5. Kết cấu của luận văn
4.4.1. Đối với NHNN Việt Nam
Thứ nhất, NHNN cần có kiến nghị với Quốc hội: nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thi hành án dân sự và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM trong việc cho vay, xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ nhanh; Nghiên cứu và ban hành Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng…
Thứ hai, NHNN cần có kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan:
- Sớm ban hành các nghị định quy định chi tiết luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của NHNN. Cụ thể: Nghị định giao cho VAMC có thực quyền trong việc mua bán nợ xấu; Nghị định quy định trách nhiệm của các cơ quan liên quan tham gia bảo đảm việc thu hồi, thu giữ, kiểm kê tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua; Nghị định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng;
- Điều hành chính sách kinh tế linh hoạt, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn:
Môi trường vĩ mô là một trong những nhân tố khách quan có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM cũng như hoạt động tín dụng. Như đã phân tích ở trên, nền kinh tế trong và ngoài nước đang trong tình trạng suy thoái, và có nhiều diễn biến bất ổn, đồng thời các chính sách vĩ mô của chính phủ còn thiếu linh hoạt, làm tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động tín dụng cũng như khó khăn trong công tác quản lý đối với NHTM.
Đồng thời, Chính phủ cần có một lộ trình giảm các biện pháp can thiệp hành chính áp đặt lên nên kinh tế, giảm các thủ tục hành chính, chuyển hướng điều hành nền kinh tế sang cơ chế thị trường, từ đó thiết lập một môi trường kinh doanh, đầu tư, minh bạch, công khai nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong nền kinh tế, đạt hiệu quả kinh tế cao trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng hợp lý.
Xét về dài hạn, Chính phủ cần ưu tiên thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế một cách toàn diện với trọng tâm là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc đầu tư công và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để xử lý dứt điểm những tồn tại, khiếm khuyết trong nền kinh tế, khôi phục lòng tin của doanh nghiệp, người dân, duy trì được trạng thái ổn định lâu dài và tăng trưởng kinh tế bền vững trong trung và dài hạn.
- Phát triển các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp;
- Bộ Tư pháp sớm ban hành Thông tư hướng dẫn về bán đấu giá khoản nợ và tài sản đảm bảo, nhằm tạo hành lang pháp lý cho VAMC;
- Tòa án Nhân dân Tối cao có hướng dẫn cho Tòa án Nhân dân các cấp tạo điều kiện cho VAMC trong việc chấp thuận nội dung hợp đồng ủy quyền khởi kiện của VAMC cho NHTM theo hình thức bên được ủy quyền là pháp nhân - NHTM.
Thứ ba, đối với NHNN Việt Nam cần:
- Xây dựng Đề án Ngân hàng Trung ương hiện đại;
- Hoàn thiện quy chế xếp hạng tín dụng nội bộ và mua bán nợ xấu; - Ban hành các nghị định quy định về việc xử lý nợ xấu qua VAMC
Để góp phần thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu qua VAMC, NHNN cần hoàn thiện và nhanh chóng ban hành các quy định liên quan đến cơ chế mua bán nợ giữa các NHTM với VAMC và giữa VAMC với các đối tác mua nợ, làm rõ quy trình thực hiện, tính chất pháp lý của giao dịch giữa các bên; cho phép/không cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua nợ, tài sản xiết nợ của các NHTM…
NHNN cần hoàn thiện khung chuẩn về xếp hạng tín dụng nội bộ để các NHTM có căn cứ, định hướng và các tiêu chuẩn để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình, định hướng theo thông lệ quốc tế. Công tác này cần phải có một lộ trình nhất định để các NHTM thúc đẩy thực hiện và tuân thủ, qua đó nâng cao chất lượng và quản lý tín dụng cho hệ thống ngân hàng.