Mô tả số liệu

Một phần của tài liệu 898 xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID 19 (Trang 42 - 46)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1. Mô tả số liệu

2.2.1.1. Mô tả thống kê các biến

Bài nghiên cứu này sử dụng số liệu theo khảo sát của đơn vị Phân tích doanh nghiệp thuộc Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) được thực hiện vào tháng 6 năm 2020. Cuộc khảo sát thực hiện một cách liên tục để khảo sát doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ngân hàng thế giới (ES) nhằm phân tích tác động của đại dịch COVID-19 tới doanh nghiệp ở 38 quốc gia3. Trong đó, 8 quốc gia thuộc SSA và 30 quốc gia ở khu vực khác. Các quốc gia này được lựa chọn theo ES và được khảo sát thường xuyên thời gian gần đây. Những khảo sát ngắn được thực hiên nhằm liên kết tất cả các mẫu được thu thập theo ES và được thiết kế với mục đích cung cấp nhanh chóng thông tin về sự tác động và những điều chỉnh mà COVID-19 mang lại cho khu vực doanh nghiệp.

Biến phụ thuộc: Online

Biến phụ thuộc là Online bằng 1 nếu doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hoặc tăng cường sử dụng giao dịch hoạt động kinh doanh online.

Biến kiểm soát: COVID19

COVID19 là một tập hợp các biến kiểm soát phản ánh đặc trưng của doanh nghiệp trong thời kỳ COVID-19, bao gồm:

3Danh sách các quốc gia có khảo sát này có thể được tìm thấy tại đây:

https://www.enterdomainsurveys.org/vi/covid-19

- Temclose là biến giả, nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp đóng cửa tạm thời và bằng 0 nếu không phải;

- Disproduct là biến giả, nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp dừng sản xuất một sản phẩm và bằng 0 nếu không phải;

- DecreaseDemand/DecreaseSupply là biến giả, nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp giảm nhu cầu/cung ứng và bằng 0 nếu không phải;

- DecreaseSale bằng 1 nếu doanh nghiệp bị giảm doanh số;

- Decreasetotalhour bằng 1 nếu doanh nghiệp cắt giảm tổng số giờ lao động;

Decreaseworker bằng 1 nếu doanh nghiệp cắt giảm lao động; - DecreaseLiquid bằng 1 nếu doanh nghiệp giảm thanh khoản;

- ReceiveGovAssistance bằng 1 nếu doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ và bằng 0 nếu không phải.

Bảng 2.1 so sánh tình hình giữa doanh nghiệp kinh doanh online và không kinh doanh online theo các biến đặc trưng của COVID-19.

DecreaseDemand 10,50 0,52 3,04 0,67

DecreaseSupply 10,50 0,45 3,04 0,62

IncreaseOnline 10,50 0,00 3,04 1,00

DecreaseSale 10,50 0,56 3,04 0,72

DecreaseLiquid 10,50 0,53 3,04 0,71

ReceivedGovAssistanc

Temclose (tỷ lệ phần trăm trạng thái đóng cửa doanh nghiệp): Temclose có

giá trị trung bình là 0,30 khi doanh nghiệp không sử dụng hình thức kinh doanh online. Trong khi đó, hơn nửa doanh nghiệp (0,52%) rơi vào trạng thái đóng cửa thì có xu hướng kinh doanh theo hình thức này.

Disproduct (tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp dừng sản xuất 1 sản phẩm): Theo mô tả của Bảng 2.1, Disproduct có giá trị trung bình là 0,005 nếu như doanh nghiệp không sử dụng hình thức kinh doanh online và 0,01 doanh nghiệp dừng kinh doanh sản phẩm sẽ kinh doanh trực tuyến.

DecreaseDemand (tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp giảm nhu cầu) có giá trị 0,52 nếu là doanh nghiệp kinh doanh ngoại tuyến và 0,67% nếu họ kinh doanh online.

DecreaseSupply (tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp giảm cung ứng) cho thấy khi doanh nghiệp không phụ thuộc vào kinh doanh trực tuyến thì hệ số này thấp hơn (0,45%) trong khi doanh nghiệp có tác động của thương mại điện tử thì nhận giá trị 0,62.

DecreaseSale (tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp giảm doanh số): Theo thống kê mô tả cho thấy, những doanh nghiệp có tỷ lệ phần trăm doanh số thấp hơn (0,52%) thường sẽ không kinh doanh online và những doanh nghiệp bị tác động tiêu cực lớn tới doanh số (0,71%) thì có xu hướng sử dụng hình thức kinh doanh qua mạng Internet để khắc phục tình trạng này.

Decreasetotalhour (tỷ suất phần trăm doanh nghiệp cắt giảm số giờ lao dộng): Với những doanh nghiệp kinh doanh thông thường, họ ít có xu hướng cắt giảm giờ lao động, điều này thể hiện ở giá trị trung bình là 0.36. Ngược lại, việc kinh doanh online khiến doanh nghiệp hạn chế việc tập trung sản xuất, kinh doanh

VARIABLES Full sample Online SMEs Online Large-sized firms Online Temclose 0,247*** 0,302*** 0,115

trực tiếp tại doanh nghiệp. Do đó, khả năng cắt giảm giờ lao động là lớn hơn (0,51%) nhằm mục đích giảm chi phí.

Decreaseworker (tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cắt giảm lao động) nhận giá trị 0,21 nếu là doanh nghiệp kinh doanh thông thường và 0.26 nếu doanh nghiệp kinh doanh online.

DecreaseLiquid (tỷ lệ phần trăm giảm khả năng thanh khoản của doanh nghiệp) Kết quả ước lượng cho thấy, khi doanh nghiệp kinh doanh truyền thống khả năng thanh khoản là 0,53% nhưng khi khả năng giảm thanh khoản lớn lên (0,71%) thì doanh nghiệp sử dụng hình thức kinh doanh online.

ReceiveGovAssistance (tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ chính phủ) Kết quả cho thấy, việc nhận được trợ cấp từ chính phủ không khác biệt đáng kể giữa hai loại hình kinh doanh. Trong đó, nếu doanh nghiệp kinh doanh online thì nhận giá trị 0,27 và còn lại là 0,25.

Nhìn chung, các chỉ số thường lớn hơn khi doanh nghiệp kinh doanh online vì các nhân tố này là yếu tố chính tác động đến xu hướng hoặc tăng cường sử dụng TMĐT của doanh nghiệp. Tỷ lệ phần trăm càng lớn thì mức độ tác động càng cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu 898 xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID 19 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w