Bài học kinh nghiệm về tăng cường quản lý của NHNN đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về tăng cường quản lý của NHNN đối với hoạt

của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Từ kết quả thực tiễn công tác quản lý của NHNN đối của hoạt động của các NHTM tại một số địa phương, từ đó tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm:

- Cần xây dựng và ban hành, và hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động của các NHTM;

- Hoạch định chiến lược phát triển, xác định các công cụ và chính sách tác động đến hoạt động NHTM;

- Tăng cường quản lý, giám sát đối với hoạt động NHTM;

- Chú trọng công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các NHTM theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế dựa trên nghiêm tắc coi trọng việc đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động của các NHTM, dự báo những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các NHTM và xây dựng phương án chủ động ứng phó, góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động của các NHTM;

- Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau để cung cấp thông tin, phản hồi, giải thích về các vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến hoạt động ngân hàng tạo sự đồng thuận trong xã hội và định hướng hoạt động của ngành ngân hàng;

- Phối hợp đồng bộ công tác quản lý giữa NHNN, các cơ quan thuộc Đảng, nhà nước sẽ tạo hiệu quả đồng bộ và góp phần đạt được mục tiêu chung của quốc gia.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Quản lý của NHNN đối với các hoạt động của các NHTM bao gồm những nội dung gì?

- Thực trạng công tác quản lý của NHNN đối với các hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ra sao?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM?

- Giải pháp nào giúp tăng cường quản lý của NHNN đối với các hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Khung nghiên cứu của luận văn

Sơ đồ 2.1: Khung nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM

Chức năng quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM

Nội dung quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM

Thực trạng quản lý của NHNN đối với hoạt động của

các NHTM trên địa bàn

Phương pháp nghiên

cứu

Khung nghiên cứu

PP thu thập thông tin Phương pháp tổng hợp thông tin Phương pháp phân tích thông tin Kết quả đạt được Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Giải pháp, kiến nghị

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để nghiên cứu. Việc thu thập thông tin thứ cấp giúp cung cấp đầy đủ chính xác và toàn diện toàn bộ hệ thống thông tin liên quan đến hoạt động quản lý của NHNN và hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Từ các số liệu này để phân tích hoạt động quản lý của NHNN đối với các hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đưa ra giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động QLNN.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Tác giả tiến hành điều tra các chỉ tiêu đánh giá nhằm đánh giá công tác quản lý của NHNN đối với các hoạt động của các NHTM trực tiếp. Phiếu điều tra là các bảng hỏi hướng đến 2 đối tượng, một là các cán bộ, công chức công tác tại NHNN, là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý; hai là các cán bộ công tác tại NHNN và các NHTM trên địa bàn. Theo đó:

- Đối tượng 1: Tác giả tiến hành điều tra 50 bảng hỏi/50 cán bộ, công chức công tác tại NHNN, chiếm tỷ lệ 100%.

- Đối tượng 2: Tác giả tiến hành điều tra 264 bảng hỏi/1264 cán bộ công tác tại NHNN và các NHTM trên địa bàn.

Công thức tính kích thước mẫu:

Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. n= N

1+ N (e)2

Ví dụ:

Tính cỡ mẫu của cuộc điều tra với:

Tổng thể là N= 1264 cán bộ công tác tại NHNN và hệ thống các NHTM trên địa bàn, độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuân là +-5%. Cỡ mẫu sẽ được tính là:

n= N = 1264 = 264 phiếu 1+ N (e)2 1+1264 (0.05)2

Phương pháp tiến hành điều tra hai đối tượng trên là bằng bảng câu hỏi. Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo 5 bậc. Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert:

Thang đánh giá Likert

Mức Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4.1 - 5.00 Tốt

4 3.50 - 4.0 Khá

3 2.51 - 3.49 Trung bình

2 1.80 - 2.50 Yếu

1 1.00 - 1.79 Kém

Từ số liệu điều tra này tác giả phân tích thực trạng công tác quản lý của NHNN đối với các hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để phục vụ nội dung nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý của NHNN đối với các hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đề tài dùng phương pháp thống kê mô tả lại số liệu hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như dư nợ, nguồn vốn, số lượng khách hàng, chất lượng nợ… trong giai đoạn 2011 đến 2015 để phục vụ nghiên cứu đề tài.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Đề tài dùng phương pháp so sánh số liệu và chỉ tiêu thực hiện qua các năm để đánh giá mức độ tăng giảm của các số liệu và chỉ tiêu đó.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

2.3.1. Chỉ tiêu đối với NHNN

- Số lượt đóng góp, xây dựng các văn bản luật, Nghị định, Thông tư của Chính phủ, các bộ, ngành và của NHNN;

- Số lượt văn bản đến liên quan đến phổ biến, chỉ đạo, điều hành hoạt động của các NHTM;

- Số lượng chi nhánh NHTM được cấp phép thành lập mới trên địa bàn; - Số lượng các phòng giao dịch của các NHTM được mở mới trên địa bàn;

- Chỉ tiêu về các kết quả thanh tra của NHNN tỉnh đối với hoạt động của các NHTM; - Số cuộc thanh tra, kiểm ra: Phản ánh số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra mà NHNN chi nhánh tỉnh đã thực hiện trong các năm.

- Số vi phạm qua thanh tra: Số vi phạm qua thanh tra thể hiện mức độ an toàn trong nghiệp vụ tại NHTM. Số vi phạm qua thanh tra càng nhiều thể hiện trình độ của cán bộ nghiệp vụ tác nghiệp đối với các nghiệp vụ tại NHTM còn yếu và chưa được chú trọng đúng mức.

- Thống kê các sai phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoạt động tín dụng; - Các kiến nghị qua thanh tra: Từ các vi phạm trong hoạt động, thanh tra NHNN sẽ có những kiến nghị phù hợp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động tín dụng của các NHTM được phát huy.

- Số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính: Số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đã nộp vào ngân sách nhà nước.

2.3.2. Chỉ tiêu đối với NHTM

Để đánh giá được hoạt động và hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh tác giả sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá bao gồm:

- Chỉ tiêu tổng tài sản có và tốc độ gia tăng tổng tài sản:

Tài sản có của NHTM là toàn bộ tài sản có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách hợp pháp. Tài sản có của NHTM bao gốm: Tiền mặt tại quỹ; Chứng từ có giá ngắn hạn; Đầu tư chứng khoán; dư nợ tín dụng; Tài sản cố định, máy móc thiết bị…

(TSC kỳ nghiên cứu- TSC kỳ gốc)

Tốc độ gia tăng tổng tài sản (%) = x 100% TSC kỳ gốc

- Chỉ tiêu tổng nguồn vốn hoạt động, dư nợ cho vay của các NHTM:

Vốn của NHM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập, hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.

Chỉ tiêu về dư nợ cho vay đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM, so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

- Nợ xấu trên tổng dư nợ:

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu dùng để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

- Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn so với tổng dư nợ:

- Lợi nhuận trước thuế: Đây là một chỉ số đánh giá về khả năng sinh lời của NHTM và được dùng để đo lường hiệu quả trong sử dụng tổng tài sản của NHTM bao gồm cả tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời.

- Tỷ trọng dư nợ theo khu vực so với tổng dư nợ: một chỉ số về chất lượng tài sản, dùng để quản lý rủi ro tín dụng do các nguy cơ đặc thù theo khu vực, quốc gia. Chỉ số này dùng để đánh giá tác động của các sự kiện bất lợi đối với hệ thống tài chính ngân hàng trong nước. Nó là thước đo về mức độ rủi ro của NHTM

(Dư nợ kỳ nghiên cứu - Dư nợ kỳ gốc)

TL tăng trưởng dư nợ (%) = x 100% Dư nợ kỳ gốc

Tổng nợ xấu

TL nợ xấu trên tổng dư nợ (%) = x 100% Tổng dư nợ

Dư nợ ngắn hạn/trung hạn/dài hạn

Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn (%) = x 100% Tổng dư nợ

(NV kỳ nghiên cứu - NV kỳ gốc)

TL tăng trưởng nguồn vốn (%) = x 100% NV kỳ gốc

- ROA (Chỉ số lợi nhuận trên tài sản):

ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của Ngân hàng.

2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM

- Mức độ kịp thời trong công tác xây dựng, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật tại NHNN tỉnh Thái Nguyên;

- Mức độ phù hợp của trong các định hướng phát triển hoạt động của các NHTM với chủ trương của nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế địa phương:

Để định hướng cho việc xây dựng và thực thi các chính sách quản lý hoạt động của các NHTM, thì điều kiện tiên quyết là NHNN cần xác định rõ ràng các mục tiêu trong quản lý hoạt động của các NHTM. Mục tiêu được xác định đúng đắn sẽ quyết định chính sách được xây dựng và thực hiện. Các mục tiêu quản lý phải được xác định rõ và quy định trong văn bản pháp luật, đây sẽ là căn cứ giúp cho việc định hướng chính sách quản lý luôn hướng đến mục tiêu đã định.

- Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các phương thức quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM: tập trung vào các công cụ chính sách mà NHNN sử dụng để thực hiện quản lý, điều tiết hoạt động các NHTM nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Các công cụ chính sách đó chính là các quyền cơ bản của NHNN đối với hoạt động của các NHTM, bao gồm : quyền cấp phép; quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát; quyền thực thi pháp luật… Các quyền trên giúp cho NHNN khi thực hiện quản lý đối với hoạt động NHTM có các thẩm quyền cần thiết trong kiểm tra, thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời và đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.

- Mức độ phù hợp trong phân công nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban chuyên môn của NHNN;

- Mức độ đáp ứng của Thanh tra, giám sát ngân hàng trong QLNN đối với hoạt động của các NHTM;

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (cá nhân tố ảnh hưởng) đến công tác quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM.

Lợi nhuận ròng

Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản= x 100% Tổng tài sản bình quân

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NHNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về NHTM và hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội với các khu vực lân cận. Ngày 01/07/1997 khi thực hiện tách tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Thái Nguyên chỉ có sự hiện diện của các NHTM nhà nước. Đến nay, hệ thống các NHTM trên địa bàn đã đa dạng về sở hữu, về loại hình khác nhau và nhiều quy mô khác nhau đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng cho hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn.

Về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành

Theo thống kê số liệu của NHNN tỉnh Thái Nguyên tính đến 31/12/2016, có 22 chi nhánh cấp 1 của các NHTM trên địa bàn tỉnh, trong đó có 7 chi nhánh NHTM nhà nước (bao gồm: 1 chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; 3 chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2 chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, 1 chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam), 14 chi nhánh NHTM cổ phần, và 1 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

Tương ứng với đó là 94 phòng giao dịch của các ngân hàng. Mặc dù số lượng phòng giao dịch tương đối lớn, nhưng các phòng giao dịch NHTM phân bổ không đều, tập trung hoạt động chủ yếu ở những địa bàn kinh tế lớn là Thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên (nơi có khu công nghiệp Yên Bình và nhà máy Sam Sung Thái Nguyên), huyện Đại Từ (nơi có Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo). Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đứng đầu với 1 chi nhánh cấp 1, 10 chi nhánh cấp 3 (tổng số 30 phòng giao dịch), tiếp đó là NHTMCP Đầu tư và phát triển Thái Nguyên với 1 chi nhánh cấp 1 và 18 phòng giao dịch, và thứ ba là Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên là 1 chi nhánh cấp 1 với 16 Phòng giao dịch.

Bảng 3.1: Số lượng các NHTM trên địa bàn đến 31/12/ 2015 Loại hình NHTM Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 NHTM Nhà nước 5 5 5 7 7 7 NHTM cổ phần 11 11 11 12 13 14 Ngân hàng nước ngoài 0 0 0 0 1 1

Tổng 16 16 16 19 21 22

Nguồn: NHNN tỉnh Thái Nguyên

Các NHTM trên địa bàn hiện nay đã từng bước được tổ chức theo mô hình quản trị hiện đại, đã tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)