5. Kết cấu đề tài
3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm, kênh bán hàng tránh những tác động từ chính
thắt thặt (đóng cửa, ngừng sản xuất sản phẩm)
Thứ nhất, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình các loại hình kinh doanh phù hợp tùy vào nguồn lực và tài chính của họ. Bên cạnh đó, phương thức mà doanh nghiệp sử dụng cũng cần linh hoạt và nên đầu tư hơn vào kinh doanh trực tuyến để tránh trường hợp bị buộc đóng cửa khiến họ khong thể kinh doanh ngoại tuyến như trong bối cảnh COVID-19 này. Trên thị trường có rất nhiều kênh bán hàng như: website, facebook, zalo,... Bên cạnh đó, kênh bán hàng được ưa chuộng và có lượng giao dich lớn trên thế giới đó là các sàn TMĐT như: Shopee, Lazada, Tiki,.. Nếu đủ khả năng thì doanh nghiệp nên phát triển đa kênh để quảng bá sản phẩm, nâng cao hiệu suất và tăng lượt tương tác, mức độ nhận diện của khách hàng với sản phẩm. Khi khách hàng ngày càng có xu hướng đòi hỏi cao về sự trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ thì việc đa dạng hóa kênh bán hàng chắc chắn sẽ được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, việc sử dụng nhiều kênh bán hàng từ các doanh nghiệp CNTT giúp quản lý các đơn hàng, quản lý kho một cách hiệu quả hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa năng suất mà còn cắt giảm được chi phí vận hành và quản lý.
Thứ hai, trong bối cảnh COVID-19, các doanh nghiệp cho ra mắt hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ mới. Việc áp dụng các biện pháp thắt chặt từ chính phủ khiến một số sản phẩm bị ngừng kinh doanh, thậm chí ngừng sản xuất. Nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt hàng được ưa chuộng và tăng lượng mua đáng kể. Đứng trước những biến động khó lường như vậy, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm và nghiên cứu đa dạng các sản phẩm, trong đó nên có các sản phẩm ổn định và cần thiết trong cuộc sống.