Kinh nghiệm tăng cường quản lý của NHNN đối với các NHTM tại một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm tăng cường quản lý của NHNN đối với các NHTM tại một

địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm tăng cường quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM tại NHNN tỉnh Hải Dương

Hiện nay trong cả nước, hoạt động ngân hàng phát triển rất nhanh với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Hài Dương là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, xét về số lượng các ngân hàng thì Hải Dương là địa phương có nhiều các NHTM và phát sinh nghiệp vụ với số lượng lớn. Trong những năm qua, Hải Dương luôn là tỉnh đi đầu trong hệ thống NHNN về việc quản lý hoạt động của các NHTM một cách có hiệu quả. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin được dẫn chiếu một số kinh nghiệm về quản lý của NHNN tỉnh Hải Dương đối với hoạt động của các NHTM trên địa bàn trên. Cụ thể:

+ Định hướng chiến lược phát triển đối với hoạt động của các NHTM:Các định hướng, chiến lược, kế hoạt trong quản lý hoạt động của các NHTM luôn được NHNN tỉnh Hải Dương chủ động xây dựng, cập nhật phù hợp với định hướng chung của NHNN Việt Nam và tình hình thực tiễn tại địa phương.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách: NHNN tỉnh Hải Dương đã triển khai kịp thời các giải pháp/các văn bản mới về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trên cơ sở bám sát mục tiêu, định hướng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt nam và UBND tỉnh để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng các năm, tiếp tục tích cực tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sảm xuất kinh doanh phát triển, đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

+ Tổ chức bộ máy quản lý đố với hoạt động của các NHTM: triển khai tốt công tác cải cách hành chính nhằm đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trên các lĩnh vực: Cải cách thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách; Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008…

+ Công tác thanh tra, giám sát: nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các NHTM.

1.2.1.2. Kinh nghiệm tăng cường quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM tại TP Đà Nẵng

NHNN thành phố Đà Nẵng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam. Đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.

Xét về quy mô và hoạt động của các NHTM trên địa bàn Đà Nẵng, tác giả nhận thấy có nhiều sự tương đồng đối với địa phương Thái Nguyên. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, NHNN Thành phố Đà Nẵng đã trở thành điểm sáng trong việc tăng cường sự quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM, thể hiện ở một số nội dung sau:

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách: Đạt hiệu quả cao trong tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn (thông qua xây dựng website của ngành để truyền tải thông tin của NHNN và của ngành ngân hàng một cách nhanh chóng và rộng rãi, quan tâm, giới thiệu để các ngân hàng, doanh nghiệp, người dân hiểu rõ hơn về các chính sách về ngành ngân hàng cũng như các dịch vụ ngân hàng; hệ thống đường dây nóng do NHNN lập để giải đáp thắc mắc của người dân hoạt động có hiệu quả cao); Thiết lập kênh thông tin liên lạc hiệu quả giữa NHNN và các NHTM, từ đó, nắm bắt chính xác và nhanh nhậy tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn, xử lý kịp thời những trường hợp cấp bách trong thanh khoản, hoặc các vụ việc liên quan.

+ Tổ chức bộ máy quản lý đố với hoạt động của các NHTM: Thực hiện tốt việc giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

1.2.1.3. Chủ trương, đường lối của UBND tỉnh Thái Nguyên về tăng cường quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM trên địa bàn

Trong thời gian vừa qua, các tổ chức, cá nhân có hoạt động cho vay cầm đồ, đáo hạn ngân hàng, cho vay không thế chấp tài sản, dịch vụ tín dụng tín chấp trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng với nhiều hình thức quảng cáo như: Pano, tờ rơi treo dán ở các tường rào, cột điện, tủ điện, trục đường, khu dân cư... Việc cho vay với lãi suất cao, lãi suất nặng làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, tác động tiêu cực về an ninh, trật tự và đời sống nhân dân tại từng địa phương.

Nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hiện tượng trên, ngày 28/12/2016, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1684/UBND-KTTH về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Công an tỉnh, Sở Công thương, Cục Thuế, NHNN tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn hành vi trái pháp luật xảy ra; tăng cường kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền; đồng thời tăng cường phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin để đưa ra các giải pháp quản lý, giám sát và xử lý kịp thời.

Ngoài ra, NHNN tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường tham mưu thành lập đoàn thanh, kiểm tra liên ngành về chấp hành quy định pháp luật đối với chủ cơ sở cầm đồ, tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động ngân hàng và tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo về UBND tỉnh.

1.2.1.4. Mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ ngành ngân hàng trong thời gian tới

Trong hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2017, NHNN tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra chủ trương tăng cường công tác quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM trong thời gian tới. Đồng thời xác định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới là: “Tiếp tục kiên định điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mô khác kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD”.

NHNN tỉnh Thái Nguyên cũng đưa ra chủ trương bám sát định hướng, chỉ tiêu điều hành của NHNN Việt Nam: Tổng phương tiện thanh toán tăng 16-18%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 18% so với cuối năm 2016, tuy nhiên sẽ theo sát diễn biến của nền kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ để có thể điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mục tiêu thực hiện cụ thể trong năm 2017 như sau:

- Tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 18% có điều chỉnh theo sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam;

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trên tổng dư nợ, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh; - Các đơn vị ngân hàng thành viên phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)