5. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Mục tiêu quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM
Một là, quản lý của NHNN đối với các hoạt động NHTM trong nền kinh tế thị trường là cần thiết khách quan. Một mặt do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường gây nên; mặt khác, do NHNN là cơ quan quản lý đầu ngành đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng phát triển hoạt động NHTM nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Hai là, quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM để góp phần bảo đảm hệ thống các NHTM phát triển an toàn và lành mạnh.
Tự do hóa thương mại khiến ngành ngân hàng, tài chính phát triển một cách đa dạng và có nhiều cơ hội hơn, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Nhất là trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, nguy cơ đổ vỡ cao, việc đảm bảo sự phát triển ổn định, vững chắc của toàn hệ thống ngày càng được coi trọng. Ngành ngân hàng là ngày có tính nhạy cảm cao chỉ cần một tác động sẽ làm ảnh hưởng lớn tới ngân hàng, có thể dẫn tới nguy cơ đổ vỡ (không chỉ 1 ngân hàng mà là cả hệ thống).
Việc quản lý của NHNN thực hiện tốt chức năng của mình thông qua quá trình thanh tra, giám sát phát hiện ra những bất hợp lý để có biện pháp xử lý kịp thời, cảnh báo sớm những rủi ro có thể xảy ra sẽ giúp các NHTM hoạt động có hiệu quả hơn, tạo niềm tin, uy tín cho khách hàng. Đó chính là mục tiêu bảo đảm sự ổn định của thị trường, sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các NHTM.
Hệ thống các NHTM phát triển an toàn, lành mạnh, sẽ phát huy và nâng cao vai trò trung gian tài chính của mình trên thị trường tài chính nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung; đây là kênh quan trọng trong việc chuyển giao vốn từ những người tiết kiệm sang những người thiếu vốn có nhu cầu đầu tư SXKD. Mặt khác, hệ thống các NHTM hoạt động hiệu quả sẽ kênh truyền dẫn CSTT của NHNN, thông qua việc tài trợ vốn đầu tư cho các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ trong từng thời kỳ.
Ba là, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của NHTM.
Như đã nói ở trên, hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm cao, một sự quản lý yếu kém (ví dụ như sự thiếu đạo đức nghề nghiệp), hay một yếu tố chủ quan gây bất lợi cho khách hàng cũng có thể gây thiệt hại lớn đối với bản thân ngân hàng đó. Hơn nữa, các NHTM trong quá trình hoạt động, ngoài việc huy động cấp tín dụng, trung gian thanh toán giữa NHTM với khách hàng (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp), các NHTM còn cho vay, thanh toán lẫn nhau. Do đó giữa các NHTM có mối liên hệ và phụ thuộc nhau. Nếu một ngân hàng sụp đổ, không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến hệ thống thanh toán và hệ thống tài chính ngân hàng cả nước. Chính vì thế đòi hỏi cần có sự quản lý, giám sát của NHTW đối với hệ thống thanh toán của các NHTM cả nước, nhằm đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.
Bốn là, quản lý, giám sát của NHNN đối với hoạt động của các NHTM, nhằm bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; thúc đẩy hoạt động của các NHTM an toàn, lành mạnh; không ngừng nâng cao năng lực tài chính; đảm bảo chi trả cho mọi nhu cầu rút tiền của khách hàng (khả năng thanh khoản). Từ đó, sẽ duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các NHTM.
Năm là, ngăn chặn và kiểm soát rủi ro có thể lây lan các ngân hàng, mang tính hệ thống. Hoạt động NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu rủi ro đơn lẻ thì phạm vi ảnh hưởng của nó giới hạn trong phạm vi một ngân hàng, nhưng rủi ro mang tính hệ thống thì sẽ tác động đến toàn bộ thị trường, ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, làm suy yếu và thậm chí có thể gây ra sự sụp đổ hệ thống ngân hàng. Do đó, cần có sự ngăn chặn, kiểm soát và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, nhưng kinh doanh trong kinh vực tiền tệ, ngân hàng là lĩnh vực chứa nhiều rủi ro nhất vì nó chịu “rủi ro kép” từ 2 phía.
Quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM là chức năng thiết yếu của nhà nước đối với các ngân hàng, với mục đích chủ yếu là giúp cho ngân hàng đó hiểu và làm đúng pháp luật, phát hiện những sơ hở và sai sót so với yêu cầu quản lý
để khắc phục, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện cơ chế quản lý. Việc tăng cường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng không những bảo đảm cho sự an toàn của toàn hệ thống mà còn phục vụ lợi ích của cả cộng đồng và của toàn xã hội. Hoạt động quản lý của NHNN có hiệu quả sẽ tác động thúc đẩy quá trình phát triển của các ngân hàng một cách đều đặn, liên tục, không bị ách tắc và đạt được mực tiêu đề ra, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó nếu hoạt động quản lý của NHNN xa rời mục tiêu quản lý, kém hiệu quả thì sẽ kìm hãm sự