Phân tích tác động của sử dụng thương mại điện tử tới hiệu quả tài chính của

Một phần của tài liệu 898 xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID 19 (Trang 56 - 63)

5. Kết cấu đề tài

2.4. Phân tích tác động của sử dụng thương mại điện tử tới hiệu quả tài chính của

việc nhận trợ cấp từ chính phủ như một cánh tay đắc lực giúp công ty thay đổi, khai thác cơ hội phát triển TMĐT.

Trong những loại hình trợ cấp thì việc chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khoản tín dụng mới có tác động đáng kể hơn các loại hình khác. Điều này có thể giải thích bởi nguồn hỗ trợ tín dụng từ chính phủ là nguồn tín dụng chính thức, thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khó tiếp cận hơn với những nguồn này mà có xu hướng tiếp cận tín dụng phi chính thức nhiều hơn bởi những khắt khe về thủ tục, đòi hỏi cao về năng lực doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp được tiếp cận nguồn tín dụng chính thức mới do chính phủ đứng ra hỗ trợ sẽ có thể tiếp cận nguồn vốn cần thiết ngay lập tức mà không chịu sức ép như tín dụng phi chính thức. Đồng thời, khi tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức mới giúp cho doanh nghiệp tạo lập được mối quan hệ cho những hoạt động tương lai. Những khoản trợ cấp còn lại không tác động lớn như biến NewCredit do bị giới hạn bởi nhiều yếu tố như khối lượng khoản vay

(Cashtransfer), không đáp ứng được tức thời nhu cầu về tiền (DeferralPayment, FiscalRelief). Với những doanh nghiệp sa thải nhân sự nhằm cắt giảm chi phí thì trợ cấp tiền lương không đáng kể so với được tiếp cận nguồn tín dụng mới.

2.4. Phân tích tác động của sử dụng thương mại điện tử tới hiệu quả tài tài

chính của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19

Mô hình nghiên cứu được chỉ định như sau:

I n C r e as e S al e ij = β0 + β1O n I in e ij + β2c O VID 1 9 ij + Vj + εij (2) Trong đó I n C r e a s e S a l e nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu

Temclose -0,00977 (0,0696) Disproduct 0,126 (0,331) DecreaseDemand -0,584*** (0,114) DecreaseSupply 0,0705 (0,0965) Export 0,0478 (0,0552) Decreasetotalhour 0,145*

Decreaseworker 0,213*** (0,0740) DecreaseLiquid -0,124* (0,0715) ReceivedGovAssistance 0,340*** (0,0659) Constant -0,602*** (0,211) Observations 5,393 Pseudo R2 0,102

Trong dấu ngoặc đơn là độ lệch chuẩn vững

thể, khi doanh nghiệp tăng cường việc sử dụng thương mại điện tử lên 1%, doanh thu của họ cũng tăng 7,46%. Các nghiên cứu của Ghandour và Woodford (2020), Subramani và Walden (2001), Oven và cộng sự (2020) và một số nghiên cứu khác cũng chung quan điểm này. Một ví dụ là thương hiệu quần áo Peacebird, hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ là bán lẻ ngoại tuyến tại các trung tâm mua sắm lớn (ChinaSSPP.com, 2020b). Trong thời kỳ khủng hoảng, một số cửa hàng ngoại tuyến của hãng này buộc phải tạm ngừng kinh doanh do giảm nhu cầu của người tiêu dùng ngoại tuyến (Zhou, 2020). Dựa trên những phán đoán và hiểu biết nhanh nhạy về nhu cầu, công ty nhanh chóng tổ chức lại và cấu hình hàng tồn kho của các cửa

hàng đóng cửa, chuyển nhân viên cửa hàng ngoại tuyến cho các nhóm kinh doanh trực tuyến, cung cấp cho nhân viên trực tuyến được nắm mục tiêu đào tạo kiến thức tiếp thị (ChinaSSPP.com, 2020a). Cuối cùng, với sự trợ giúp của thương mại điện các nền tảng truyền thông xã hội để tiếp cận người tiêu dùng, Peacebird đã hoàn thiện một kênh chuyển đổi một cách thành công, đồng thời sống sót sau cuộc khủng hoảng (Zhou, 2020).

Hệ số biến DecreaseDemand tác động âm tới IncreaseSale với giá trị 0,584 và có nghĩa thống kê ở mức 1%. Ngay cả khi kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp vẫn cần nỗ lực hết sức để đối phó với các vấn đề liên quan đến nhu cầu. Dich bệnh không chỉ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, các cá nhân cũng không ngoại lệ, giảm nhu cầu mua sắm là hệ quả của thực trạng nền kinh tế. Khi cầu giảm cũng tương đương với việc doanh thu của doanh nghiệp giảm dẫn tới biến

DecreaseDemand luôn tác động ngược chiều với doanh thu.

Biến DecreaseLiquid mang dấu âm hàm ý là khi doanh nghiệp giảm khả năng thanh khoản thì doanh thu của họ cũng có xu hướng giảm. Khả năng thanh khoản thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, khi họ khó khăn trong việc hoàn trả các khoản vay, các nhà đầu tư vì vậy mà cũng e ngại việc cấp khoản tín dụng hơn với doanh nghiệp. Dich bệnh khiến doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, không tiếp cận được nguồn vốn dẫn tới việc năng suất giảm và doanh thu cũng giảm đáng kể. Trái lại với DecreaseLiquid, biến ReceivedGovAssistance tác động dương tới IncreaseSale với mức ý nghĩa thống kê 1%. Trong mọi tình huống, hỗ trợ chính phủ luôn tác động tích cực do khoản hỗ trợ này giúp doanh nghiệp phục hồi và duy trì hoạt động kinh doanh. Từ đó tạo ra được dòng tiền vào và doanh thu tăng.

Việc cắt giảm giờ lao động (DecreaseWorker) và Cắt giảm giờ làm

(DecreaseTotalhour) ảnh hưởng tích cực tới doanh thu của doanh nghiệp thương mại điện tử. Kinh doanh online có nhiều lợi ích trong đó nó rút ngắn đáng kể thời gian phát sinh như di chuyển, bày bố, sắp xếp, dọn dẹp,.. như kinh doanh tại cửa hàng. Do đó, nhằm giảm tối đa chi phí hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh online thường có xu hương cân đối lại giờ làm của nhân sự, thường là cắt giảm đi để hạn chế chi phí mà vẫn đảm bảo ổn định công việc cho nhân sự. Trường hợp những

công ty đã chuyển hướng kinh doanh online nhưng doanh thu không đáng kể hoặc không có doanh thu, họ sẽ có xu hướng cắt giảm nhân sự, ví dụ điển hình là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, ... Tùy vào tình trạng và những chiến lược trong tương lai mà doanh nghiệp sẽ có những quyết định khác nhau về việc làm. Nhưng tựu chung lại, dù là cắt giảm lao động hay giờ làm thì họ vẫn cắt giảm được chi phi nếu doanh nghiệp có thể tính toán và cân đối các yếu tố khác nữa để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh thì doanh thu cũng nhờ đó mà tăng lên.

Hecker (2001) lý giải thực tế rằng, khi một cú sốc ngoại sinh hoặc nội sinh mang lại cho công ty dẫn đến tình trạng đóng cửa tạm thời, điều này chỉ có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu ngoại tuyến của nó, còn doanh thu trực tuyến thì không vậy. Kết qủa này cũng tương đồng với nghiên cứu của Oven và cộng sự (2020), doanh nghiệp kinh doanh online thường không bận tâm nhiều đến chính sách buộc đóng cửa. Các hoạt động kinh doanh của họ vẫn diễn ra bình thường và được số hóa trên mạng Internet, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp. Điều này cho thấy việc trao đổi buôn bán của doanh nghiệp được duy trì nên không ảnh hưởng đến doanh thu.

Bảng 2.4 cũng cho thấy khi doanh nghiệp ngừng sản xuất một sản phẩm nào không ảnh hường tích cực cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập doanh nghiệp (p>0,1). Thực tế ngay từ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thương mại điện tử, sản phẩm này đã bị loại ra khỏi chu trình sản xuất kinh doanh và tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh online với mặt hàng khác. Thêm vào đó, lý do chính khiến sản phẩm không còn được sản xuất và buôn bán vì nó không còn thích hợp để kinh doanh online trong bối cảnh COVID-19 ( ví dụ như kinh doanh nhà hàng, khách sạn,..) nên việc ngừng kinh doanh sản xuất ngoại tuyến là điều bắt buộc và cần thiết. Ngừng sản xuất sản phẩm cũng kéo theo giảm cung ứng sản phẩm đó trên thị trường, điều này là tất yếu do vậy cũng không ảnh hưởng đến doanh thu.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19. Sau khi có cái nhìn tổng quan về thương mại điện tử, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng dến việc sử dụng thương mại điện tử và đánh giá tác động của chúng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời kì đại dịch.

Kết quả nghiên cứu mô hình (1) chỉ ra các biến có ảnh hưởng đến lựa chọn của doanh nghiệp bao gồm: Temclose, DisProduct, DecreaseSupply, DecreaseTotalhour, DecreaseLiquid, ReceivedGovAssistance. Hệ số tất cả các biến đều mang dấu dương và ảnh hưởng tích cực. Trong đó, nhằm kiểm soát chặt chẽ sự tác động này, tác giả sử dụng mô hình cho ra kết quả hồi quy theo từng loại trợ cấp ở bảng 2.3 Các loại trợ cấp bao gồm: Tiền mặt, trì hoãn thời hạn thanh toán tín dụng, miễn hoặc giảm tài khóa, trợ cấp tiền lương, hỗ trợ tiếp cận tín dụng mới và các khoản hỗ trợ khác đều ảnh hưởng tích cực đến việc kinh doanh online của doanh nghiệp. Nhìn chung, kết quả được đưa ra phù hợp với thực tế và đúng như kì vọng.

Sau khi tìm ra các nhân tố, tác giả tiếp tục ứng dụng mô hình OLS để đánh giá tác động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số biến Online mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Các biến ảnh hưởng tích cực còn lại bao gồm: DecreaseTotalhour, DecreaseWorker, ReceivedGocAssistance. DecreaseDemand, DecreaseLiquid tác động âm đến IncreaseSale.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ THÚC ĐẨY VIỆC SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu 898 xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID 19 (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w