Phương pháp xây dựng mức trong công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng định mức lao động tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu viettel​ (Trang 64 - 69)

Trên cơ sở sử dụng kết hợp các phương pháp để định mức lao động cho từng công việc trong nhà máy in, bao gồm: phân tích, khảo sát, thống kê. Trong đó, định mức phân tích khảo sát là phương pháp định mức tiên tiến được áp dụng nhiều tại các doanh nghiệp sản xuất. Trong phương pháp này, định mức lao động được xác định dựa trên cơ sở khảo sát nghiên cứu của những công việc thông qua thời gian hao phí. Phương pháp định mức thống kê có kết hợp phương pháp phân tích được áp dụng đối với một số khâu như khâu in, đóng gói.

Áp dụng phương pháp thống kê vào định mức lao động cho công đoạn in vỏ hộp. Qua việc thống kê sản lượng in từ khâu vận hành máy trong nhiều ngày liên tiếp nhằm xác định mức độ ổn định của sản lượng ca của công nhân sản xuất đạt được sau đó tính ra sản lượng bình quân trong một ca làm việc của bộ phận đó. Sản lượng định mức là 51.230 sp/ca.

Theo kết quả thống kê và phân tích tại Nhà máy in và áp dụng phương pháp định mức lao động, ta có số liệu như sau:

- Thời gian chạy máy: 5.466666667

- BTP làm ra trong ca (SP)/người: 51,230.

- Tđm cho 1 đv BTP (giây): 0.3844

Một phương pháp khác trong xây dựng mức doanh nghiệp đó là khảo sát. Đối với phương pháp khảo sát thì quá trình sản xuất in có thể tiến hành bằng cách ghi lại thời gian để xác định thời gian hao phí. Ví dụ đơn cử trong phương pháp này là định mức cho khâu thông báo cước.

Các bước tiến hành khảo sát định mức cho khâu thông báo cước như sau: Bước 1: Chuẩn bị khảo sát.

Để xây dựng mức chính xác khâu chuẩn bị được thưc hiện rất kỹ lưỡng. Cán bộ định mức nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm và thực tế sản xuất dưới sự phối hợp với phòng kỹ thuật và các xưởng để tiến hành khảo sát phù hợp với điều kiện làm việc và điều kiện kỹ thuật nhất định.

Cán bộ định mức nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát quy trình sản xuất để xác định kết cấu hợp lý và tính chất của từng bộ phận bước công việc, từng thao tác trong quá trình sản xuất.

Quy trình sản xuất thông báo cước (TBC):

Với TBC có dưới 5 chi tiết cước (Lồng máy): In phôi -> In -> Lồng gấp tự động -> Nạp phong bì vào máy -> Nạp thông báo cước -> Phân tuyến -> KCS, đóng thùng.

Với TBC có trên 5 chi tiết cước (Lồng tay): In -> Xé ghép -> Xe ghép tờ rơi. Với Phiếu thu truyền hình cáp hoặc hóa đơn thu cước: In -> Xén -> Tách tờ, đóng thùng

Bước công việc này được định biên lao động như sau:

TBC có trên 5 chi tiết cước: 13 người. Cụ thể: In phôi 3 người, In 2 người, Lồng gấp tự động 2 người, Nạp phong bì vào máy 1 người, Nạp thông báo cước 1 người, Phân tuyến 2 người và KCS, đóng thùng 2 người.

TBC có dưới 5 chi tiết cước: 14 người. Cụ thể: 2 người, Xé ghép 6 người, Xe ghép tờ rơi 6 người.

Phiếu thu truyền hình cáp hoặc hóa đơn thu cước: 5 người. Cụ thể: In 2 người, Xén 1 người, Tách tờ, đóng thùng 2 người.

Cùng với việc phân chia định biên lao động theo các bộ phận bước công việc, cán bộ định mức tìm hiểu các loại máy móc sử dụng trong từng bộ phận để hiểu rõ năng lực sản xuất của từng máy. Sau đó cán bộ định mức tìm hiểu về chế độ cung cấp nguyên vật liệu cho sản phẩm in phù hợp. Căn cứ vào số lượng và chất lượng in ( yêu cầu kỹ thuật) thực hiện in kỹ thuật các loại sản phẩm / bán thành phẩm (BTP) theo đúng quy trình để xác định tỷ lệ của từng loại nguyên vật liệu nhằm xác định số hao phí nguyên vật liệu.

Sau khi tiến hành phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành và hiểu rõ các điều kiện liên quan tực tiếp đến thực hiện công việc, bộ phận định mức tiến hành khảo sát.

Bước 2: Tiến hành khảo sát.

Để tiến hành khảo sát, bộ phận định mức phải: - Chọn đối tượng khảo sát nhóm công nhân.

- Địa điểm quan sát không ảnh hưởng đến người công nhân.

- Tuỳ tính chất công việc mà cán bộ khảo sát chọn phương pháp chụp ảnh bấm giờ thích hợp.

Bảng 3.5: BẢNG LAO ĐỘNG ĐỊNH MỨC TT Nhóm sản phẩm Đặc tính sản phẩm Công đoạn LĐ định biên Sản lượng định mức (sp/ca) Số bát Định mức sản lượng sau khi điều

chỉnh (sp/ca)

Đơn giá sản phẩm sau khi điều chỉnh

A NHÀ MÁY IN VIETTEL HÀ NỘI

I VỎ HỘP 1 - Hộp Solite 400g, Anpha 16B, 20B; Emoka 10B vàng, 14B, 16B - Hộp Carder 10B, 14B, 16B - Salsa 20B - Hộp Lolie 396g, Hipie - Hộp custard 12B Thiên Hồng, Hòa Bình, Công Tuyền Khổ thường, 3 bát phủ nước, 5 màu, khóa đáy In 3 51,230 3 153,690 4.58 KCS tờ in 1 69,300 69,300 1.88 Bế bán tự động 1 5,100 3 15,300 11.35 Bế 2 15,280 3 45,840 6.80 Gấp dán máy 3 102,050 102,050 4.62 Gấp dán máy 2 102,050 102,050 3.07 Thu hàng sau máy dán 2 102,050 83,067 2.32 KCS thành phẩm 1 12,600 12,600 10.32 Đóng gói 1 29,400 29,400 4.42

Bước 3: Tổng hợp phân tích kết quả khảo sát đưa ra mức dùng thử.

Qua số liệu thu thập từ ghi chép, bộ phận định mức tập hợp phân tích tính toán để đưa ra mức cho khâu sau.

Bước 4: Áp dụng và quản lý các mức lao động.

- Sau khi mức này đã được áp dụng thử nghiệm, các xưởng áp dụng thử các mức này vào một số khâu, bộ phận ở từng chủng loại sản phẩm và từng khâu sản xuất.

- Đối với những mức mới xây dựng như mức mới sản phẩm giấy in hoặc đối với công nhân mới vào sản xuất thì có thời gian để áp dụng “mức tạm thời” trong vòng 3 tháng để người lao động quen dần với điều kiện sản xuất.

- Cán bộ phụ trách quản lý sản xuất ở các xưởng theo dõi tình hình thực hiện mức ở từng bộ phận có thể thông qua thống kê kết quả sản xuất trong ca của từng cá nhân, từng bộ phận nhằm kiểm tra sự chính xác của mức, phát hiện mức sai, mức lạc hậu và đề ra biện pháp khắc phục.

Lúc này vai trò của bộ phận thống kê văn phòng các xưởng là rất quan trọng, ghi chép đúng và khách quan với kết quả của từng bộ phận.

Sau khi thống nhất giữa các bộ phận định mức thì phòng lao động tiền lương phải lập văn bản để trình giám đốc ký duyệt. Phòng lao động tiền lương phải thuyết trình lí do dẫn đến sự thay đổi về mức qua các lần khảo sát trước để giám đốc đồng ý và kí duyệt.

- Sau đó mức được ban hành và áp dụng chính thức vào các bước, các khâu của quá trình sản xuất. Mức lúc này chính thức được dùng làm căn cứ để xác định đơn giá tiền lương một cách chính xác.

- Điều chỉnh mức: Với các mức không chính xác qua theo dõi phân tích thì bộ phận định mức lại tiến hành định mức lại (phân tích yếu tố ảnh hưởng đến mức như các điều kiện tổ chức, kỹ thuật...). Với các mức lạc hậu do thay đổi máy móc thiết bị, công nghệ, do cấp bậc công nhân tăng... kìm hãm tăng năng suất lao động cũng được đưa ra xem xét lại. Việc áp dụng quản lý mức mới được tiến hành và kiểm soát chặt chẽ vì đây là điều kiện để trả lương, tính thưởng cho công nhân thoả đáng, công bằng và có tác dụng tạo động lực lao động.

Thông thường chu kỳ thay đổi của các mức là 6 tháng - 1 năm. Có những mức rất ổn định theo thời gian nhưng bên cạnh đó có nhiều mức thay đổi rất nhanh do sự thay đôỉ máy móc, thiết bị, trình độ lành nghề của công nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng định mức lao động tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu viettel​ (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)