Kiểm soát thời hạn và khối lượng khoản vay, đồng thời nỗ lực tiếp cận

Một phần của tài liệu 898 xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID 19 (Trang 68 - 69)

5. Kết cấu đề tài

3.2.4. Kiểm soát thời hạn và khối lượng khoản vay, đồng thời nỗ lực tiếp cận

hỗ trợ

từ chính phủ

Nhìn chung, tài chính các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng ở mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh luôn đi kèm với việc tìm kiếm nguồn vốn vay để đầu tư. Tại thời điểm khó khăn này, điều trước hết doanh nghiệp cần quan tâm đó là kiểm soát được khối lượng các khoản vay và nắm chắc thời gian đáo hạn của các khoản nợ tránh những rắc rồi từ việc thanh khoản bởi khi doanh nghiệp càng giảm khả năng thanh khoản, doanh thu của họ cũng có xu hướng giảm theo. Vì vậy nếu doanh nghiệp không kiểm soát tốt các yếu tố này thì rất dễ, doanh nghiệp sẽ tự đẩy mình vào hoàn cảnh là không thể tiếp cận thêm được nguồn vốn chính thức từ chính phủ, ngân hàng, vay ưu đãi từ bạn bè; người thân... phải tìm đến những tổ chức tín dụng có lãi suất cao và câu chuyện mất khả năng thanh toán, vỡ nợ là điều có thể xảy ra.

Có thể nói, trợ cấp từ chính phủ là cánh tay đắc lực giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh nhanh chóng các hoạt động nhằm phục hồi kinh tế, giảm sự phụ thuộc với

những thay đổi từ môi trường, nhà cung ứng nguyên vật liệu,... Để sử dụng hiệu quả hơn nguồn trợ cấp này, trước hết doanh nghiệp cần đánh giá chính xác nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất doanh nghiệp và các nguồn lực khác có thể khai thác được để tiếp cận với thị trường mới. Hơn nữa, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và dần thay thế con người nhưng còn là vấn đề hạn chế do chi phí tiếp cận cao, do vậy khi được hỗ trợ từ Chính phủ bản thân doanh nghiệp cần xem xét đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ để cải tiến dây chuyền, sản phẩm để đạt giá trị kinh tế cao hơn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động, tìm cách thức ứng và vượt qua. Theo ông Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp không phải Chính phủ bơm ra bao nhiêu tiền cứu họ, mà cởi bỏ được nút thắt, điểm nghẽn nào trong cơ cấu kinh tế, quản lý doanh nghiệp. Miễn, giảm thuế hay cơ cấu lại nợ vay là cần thiết, nhưng cho doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa tức thời, không thể giải tỏa hết khó khăn.

Thực tế, các tác động giúp đỡ doanh nghiệp chỉ là sự trợ giúp bề ngoài, tuy cần thiết và đem lại hiệu quả tăng doanh thu nhưng chỉ là giải pháp trong ngắn hạn. Theo đó, các doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN muốn phục hồi được nền kinh tế của mình thì phải chủ động đề ra các chiến lược kinh doanh, đa dạng hóa phương thức kinh doanh, tìm kiếm những nguồn cung đa kênh, khai thác những thị trường mới. Khi bản thân doanh nghiệp năm được sự chủ động, nhạy bén trong đối phó những rủi ro từ môi trường bên ngoài thì sẽ cắt giảm đáng kể những chi phí phát sinh, thiệt hại không đáng có trong bất cứu trường hợp nào, đồng thời đây là nhân tố đòn bẩy giúp cho những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ trở nên hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu 898 xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID 19 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w