 42% doanh nghiệp cho biết có nhiều hơn dòng tiền ra nhiều hơn dòng tiền vào trong tháng trước và 78,2% doanh nghiệp lo ngại về dòng tiền trong 3 tháng tới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường dựa vào sự tương tác trực tiếp giữa người với người để vận hành thì gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thanh toán các hóa đơn và khả năng trả nợ chính là mối bận tâm lớn nhất với các doanh nghiệp lớn. Điều quan trọng là khi điều kiện tài chính trở nên xấu đi do thiếu khả năng tiếp cận vốn hoặc luồng tiền mặt bị âm, dẫn đến sự giảm giá chung của sản phẩm và giảm doanh thu của doanh nghiệp. Hơn nữa, Eavis (2020) cũng cho rằng một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vì các nhà đầu tư của họ e ngại việc cho vay tiền khi dịch bệnh bùng phát. Đó là một trong những lý do doanh nghiệp chậm trễ trong việc trả nợ và giảm khả năng thanh

khoản. Việc gián đoạn sản xuất hay giảm khả năng thanh khoản tác động đến xu hướng sử dụng thướng mại điện tử của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Famiglietti và Leibovici (2020) cũng cho rằng: “Thực tế, ngay cả những công ty tương tự về khả năng tiếp cận tài chính, cơ cấu nợ và quản lý tính thanh khoản có thể dẫn đến hiện tượng dễ bị tổn thương cho họ hơn trong các tình huống không điển hình của chu kỳ kinh tế, so với các kịch bản tương tự của cuộc đại suy thoái. Từ đó, doanh nghiệp cần phải tiếp cận phương thức kinh doanh đem lại dòng tiền ổn định tránh bị tác động từ các yếu tố bên ngoài”

Các khoản hỗ trợ từ chính phủ cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Awiagah và cộng sự (2016) chỉ ra rằng sự hỗ trợ của chính phủ có tác động trực tiếp đến ý định sử dụng thương mại điện tử. Sự hỗ trợ của quản lý và ảnh hưởng của các điều kiện cho phép và quy định cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích việc áp dụng thương mại điện tử của DNVVN ở Ghana. Các chính phủ có thể là hậu thuẫn vứng chắc để giảm thiểu và khắc phục các khoản lỗ của doanh nghiệp (Beck, 2020), đóng vai trò là người chi trả cuối cùng (Saez và Zucman, 2020) áp dụng các khoản bảo hiểm xã hội và trợ cấp như một giải pháp giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch (Chetty và cộng sự, 2020), hoặc hỗ trợ rút ngắn khoảng cách sự khác biệt nền kinh tế trước và sau đại dịch (Hassleret và cộng sự, 2020). Hỗ trợ của chính phủ đề cập đến hỗ trợ được cung cấp bởi thẩm quyền khuyến khích lan truyền các đổi mới công nghệ. Trong nghiên cứu của Salem và Nor (2020), hỗ trợ của chính phủ biểu thị sự hỗ trợ được cung cấp bởi cơ quan có thẩm quyền để khuyến khích việc áp dụng thương mại điện tử. Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng hỗ trợ chính phủ là cần thiết để lan truyền các đổi mới công nghệ ở một số quốc gia, chẳng hạn như thương mại điện tử. Chau và Jim (2002) quy định rằng việc truyền bá và áp dụng đổi mới công nghệ, chẳng hạn như thương mại điện tử, có nhu cầu đầu vào mạnh mẽ và khuyến khích của chính phủ. Tương tự, Dimitrova và Chen (2006) nhận thấy rằng để người tiêu dùng phát triển sự quan tâm đến áp dụng đổi mới công nghệ, phải có một số cam kết hỗ trợ của chính phủ trong đó. Tan và Teo (2000) tuyên bố rằng chính phủ có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ, tùy thuộc vào mức độ hỗ trợ cung cấp. Như vậy, sự hỗ trợ của chính phủ

có thể can thiệp và có vai trò lãnh đạo trong việc truyền bá một sự đổi mới của doanh nghiệp như thương mai điện tử. Các đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính bao gồm việc cung cấp các khoản hỗ trợ để trả lương (ʌlstadsæter và cộng sự, 2020), nhu cầu về “helicopter money1” (Cukierman, 2020), hạn chế các khoản thanh toán không tự nguyện của tổ chức tài chính (Beck và cộng sự, 2020), vốn chủ sở hữu - như điều chỉnh dòng tiền (Boot và cộng sự, 2020), hỗ trợ thanh khoản cho các công ty thiếu tiền mặt (Brunnermeier và cộng sự, 2020), các khoản vay sáng suốt (Brunnermeier và Krishnamurthy, 2020) và bảo toàn vốn ngân hàng (Acharya và Steffen, 2020) ). Theo Bhatti và cộng sự (2020), việc cung cấp tích cực các khoản cứu trợ cá nhân cho công dân của bất kỳ quốc gia nào thông qua mua sắm trực tuyến giúp họ tự cách ly và có thể làm giảm sự lây nhiễm virus, rút ngắn thời kỳ khủng hoảng và giảm phát sinh các nguồn lực tốn kém. Kết quả nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ phổ biến nhất của chính phủ dành cho các doanh nghiệp giúp họ vượt qua cuộc khủng hoảng là trợ cấp tiền lương, tiếp cận các khoản vay mới hoặc bảo lãnh tín dụng và hoãn thuế. Sau đó, tác giả đặt câu hỏi cho các doanh nghiệp rằng trong những chính sách phổ biến nhất thì chính sách nào hỗ trợ họ vượt qua đại dịch một cách tốt nhất. Kết quả được đưa ra là trợ cấp lương (42,7%), bảo lãnh tiếp cận các khoản vay (41,1%), hoãn thuế (33,7%), hoãn thời hạn trả nợ (29,3%), hoãn tiền thuê nhà (29,1%), trợ cấp tiện ích (26,0%). Khi doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, họ thường có xu hướng phát triển mạnh mẽ TMĐT hơn việc kinh doanh thông thường do kinh doanh online thì ít bị hạn chế hơn.

Vì chủ đề về sự bùng phát COVID-19 vẫn còn đang tồn tại, nên hiện tại vẫn còn thiếu các nghiên cứu về nó và mối quan hệ của nó với các công ty thương mại điện tử. Những gì cho đến nay được biết về chủ đề này là nó ảnh hưởng đến hầu hết các loại hình công ty bằng cách nào đó và nó đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và quốc gia. Các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trước và sau dich bệnh là khác nhau. Trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy chưa có bài nghiên cứu chỉ rõ các nhân tố tác động đến thương mại 1Tiền trực thăng (tiếng Anh: Helicopter Money) một chính sách tài khóa mở rộng được thực hiện bằng cách gia tăng cung tiền được thực hiện bằng cách in một lượng tiền lớn và phân phối cho công chúng để kích thích nền kinh tế.

điện tử doanh nghiệp. Vậy nên nhánh thứ 1 của bài nghiên cứu này sẽ tập trung chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp gia tăng hoặc phát triển TMĐT trong bối cảnh này.

Một phần của tài liệu 898 xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID 19 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w