Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 598 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH hãng kiểm toán AASC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 92 - 98)

I Adjustment s Audited ] Beginning balance

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐHH nói riêng còn có một số hạn chế sau:

(1) về việc lập Thư hẹn kiểm toán: Một số khách hàng AASC chưa lập “thư hẹn kiểm kiểm toán” để gửi cho khách hàng mà chỉ tiến hành với Ban lãnh đạo của đơn

vị được kiểm toán thông qua điện thoại về thời gian dự kiến tiến hành kiểm toán, số

lượng kiểm toán viên tham gia. Điều này có thể dẫn đến, khác hàng hay thậm chí cả

KTV quên lịch hẹn kiểm toán, không cung cấp kịp thời được số liệu khiến cuốc kiểm

toán diễn ra không như mong muốn.

(2) về việc thu thập thông tin KH: Việc thực hiện thu thập thông tin của đơn vị KH vẫn chưa được chú trọng. Qua quá trình học tập và làm việc em nhận thấy các KTV chỉ tìm hiểu một số thông tin chung như: đặc điểm ngành nghề kinh doanh của

đơn vị, chế độ chính sách kế toán áp dụng, quyền và nghĩa vụ pháp lý... Còn các thông tin về môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, các thay đổi của chính sách

nhà nước ảnh hưởng đến đơn vị hay các thông tin phi tài chính chưa thực sự được chú trọng. Điều này làm ảnh hưởng tới việc xác định rủi ro ban đầu khi thu thập thông

tin KH.

(3) Tìm hiểu về hệ thống nội bộ của KH: Công việc tìm hiều và thu thập thông

tin về hệ thống KSNB của KH tuy được AASC thực hiện đầy đủ các bước nhưng vẫn

chưa thể hiện rõ được tầm quan trọng của bước công việc. Cụ thể đối với việc đánh

giá hệ thống KSNB của KH khi kiểm toán khoản mục TSCĐHH AASC đã xây dựng

bảng câu hỏi, tuy nhiên những câu hỏi này chủ yếu mang tính chất khái quát, áp dụng

công ty. Do nhân lực của công ty vẫn đang ở mức hạn chế, thế nên công ty thường sử dụng đội ngũ sinh viên thực tập vào kiểm toán. Trong khi đó, nhiều ước tính, nhiều bước công việc đòi hỏi phải được thực hiện bởi các KTV dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng.

- Thứ hai, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán có các hạn chế trong cá thủ tục sau:

(1) về việc đánh giá lại số dư đầu kỳ: Đối với các khách hàng lần đầu kiểm toán, cụ thể đối với việc kiểm toán khoản mục TSCĐHH AASC đã tiến hành kiểm tra đánh giá lại về số dư đầu kỳ, tuy nhiên đối với các khách hàng cũ AASC đã kiểm

toán trước đó, do tôn trọng ý kiến KTV năm trước, hầu hết các KTV đều không thực

hiện đánh giá lại số dư đầu kỳ, việc chủ quan như vậy vô cùng rủi ro nếu số dư đầu kỳ bị sai lệch mà KTV không tiến hành đánh giá kiểm tra lại dẫn đến số liệu số dư cuối kỳ khoản mục cũng sẽ không được đảm bảo, chênh lệch lớn có thể ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC.

(2) Thực hiện các thủ tục khảo sát KSNB: kết quả của việc khảo sát KSNB của KH trình bày trên giấy làm việc của KTV chỉ mang tính chất thủ tục không thể hiện

rõ được tác dụng, chủ yếu KTV nhận xét, đánh giá qua quá trình tiếp xúc tại đơn vị KH. Rủi ro kiểm soát chỉ đánh giá rất chung chung: cao, trung bình, thấp. Các yếu tố

về gian lận, hay lỗ hổng của KSNB chưa được đề cập tới nhiều. Điều này dẫn đến nhiều khi KTV không đánh giá được đầy đủ sự vận hành của hệ thống kiểm soát tại

KH, không bao quát được các sai sót dẫn tới việc xác định phạm vi kiểm toán, và thiết kế thử nghiệm cơ bản không phù hợp Nguyên nhân dẫn đến việc này có thể do

thời gian kiểm toán, các đơn vị KH đều muốn cuộc kiểm toán được hoàn thành trong

hợp cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Ngành nghề kiểm toán ở nước ta hiện tại đang là lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, tuy nhiên nó vẫn còn khá mới mẻ, do đó hành lang pháp lý chưa thực sự rõ ràng, chưa có những quy định cụ thể ngặt nghèo về phạm vi kiểm toán, thị trường kinh tế nước ta vẫn còn nhiều bất cập: các thông tin, các con số thống kê kinh tế vẫn chưa thật sự minh bạch và chính xác. Vì vậy mà KTV chưa có căn cứ số liệu để so sánh, đối chiếu với số liệu với các đơn vị khác cùng ngành để nhận ra biến động bất thường. Thủ tục phân tích chưa có sự so sánh với ước tính của KTV và các số liệu ngành, do đó KTV chưa thể bao quát được hết tình hình hoạt động của KH để đưa ra những phán đoán ban đầu một cách chính xác và hợp lý.

(4) Xác định mức trọng yếu: Trong giấy tờ làm việc kiểm toán của AASC, KTV

đã có bước công việc tính toán mức trọng yếu cho toán thể BCTC nói chung và khoản

mục TSCĐHH nói riêng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện kiểm toán KTV thường

dựa vào các kinh nghiệm của mình, đưa ra các xét đoán chủ quan để xác định ra các

sai phạm có cần điều chỉnh hay không mà không dựa nhiều vào mức trọng yếu để xem xét chi tiết.

(5) Trong chọn mẫu kiểm tra chi tiết: Tại AASC, hầu hết các KTV tiến hành chọn mẫu theo quy luật số lớn. KTV thường chỉ chú trọng đến các nghiệp vụ phát sinh lớn để kiểm tra cho tiết, tuy nhiên sai phạm có thể xảy ra với các nghiệp vụ nhỏ

nhưng mang tính hệ thống. Điều này có ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán, vì vậy KTV

cần phải xem xét chọn mẫu kiểm tra chi tiết phù hợp.

(6) Vấn đề sử dụng chuyên gia kỹ thuật: Đối với khoản mục TSCĐHH nói chung, cụ thể là hao mòn TSCĐHH nói riếng, KTV chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân để đưa ra các đánh giá chủ quan mà chưa có nhiều hiểu biết về các máy

móc thiết bị của các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau. Chẳng hạn với hao mòn

- Thứ ba trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

về việc tổng hợp kết quả kiểm toán: Trong quá trình tổng hợp kết quả kiểm toán, các KTV thường chú trọng vào số liệu, các bút toán điều chỉnh mà không chú trọng vào việc đánh giá hệ thống kế toán, hệ thống KSNB của KH. Điều này dẫn tới ý kiến tư vấn của đoàn kiểm toán thiếu cơ sở, đây cũng là thông tin hết sức quan trọng khi soạn thảo thư quản lý cũng như việc giúp ích cho những lần kiểm toán tiếp sau đó.

- Thứ tư hạn chế khác

Do quá trình kiểm toán được hiện trong thời gian có hạn, vì vậy số lượng công việc mà mỗi KTV đảm nhiệm là tương đối lớn, điều này gây áp lực làm việc; bên cạnh đó việc tiếp cận, thu thập cũng như trao đổi thông tin của KH chưa thực sự được chú trọng.

Kết luận chương 2

Ở chương 2 này đã giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC, nêu rõ đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và đặc điểm tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính của công ty nói riêng. Qua quá trình tìm hiểu, chứng kiến và thực hiện trong thời gian thực tập tại công ty em đã trình bày thực trạng công tác kiểm toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện tại công ty cổ phần XYZ, từ đó em đưa ra nhận xét đánh giá thực trạng về ưu điểm, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH tại Công ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC và các giải pháp hoàn thiện sẽ được em đưa ra tại chương 3.

Một phần của tài liệu 598 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH hãng kiểm toán AASC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w