Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH NN MTV TM & XNK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng định mức lao động tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu viettel​ (Trang 45)

3.1 Tổng quan về Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel

3.1.1 Thông tin chung

Tên gọi: Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Viettel Import - Export Limited Company

Tên viết tắt: VIETTELIMEX

Địa chỉ trụ sở chính: Số 01 phố Giang Văn minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Người đại diện theo pháp luật: Phạm Văn Hùng

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel Viettel

3.1.2.1 Lịch sử phát triển của Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel

Được thành lập vào tháng 04/1997, Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn viễn thông Quân Đội. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc đóng góp không nhỏ cho sự phát triển không ngừng của Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Vào tháng 6/1993, Tập đoàn viễn thông Quân Đội duyệt bước đầu hình thành hoạt động xuất nhập khẩu đầu tiên. Đến năm 1995, thành lập Công ty điện tử viễn thông Quân Đội, cùng với đó là việc đưa hoạt động xuất nhập khẩu vào trực thuộc phòng kinh doanh của Công ty điện tử viễn thông Quân Đội. Năm 1997, thành lập Phòng Xuất nhập khẩu, trực thuộc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội. Năm 1999, Công ty điện tử viễn thông Quân Đội nhận thấy sự đáp ứng nên đã quyết định thành lập trung tâm xuất nhập khẩu họat động trực thuộc Tổng Công ty. Năm 2005 Công ty viễn thông quân đội phát triển thành Tổng Công ty, các đơn vị trực thuộc phát triển thành Công ty con và trung tâm xuất nhập khẩu trở thành Công ty TNHH NN MTV TM & XNK

Viettel. Từ tháng 05/2017 đến nay, Công ty hoạt động với 4 Trung tâm, 2 Nhà máy in và 8 phòng, ban cơ sở.

3.1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Lĩnh vực sản xuất

Nhà máy in kinh doanh chính trong lĩnh vực in ấn, sản xuất bao bì và dịch vụ Datapost. Với tổng vốn đầu tư cho 2 Nhà máy in là 700 tỷ đồng, bao gồm:

Nhà máy in Viettel tại Hà Nội được xây dựng trên diện tích đất 12.000m2 tại Lô 2B2-3-2 Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Từ Liêm, Hà Nội. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2009.

Nhà máy in Viettel tại Hồ Chí Minh được xây dựng trên diện tích 17.000m2 tại khu công nghiệp Tân Phú Trung – Củ Chi – Hồ Chí Minh. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2012.

Cả 2 Nhà máy in Viettel đều được đầu tư cơ sở hạ tầng với dây chuyền máy móc hiện đại và đồng bộ được nhập khẩu từ Châu Âu được đánh giá hiện đại bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á nhập khẩu từ các hãng danh tiếng: Heidelberg, Edale, Ricoh, IBM; đáp ứng hầu hết các nhu cầu in ấn trên thị trường hiện nay.

Các dịch vụ mà Nhà máy in Viettel cung cấp bao gồm: - Thiết kế, chế bản.

- In ấn trên mọi chất liệu. - Gia công, đóng gói.

Với nền tảng tài chính vững mạnh được hỗ trợ từ Tập đoàn Viễn thông quân đội, Nhà máy in Viettel không ngừng đổi mới để luôn “đi tắt đón đầu, tiến thẳng vào công nghệ hiện đại”, cam kết đầu tư sâu về công nghệ cho những hợp tác bền vững, lâu dài.

3.1.3 Đặc điểm của mô hình tổ chức sản xuất và mô hình quản lý

3.1.3.1 Đặc điểm về mô hình tổ chức sản xuất

Nhà máy in Viettel áp dụng quản lý chất lượng trong quá trình tổ chức sản xuất, bao gồm các phân xưởng in (phân xưởng in Flexo, phân xưởng in Datapost, phân xưởng in Offset và phân xưởng gia công sau in), khu nhà điều hành, phòng Lab hiện đại, showroom giới thiệu về sản phẩm. Các phân xưởng được đầu tư hệ thống dây

chuyền máy móc hiện đại, đồng bộ, phục vụ cho thiết kế, chế bản, in ấn và gia công sau in.

Sơ đồ 3.1 Quy trình tổ chức sản xuất của Nhà máy in Viettel

* Trước in:

“Ðây là tiến trình gồm các công đoạn kỹ thuật cao cần có các thiết bị kỹ thuật hiện đại với độ chính xác và tin cậy cao, được xử lý bởi các chuyên gia am hiểu kỹ thuật chế bản in và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này”. Với dây chuyền hệ thống chế bản tự động đồng bộ do hãng Châu Âu sản xuất, được vận hành và quản lí trên các phần mềm chuyên dụng tiên tiến nhất trong công nghệ xử lí ảnh, chế bản, Nhà máy in có khả năng đáp ứng các yêu cầu thông số kỹ thuật sản xuất và chất lượng phim.

Đội ngũ thiết kế của Nhà máy in mang đến những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, gắn các giá trị thẩm mỹ với tính ứng dụng cao trong công việc. Ngoài ra, đội ngũ cũng tư vấn cho khách hàng từ khâu thiết kế để giúp khách hàng có thể tiết kiệm chi phí trong khâu in ấn và gia công thành phẩm.

* Công nghệ in:

Với hệ thống máy in Offset hiện đại nhập khẩu từ Cộng Hoà Liên Bang Đức, nhà máy in Viettel cam kết mang lại sản phẩm in đạt tiêu chuẩn in Offset quốc tế. Tại nhà máy in Viettel, tất cả các công đoạn đều tiêu chuẩn hoá: từ công đoạn chế bản, phơi bản, in thử đến công đoạn in sản lượng tạo thuận lợi phối hợp các khâu, loại bỏ

• Chế bản • Thiết kế Trước in • In Offset • In Flexo Công nghệ in • Gia công bề mặt sản phẩm

• Gia công hoàn thiện sản phẩm

tối đa từ đầu các sai sót để có chất lượng in cao ổn định. Sản phẩm in đã được các hãng sản xuất hàng tiêu dùng lớn của các nước trong khối EU, Mỹ, Nhật đánh giá cao.

Hệ thống máy in Flexo single machine line (Nguyên liệu sẽ được đưa vào phần Input và khi Output sẽ là những chiếc thẻ cào hoàn hảo) đảm bảo tuyệt đối tính bảo mật của từng thẻ cào. Áp dụng hệ thống máy in cuộn công nghệ tiên tiến nhất của Vương quốc Anh sản xuất, có khả năng in mực thông thường, in mực UV, in số nhảy, phủ màng bảo mật Hologram. Đặc biệt dây chuyền có thể in trên mọi loại chất liệu như giấy, nhựa PVC, màng PE, giấy carbon…

* Gia công sau in:

Gia công bề mặt sản phẩm in với kỹ thuật tráng phủ tiên tiến, đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu về sản phẩm in cao cấp: như làm bóng, làm mờ, phủ UV, phủ màng Hologram, cán màng Metalize, cán Calendering, …

Gia công hoàn thiện sản phẩm về định dạng theo yêu cầu của khách hàng bằng các hệ thống máy cắt, bế, bồi, gấp dán hộp tự động….

3.1.3.2 Đặc điểm về mô hình quản lý

Sơ đồ 3.2 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy In Viettel

Giám đốc Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Phòng Tổ chức lao động Phòng Tài chính

- Kế Toán Phòng Đào Tạo

Theo sơ đồ về 3.2 về mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy In Viettel, bên cạnh giám đốc và phó giám đốc làm chức năng quản lý, có 4 phòng ban có chức năng thực hiện các nhiệm vụ xương sống của Công ty là Phòng Kế hoạch - Kinh doanh, Phòng Tổ chức lao động, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Đào tạo.

Bộ máy quản lý hành chính của công ty Viettelimex bao gồm: - Ban Giám đốc (Bao gồm giám đốc và phó Giám đốc)

- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh - Phòng Tổ chức lao động - Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Đào tạo

Trong mô hình cơ cấu tổ chức trên, mỗi một vị trí có một chức năng, nhiệm vụ nhất định như sau:

 Giám đốc

Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; giám đốc công ty còn có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty. Nhân danh công ty để tiến hành ký kết các hợp đồng với đối tác, nhà đầu tư.

 Phó giám đốc

Giúp giám đốc điều hành và xử lý công việc theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc; chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

 Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc hoặc phó giám đốc (phụ trách trực tiếp) về các hoạt động đấu thầu, đấu giá các sản phẩm công ích, thanh quyết toán các công trình, đề ra kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển công ty, tổ chức giám sát, thi công các công trình dân dụng đã ký hợp đồng.

Phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc hoặc phó giám đốc (phụ trách trực tiếp) về các hoạt động tổ chức, lao động, tiền lương, tuyển dụng, đào tạo, các chế độ như: BH, an sinh, bảo hộ, an toàn vệ sinh và công tác hành chính khác liên quan đến người quản lý và người lao động trong công ty.

 Phòng tài chính-kế toán

Phụ trách các hoạt động liên quan đến kế toán như theo dõi phản ánh đầy đủ các nội dung phát sinh nghiệp vụ kế toán vào sổ sách. Kê khai và nộp thuế, tham mưu các vấn đề liên quan đến tài sản, vốn, doanh thu, lợi nhuận, phân phối lợi nhuận và sử dụng hiệu quả tài chính theo đúng quy định. Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm về công tác thanh quyết toán, báo cáo các số liệu, chỉ tiêu liên quan đến tài chính – kế toán. Theo dõi xử lý nợ, trích dự phòng và quản lý, xử lý tài sản theo đúng quy định và thẩm quyền.

 Phòng Đào tạo

Có nhiệm vụ trong công tác tổ chức lao động tuyển dụng cán bộ công nhân viên phù hợp với công việc, đưa ra các chính sách tiền lương, thưởng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của công ty trong tương lai. Phòng đào tạo chịu trách nhiệm dưới sự giám sát của ban giám đốc.

3.1.4 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy in

Xét đến kết quả thực hiện năm 2018:

- Doanh thu hoàn thành 110% kế hoạch Tập đoàn giao

- Lợi nhuận trước thuế hoàn thành 104% Kế hoạch Tập đoàn giao - Năng suất lao động trung bình là 17 triệu đồng/người/tháng - Tổng quân số đến 31/12/2018: 3.280 người

- Về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đã tổ chức các khóa đào tạo tập trung và đào tạo trực tiếp tại điểm bán, kiểm tra đánh giá định kỳ, đột xuất hàng tháng;

Xét đến báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh năm 2018:

-Doanh thu: 14.630.555 tỷ

- Theo báo cáo gần đây nhất, thu nhập bình quân người lao động năm 2018 của Nhà máy in là 12 triệu đồng/người/tháng

3.2 Phân tích hiện trạng định mức lao động trong lĩnh vực sản xuất tại Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel TNHH NN MTV TM & XNK Viettel

3.2.1 Công tác quản lý lao động của Công ty

Công tác quản lý lao động của Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel rất được coi trọng. Công tác quản lý lao động không chỉ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược kinh doanh mà còn thúc đẩy kế hoạch phát triển con người, tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động làm việc trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.

3.2.1.1 Số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động

a) Số lượng lao động

Bên cạnh nguồn vốn kinh doanh, thiết bị máy móc công nghệ, nguồn nhân lực cũng được Nhà máy in hết sức chú trọng. Để phù hợp với tình hình sản xuất, với trình độ kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến hơn, lực lượng lao động của Nhà máy in đã không ngừng được củng cố cả về chất lượng và số lượng. Do một số thay đổi trong biên chế cũng như đặc điểm kinh doanh của công ty và tính chất đặc trưng của ngành nên số lượng lao động Nhà máy in Viettel có sự dao động lên xuống tuỳ theo khối lượng công việc ở từng thời kỳ. Tính đến quý 4 năm 2018, tổng số lao động của Công ty là 216 người, trong đó có lao động nam, lao động nữ, người lao động ký hợp đồng lao động và cộng tác viên.

b) Cơ cấu lao động - Về tuổi tác:

Bảng 3.1 Thống kê số liệu về tuổi tác

Tuổi đời 23-28 29 -40 41 - 50 51 – 60 60

Số lượng (người) 34 125 48 7 2

% Tổng số lượng 16% 58% 22% 3% 1%

Lao động nam nữ phân bố đều ở các phòng ban. Lao động của công ty tương đối trẻ, tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 29-40 và 41-50. Đây là nguồn lao động chủ chốt của công ty trong thời gian tới.

- Về ngành nghề :

Bảng 3.2 Thống kê số liệu về ngành nghề

Chỉ tiêu Số lượng lao động

(người) % Tổng số lượng

I. Lao động quản lý, phục vụ 69 32%

1. Quản lý kinh tế 19 9%

2. Quản lý kỹ thuật 7 3%

3. Phục vụ, nhân viên 43 20%

II. Lao động trực tiếp sản xuất 71 33%

1. Quản lý sản xuất 19 9%

2. Lao động thủ công 52 24%

III. Cộng tác viên 76 35%

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy, lao động quản lý phục vụ chiếm 32%, lao động trực tiếp sản xuất chiếm 33%, còn lại là cộng tác viên chiếm 35%. Số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề lao động tại công ty nhìn chung phù hợp với đặc thù của công ty kinh doanh trong lĩnh vực in.

c) Chất lượng lao động

Về chất lượng lao động: Các nhân viên trong công ty chủ yếu có trình độ đại học với 70 người, chiếm 32%. Bên cạnh đó, công nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chiếm con số cũng khá lớn, lần lượt là 10%, 23% và 12%. Nhân sự chưa qua đào tạo chiếm 14% tổng số nhân viên công ty. Đây là con số khá lớn, ban lãnh đạo cần xem xét để có chính sách đào tạo hợp lý trong thời gian tới.

Bảng 3.3 Thống kê số liệu về trình độ Trình độ đào tạo Cao học Đại học Cao đẳng Trung cấp cấp CN kỹ thuật Chưa đào tạo Số lượng (người) 2 70 22 50 24 16 30 % Tổng số lượng 1% 32% 10% 23% 12% 7% 14%

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

3.2.1.2 Thời gian sử dụng lao động

Người lao động trong Công ty làm việc 8 giờ/ngày, 40 giờ trong một tuần. Do tính chất của công việc nên công ty bố trí lao động làm việc theo ca kíp phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của từng tổ chức, đơn vị d mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Cụ thể, về thời gian làm việc trong ngày:

- Đối với lao động làm việc theo giờ hành chính: Sáng làm việc từ 8h00 đến 12h00, chiều làm việc từ 13h30 đến 17h30.

- Đối với lao động làm việc theo ca kíp: Tuỳ theo nhiệm vụ và yêu cầu thực tế của công việc để phân chia ca kíp đảm bảo thời gian làm việc và hoàn thành nhiệm vụ.

Thời gian mà lao động nghỉ phép, nghỉ thai sản, lễ tết... được thực hiện tuân theo các văn bản quy định có liên quan của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội.

3.2.1.3 Máy móc, thiết bị lao động

Máy móc, thiết bị là phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất công nghiệp, bao gồm: Tài sản cố định và công cụ dụng cụ liên quan sản xuất (Chi tiết theo phụ lục luận văn). Máy móc thiết bị là cơ sở hỗ trợ rất lớn cho người lao động trong quá trình đó. Vì thế, trình độ công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu hay hiện đại, đầy đủ

hay không đầy đủ sẽ gây ảnh hưởng tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng như công tác định mức lao động.

Đối với công tác định mức lao động, máy móc thiết bị không chỉ ảnh hưởng đến năng suất lao động của người lao động mà còn ảnh hưởng tới quá trình xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng định mức lao động tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu viettel​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)