Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu 898 xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID 19 (Trang 71 - 89)

5. Kết cấu đề tài

3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thương mại điện tử là thị trường đầy tiềm năng tại Việt Nam với trên 90 triệu người tiêu dùng, có mức thu nhập ngày càng tăng và sẵn sàng chi tiêu cho các mục đích thiết yếu. Cùng sự phát triển nhanh đường truyền Internet tốc độ cao giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hình thức mua sắm trực tuyến. Đây là điều kiện tốt cho phát triển thương mại điện tử (Huyền và Dung, 2016). Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020 đươc thực hiện bởi Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 là khoảng 30%. Có thể thấy, quy mô thương mại điện tử lĩnh vực bán lẻ tăng từ 4 tỷ USD trong năm 2015 lên tới 11,5 tỷ USD trong năm 2019. Dự đoán tốc độ tăng trưởng năm 2020 đạt mức trên 30% và đạt quy mô khoảng 15 tỷ USD.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc và toàn diện tới toàn bộ nền kinh tế - xã hội và thay đổi các dự tính, trong đó bao gồm cả thương mại điện tử. Thực tế, sự thay đổi của thương mại điện tử mang tính tích cực đột phá. Vào tháng 5 năm 2020, VECOM đã tiến hành một cuộc khảo sát tác động của đại dịch và đưa ra nhận định rằng dịch bệnh tác động làm thay đổi nhanh chống hành vi mua sắm của người tiêu dùng, cụ thể họ sử dụng thương mại điện tử và mua sắm nhiều hơn trước. Đặc biệt dưới chính sách thắt chặt từ chính phủ, kênh online là phương tiện duy nhất để tiếp cận được đa dạng hóa sản phẩm và dich vụ. Theo

đó, VECOM ước tính chung trong năm 2020, thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.

Có thể nói, doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng thông qua các website hiện nay đang chiếm số đông. Loại hình này có sức lan tỏa lớn, theo tính toán của Cục thương mại điện tử và Công nghệ thong tin có hơn 200.000 trong tổng số 500.000 doanh nghiệp trên cả nước có website, trong đó 80% là doanh nghiệp thương mại điện tử (Minh và Hội, 2015). Mặc dù các doanh nghiệp đã nhanh chóng thay đổi bộ máy tổ chức và hoạt động kinh doanh nhưng cần linh hoạt hơn nữa trong việc đa dạng hóa kênh bán hàng, tránh bị thụ động trước những biến động từ môi trường bên ngoài mà biểu hiện là chính sách thắt chặt từ chính phủ buộc doanh nghiệp phải đóng cửa. Bên cạnh đó, nước ta có nguồn lao động dồi dào nhưng chuyên môn chưa cao, đặc biệt là về thương mại điện tử. Do đó, trong bối cảnh đại dich, doanh nghiệp cần xem xét cân đối yếu tố việc làm, đảm bảo nguồn thu nhập cho nhân công mà vẫn ổn định được chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, bản thân các doanh nghiệp cần chủ động đào tạo cán bộ công nhân viên viên về thương mại điện tử để tối đa hóa năng suất, tránh bị sốc trước sự thay đổi dây chuyền sản xuất.

Yếu tố sản phẩm cũng cần được các doanh nghiệp chuyển đổi. Mức độ tác động của dịch bệnh tới các ngành nghề, sản phẩm khác nhau là khác nhau, ví dụ những mặt hàng tăng mức tiêu thụ trong thời điểm này là: khẩu trang, nước rửa tay, nhu yếu phẩm,.. nhưng ngược lại dịch vụ khách sạn, nhà hàng,.. lại bị tác động tiêu cực. Đứng trước hệ quả đó, bản thân các doanh nghiệp cần phải nhạy bén trong việc đa dạng hóa sản phẩm, không để nhu cầu thị trường tác động mạnh mẽ mà cần giảm thiểu sự tác động để hạn chế rủi ro và giảm doanh thu. Ví dụ với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, thay vì kinh doanh ngoại tuyến các món ăn tại cửa hàng, doanh nghiệp đó có thể chuyển đổi sang kênh kinh doanh online, mở tài khoản youtube về chế biến các món ăn nếu đầu bếp là người có tài năng độc đáo,.. Có rất nhiều cách chuyển đổi các sản phẩm dịch vụ nếu như doanh nghiệp tìm hiểu và nghiên cứu, đặc biệt thương mại điện tử sẽ là công cụ hữu ích giúp họ tăng trưởng doanh số ngay cả khi nhu cầu về sản phẩm nào đó giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, một trong những yếu đó vừa tác động đến xu hướng sử dụng thương mại điện tử, vừa tác động đến hiệu quả hoạt động phải kể đến là tình trạng thanh khoản các khoản vay của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải vấn đề này dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Để hạn chế rủi ro này, trước hết bản thân doanh nghiệp cần chủ động kiểm soát khối lượng các khoản vay và thời hạn vay, tránh tình trạng đến thời hạn đáo hạn mà không trả được nợ. Việc này không những ảnh hưởng đến quá trifh sản xuất kinh doanh mà làm xấu đi hình ảnh doanh nghiệp, đặc biệt khi họ cần tìm đến các nguồn tín dụng chính thức như ngân hàng vay tiền. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các khoản trợ cấp từ chính phủ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thương mại điện tử và cải thiện hiệu quả hoạt động. Do vậy để đối phó với những khủng hoảng về kinh tế mà dịch bệnh gây ra, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và tiếp cận nguồn tài trợ này chi trả chi phí, đầu tư vào công nghệ máy móc hiện đại để khắc phục những tổn thương vừa gánh chịu.

Có thể nói, Việt Nam chưa thực sự mạnh về phát triển máy móc công nghệ, điều này cản trở rất nhiều khiến các doanh nghiệp khó có thể tiếp cận công nghệ mới thay thế con người trong sản xuất kinh doanh. Trước mắt, để phù hợp với tình trạng kinh tế xã hội và doanh nghiệp, các nhà quản lý cần cân đối yếu tố việc làm như cắt giảm giờ hoặc cân đối lực lượng lao động chỉ giữ lại những nhân ự có chuyên môn, tay nghề không thể thay thế được, những công việc mang tính trùng lặp có thể giảm bớt số người làm để tiết kiệm chi phí đầu tư cho công nghệ thông tin phục cụ kinh doanh online.

Trước tình hình kinh tế có nhiều biến động khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và đồng hành cùng họ vượt qua giai đoạn này, chính phủ đã tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng được hưởng một số chính sách ưu đãi:

- Được tạm dừng đóng BHXH, lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn - Được xem xét miễn, giảm lãi suất ngân hàng

- Được miễn, giảm nhiều loại thuế, phí, lệ phí

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng bổ sung thêm kiến nghị các hình thức hỗ trợ cụ thể mà chính phủ có thể áp dụng: trợ cấp tiền mặt, tiền lương. Tùy theo mức độ thiệt hại mà các doanh nghiệp gặp phải, chính phủ nên dưa ra những tiêu chuẩn đánh giá thường xuyên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cùng với việc cụ thể hóa các điều kiện được hưởng trợ cấp theo từng mức độ để giúp họ có thể nắm rõ và chuẩn bị.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, nhóm tác giả chỉ ra định hướng và đề xuất nhóm các giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả sử dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19. Sau đó, ứng dụng kết quả ngiên cứu vào thực trạng sử dụng tương mại điện tử ở Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế tối đa tác động của đại dịch tới doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện đề tài, bài nghiên cứu đã cố gắng đạt được những mục tiêu cũng như kỳ vọng đã đề ra được thể hiện trong các nội dung của đề tài. Trước hết, đề tài đã xây dựng được khung lý luận về các tác động ảnh hưởng tới việc sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID- 19.

Thông qua quá trình nghiên cứu và phân tích, tác giả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thương mại điện tử của doanh ngiệp bao gồm: việc doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, ngừng sản xuất môt sản phẩm, giảm cung, giảm giờ làm, giảm thanh khoản, nhận hỗ trợ từ chính phủ có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới quyết định của doanh nghiệp. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các hình thức trợ cấp của chính phủ đều ảnh hưởng tích cực tới quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh từ ngoại tuyến sang trực tuyến.

Thương mại điện tử ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền nền kinh tế, do đó các biện pháp giúp tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp noi chung và của thương mại điện tử nói riêng là vô cùng cần thiết. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thương mại điện tử có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu doanh nghiệp. Trong đó, các biến số được đánh giá là có tác động dương tới doanh thu bao gồm: Decreasetotalhour, Decreaseworker, ReceivedGovAssistance.

Trái lại, các nhân tố tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là:

DecreaseDemand, DecreaseLiquid.

Trên cơ sở hệ thống lý luận và tình hình thực tiễn, nhóm tác giả đã đề xuất một số hệ thống giải pháp và các kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chính các DNVVN nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và sự tăng trưởng cho nền kinh tế nói chung.

Thông qua quá trình nghiên cứu và phân tích, tác giả nhận định đây là một đề tài còn mới mẻ và chưa có tài liệu nào khai thác chi tiết vấn đề này trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Hầu như các bài nghiên cứu chỉ đánh giá tác động của COVID-19 tới doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thương mại điện tử và nhận

định thương mại điện tử giúp tăng doanh số mà không chỉ ra các nhân tố tác động. Vì vậy thông qua kết quả nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn đề tài được góp phần nâng cao nhận thức của các DN, đặc biệt DNVVN trong việc sử dụng thương mại điện tử và tăng hiệu quả hoạt động của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng hết sức để thực hiện và hoàn chỉnh đề tài. Tuy nhiên tác giả rất mong nhận được những lời góp ý chân thành từ các thầy các cô để Khoá luận có thể hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh:

Alekseev, G., Amer, S., Gopal, M., Kuchler, T., Schneider, J. W., Stroebel, J., & Wernerfelt, N. (2020). The Effects of COVID-19 on US Small Businesses: Evidence from Owners, Managers, and Employees. Managers, and

Employees (September 10, 2020).

Alstadsffiter, A., Bjorkheim, J. B., Kopczuk, W., & 0kland, A. (2020). Norwegian and US policies alleviate business vulnerability due to the Covid-19 shock equally well (No. w27637). National Bureau of Economic Research.

Awa, H. O., Nwibere, B. M., & Inyang, B. J. (2010). The uptake of electronic commerce by SMEs: A Meta theoretical framework expanding the determining constructs of TAM and TOE frameworks. Journal of Global Business & Technology, 6(1).

Awiagah, R., Kang, J., & Lim, J. I. (2016). Factors affecting e-commerce adoption among SMEs in Ghana. Information Development, 32(4), 815-836.

Bakos, Y. (2001). The emerging landscape for retail e-commerce. Journal of economic perspectives, 15(1), 69-80.

Bartik, A. W., Bertrand, M., Cullen, Z. B., Glaeser, E. L., Luca, M., & Stanton, C. T. (2020). How are small businesses adjusting to COVID-19? Early evidence

from a survey (No. w26989). National Bureau of Economic Research.

Basu, P., & Raina, R. (2020). The impact covid19 pandemic is exerting on e- commerce.

Beck, T. (2020). Finance in the times of coronavirus. Economics in the Time of COVID-19, 73.

Beck, T., Mazzaferro, F., Portes, R., Quin, J., & Schett, C. (2020). Preserving capital in the financial sector to weather the storm. VoxEU. org, June, 23. Bhatti, A., Akhter, S., Qurashi, A. H., & Shaheen, M. Coronavirus affects e-

commerce globally. Journal of Xi’an Shiyou University ISSN No, 1673,

Bhatti, A., Akram, H., Basit, H. M., Khan, A. U., Raza, S. M., & Naqvi, M. B. (2020). E-commerce trends during COVID-19 Pandemic. International

Journal of Future Generation Communication and Networking, 13(2), 1449- 1452.

Boot, A. W., Carletti, E., Kotz, H. H., Krahnen, J. P., Pelizzon, L., & Subrahmanyam, M. G. (2020). Corona and financial stability 4.0: implementing a European Pandemic Equity Fund (No. 84). SAFE Policy Letter.

Brunnermeier, M., & Krishnamurthy, A. (2020). COVID-19 SME evergreening proposal: Inverted economics.

Brunnermeier, M., Landau, J. P., Pagano, M., & Reis, R. (2020). Throwing a COVID- 19 liquidity life-line. Economics for Inclusive Prosperity (Econfip).

Buchheim, L., Dovern, J., Krolage, C., & Link, S. (2020). Firm-level Expectations and Behavior in Response to the COVID-19 Crisis.

Buer, S. V., Fragapane, G. I., & Strandhagen, J. O. (2018). The data-driven process improvement cycle: Using digitalization for continuous improvement. IFAC- PapersOnLine, 51(11), 1035-1040.

Cantú, C., Cheng, G., Doerr, S., Frost, J., & Gambacorta, L. (2020). On health and privacy: technology to combat the pandemic (No. 17). Bank for International Settlements.

Chau, P. Y., & Jim, C. C. (2002). Adoption of electronic data interchange in small and medium-sized enterprises. Journal of Global Information Management (JGIM), 10(4), 61-85.

Chetty, R., Friedman, J., Hendren, N., & Stepner, M. (2020). How did covid-19 and stabilization policies affect spending and employment? a new real-time economic tracker based on private sector data. NBER working paper,

(w27431).

Cukierman, A. (2020). COVID-19, Helicopter Money & the Fiscal-Monetary Nexus.

Dimitrova, D. V., & Chen, Y. C. (2006). Profiling the adopters of e-government information and services: The influence of psychological characteristics, civic mindedness, and information channels. Social Science Computer Review, 24(2), 172-188.

Ding, W., Levine, R., Lin, C., & Xie, W. (2021). Corporate immunity to the COVID- 19 pandemic. Journal OfFinancial Economics.

Famiglietti, M., & Leibovici, F. (2020). Covid-19's Shock on Firms’ Liquidity and Bankruptcy: Evidence from the Great Recession. Available at SSRN 3587664.

Fu, M., & Shen, H. (2020). COVID-19 and corporate performance in the energy industry. Energy Research Letters, 7(1), 12967.

Gangeshwer, D. K. (2013). E-Commerce or Internet Marketing: A Business Review from Indian Context. International Journal of u- and e-Service, Science, and Technology, (6)6, pp.187-194.

Ghandour, A., & Woodford, B. J. (2020, November). COVID-19 Impact on E- Commerce in UAE. In 2020 21st International Arab Conference on Information Technology (ACIT) (pp. 1-8). IEEE.

Gourinchas, P. O. (2020). Flattening the pandemic and recession curves. Mitigating the COVID Economic Crisis: Act Fast and Do Whatever, 31, 57-62.

Gu, X., Ying, S., Zhang, W., & Tao, Y. (2020). How do firms respond to COVID- 19? First evidence from Suzhou, China. Emerging Markets Finance and Trade, 56(10), 2181-2197.

Gunasekarana, A., Marrib, H., B., McGaugheyc, R., E., Nebhwanib, M., D. (2002). E-commerce and its impact on operations management. Int. J. Production Economics, (75), pp. 185-197

Hassler, J., Krusell, P., Ravn, M., & Storesletten, K. (2020). Economic policy under the pandemic: a European perspective. VoxEU. org, July, 7.Juergensen, J., Guimón, J., & Narula, R. (2020). European SMEs amidst the COVID- 19

crisis: assessing impact and policy responses. Journal of Industrial and Business Economics, 47(3), 499-510.

Karpunina, E. K., Isaeva, E. A., Galieva, G. F., Sobolevskaya, T. G., & Rodin, A. Y. (2021). E-Commerce as a Driver of Economic Growth in Russia. Modern

Global Economic System: Evolutional Development vs. Revolutionary Leap, 198, 1622.

Khan, A., G. (2016). Electronic Commerce: A Study on Benefits and Challenges in an Emerging Economy. Global Journal of Management and Business Research: B Economics and Commerce, (16)1

L. Fruhling and L. A. Digman, “The impact of electronic commerce on the supply chain,” J. Electron. Commer. Res., vol. 17, no. 4, pp. 13-22, 2010, doi: 10.1108∕bij.2010.13117daa.001.

Laudon, K. C., & Traver, C. G. (2013). E-commerce. Boston, MA: Pearson.

Nanehkaran, Y., A. (2013). An Introduction To Electronic Commerce. International journal of scientific & technology research, (2)4, pp. 190-193.

Oven, H., & Hicintuka, M. (2020). Covid-19: How does it affect international E- commercefirms?” (Doctoral dissertation, Tesis Linnaeus University Swede). Pantelimon, F. V., Georgescu, T. M., & Posedaru, B. §. (2020). The Impact of Mobile e-Commerce on GDP: A Comparative Analysis between Romania and

Germany and how Covid-19 Influences the e-Commerce Activity Worldwide. Informatica Economica, 24(2), 27-41.

Qureshi, S., & Davis, A. (2007, January). Overcoming the digital divide through

Một phần của tài liệu 898 xu hướng sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID 19 (Trang 71 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w