Công tác quảnlý lao động của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng định mức lao động tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu viettel​ (Trang 51 - 54)

Công tác quản lý lao động của Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel rất được coi trọng. Công tác quản lý lao động không chỉ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược kinh doanh mà còn thúc đẩy kế hoạch phát triển con người, tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động làm việc trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.

3.2.1.1 Số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động

a) Số lượng lao động

Bên cạnh nguồn vốn kinh doanh, thiết bị máy móc công nghệ, nguồn nhân lực cũng được Nhà máy in hết sức chú trọng. Để phù hợp với tình hình sản xuất, với trình độ kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến hơn, lực lượng lao động của Nhà máy in đã không ngừng được củng cố cả về chất lượng và số lượng. Do một số thay đổi trong biên chế cũng như đặc điểm kinh doanh của công ty và tính chất đặc trưng của ngành nên số lượng lao động Nhà máy in Viettel có sự dao động lên xuống tuỳ theo khối lượng công việc ở từng thời kỳ. Tính đến quý 4 năm 2018, tổng số lao động của Công ty là 216 người, trong đó có lao động nam, lao động nữ, người lao động ký hợp đồng lao động và cộng tác viên.

b) Cơ cấu lao động - Về tuổi tác:

Bảng 3.1 Thống kê số liệu về tuổi tác

Tuổi đời 23-28 29 -40 41 - 50 51 – 60 60

Số lượng (người) 34 125 48 7 2

% Tổng số lượng 16% 58% 22% 3% 1%

Lao động nam nữ phân bố đều ở các phòng ban. Lao động của công ty tương đối trẻ, tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 29-40 và 41-50. Đây là nguồn lao động chủ chốt của công ty trong thời gian tới.

- Về ngành nghề :

Bảng 3.2 Thống kê số liệu về ngành nghề

Chỉ tiêu Số lượng lao động

(người) % Tổng số lượng

I. Lao động quản lý, phục vụ 69 32%

1. Quản lý kinh tế 19 9%

2. Quản lý kỹ thuật 7 3%

3. Phục vụ, nhân viên 43 20%

II. Lao động trực tiếp sản xuất 71 33%

1. Quản lý sản xuất 19 9%

2. Lao động thủ công 52 24%

III. Cộng tác viên 76 35%

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy, lao động quản lý phục vụ chiếm 32%, lao động trực tiếp sản xuất chiếm 33%, còn lại là cộng tác viên chiếm 35%. Số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề lao động tại công ty nhìn chung phù hợp với đặc thù của công ty kinh doanh trong lĩnh vực in.

c) Chất lượng lao động

Về chất lượng lao động: Các nhân viên trong công ty chủ yếu có trình độ đại học với 70 người, chiếm 32%. Bên cạnh đó, công nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chiếm con số cũng khá lớn, lần lượt là 10%, 23% và 12%. Nhân sự chưa qua đào tạo chiếm 14% tổng số nhân viên công ty. Đây là con số khá lớn, ban lãnh đạo cần xem xét để có chính sách đào tạo hợp lý trong thời gian tới.

Bảng 3.3 Thống kê số liệu về trình độ Trình độ đào tạo Cao học Đại học Cao đẳng Trung cấp cấp CN kỹ thuật Chưa đào tạo Số lượng (người) 2 70 22 50 24 16 30 % Tổng số lượng 1% 32% 10% 23% 12% 7% 14%

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

3.2.1.2 Thời gian sử dụng lao động

Người lao động trong Công ty làm việc 8 giờ/ngày, 40 giờ trong một tuần. Do tính chất của công việc nên công ty bố trí lao động làm việc theo ca kíp phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của từng tổ chức, đơn vị d mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Cụ thể, về thời gian làm việc trong ngày:

- Đối với lao động làm việc theo giờ hành chính: Sáng làm việc từ 8h00 đến 12h00, chiều làm việc từ 13h30 đến 17h30.

- Đối với lao động làm việc theo ca kíp: Tuỳ theo nhiệm vụ và yêu cầu thực tế của công việc để phân chia ca kíp đảm bảo thời gian làm việc và hoàn thành nhiệm vụ.

Thời gian mà lao động nghỉ phép, nghỉ thai sản, lễ tết... được thực hiện tuân theo các văn bản quy định có liên quan của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội.

3.2.1.3 Máy móc, thiết bị lao động

Máy móc, thiết bị là phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất công nghiệp, bao gồm: Tài sản cố định và công cụ dụng cụ liên quan sản xuất (Chi tiết theo phụ lục luận văn). Máy móc thiết bị là cơ sở hỗ trợ rất lớn cho người lao động trong quá trình đó. Vì thế, trình độ công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu hay hiện đại, đầy đủ

hay không đầy đủ sẽ gây ảnh hưởng tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng như công tác định mức lao động.

Đối với công tác định mức lao động, máy móc thiết bị không chỉ ảnh hưởng đến năng suất lao động của người lao động mà còn ảnh hưởng tới quá trình xây dựng định mức lao động, công tác áp dụng định mức lao động vào thực tế sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng định mức lao động tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu viettel​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)