Môi trường kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 88 - 89)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Môi trường kinh tế vĩ mô

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên có bước đột phá. Thái Nguyên đã hoàn thành đường Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 cũ; Khởi công đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới dẫn đến tăng cường, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH và phục vụ đời sống nhân dân.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2015 là 25,2% (kế hoạch được giao là 15 %); GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 46,4 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 24,4% so với năm 2014; Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn là 365.203 tỷ đồng, bằng 140 % kế hoạch đầu năm và bằng 204,5 % so với năm 2014; Tổng thu ngân sách cân đối trên địa bàn đạt 6.800 tỷ đồng, bằng 140,8% dự toán đầu năm; và tăng 38,3% so với năm 2014….Các nhóm chỉ tiêu xã hội đạt vượt mức kế hoạch đưa ra. Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội địa phương tương đối ổn định và phát triển theo hướng tích cực góp phần tăng hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự tăng trưởng của các NHTM trên địa bàn.

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý của NHNN tới hoạt động của các NHTM. Nếu nền kinh tế vĩ mô ổn định sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM, từ đó gảm áp lực cho hoạt động quản lý và

ngược lại. Nếu nền kinh tế bất ổn sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của các NHTM, từ đó gây khó khăn cho hoạt động quản lý. Cụ thể: trong gia đoạn 2011- 2013, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động tiêu cực gây nhiều ảnh hưởng, khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Đầu ra không được bảo đảm, hàng tồn kho tăng cao, bán hàng không thu được tiền, nguồn vốn tập trung vào thị trường bất động sản mà chưa được giải phóng để sử dụng cho sản xuất… Tình trạng này gây nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp. Cùng với đó, Chính phủ đã đề ra chủ trương ưu tiên hàng đầu cho việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất. Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành quyết định số 780 và thông tư 09 quy định về việc cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng. Theo đó, các khách hàng được đánh giá là có khả năng trả nợ trong tương lai sẽ được cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ (nhóm 1). Biện pháp ứng xử này của NHNN trong tình hình nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn đã giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, tập trung nguồn vốn cho sản xuất, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng (thể hiện ở việc không phải thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản nợ của các khách hàng cơ cấu lại nợ theo quyết định 780 và thông tư 09).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)