Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công

Một phần của tài liệu 598 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH hãng kiểm toán AASC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 105 - 112)

I Adjustment s Audited ] Beginning balance

3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công

mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty

TNHH Hãng Kiểm Toán AASC

3.4.1. Về phía Nhà nước, Bộ tài chính, Hội kiểm toán viên hành nghề

Việt Nam

a. Về phía nhà nước, Bộ tài chính

Nhà nước cần đảm bảo cho các công ty kiểm toán cũng như các KTV có được sự cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, nâng cao năng lực và thế mạnh của các công

ty kiểm toán trong nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán. Nhà nước cần phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế để phát triển kinh tế nói chung và ngành kiểm toán nói riêng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tại các Công ty kiểm toán.

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển hiện nay các cơ quan Nhà nước nên quan tâm hơn nữa đến hoạt động kiểm toán nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần làm minh bạch hoá nền tài chính đất nước. Bộ Tài chính cần kết hợp với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam để tiếp tục soạn thảo, xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực, chế độ cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới.

b. Về phía Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

Là một tổ chức nghề nghiệp, vai trò của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA thực sự có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của toàn ngành.

Hội cần tăng cường công tác kiểm soát chất lượng đối với các công ty kiểm toán, tạo một môi trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh cho các công ty kiểm toán. Đẩy mạnh công tác đào tạo, cập nhật kiến thức, cung cấp thông tin cho các cán bộ, hội việc của Hội, cũng như cho toàn ngành, để nâng cao chất lượng, năng lực KTV _

IyIikmiBn.

Hội cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới để xây dựng quy trình kiểm toán mẫu hiệu quả, hợp lý, làm căn cứ chuẩn cho các công ty kiểm toán thực hiện công việc của mình

Hội cũng cần kết hợp với các Bộ, Ban, Ngành khác để tư vấn, đóng góp ý kiến, xây dựng chính sách quản lý đồng bộ, hiệu quả trên toàn xã hội, nâng cao chất lượng kiểm soát trên diện rộng, từ đó giúp các đơn vị nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng KSNB hiệu lực, hiệu quả.

3.4.2. Về phía Công ty kiểm toán và Kiểm toán viên

a. Về phía công ty kiểm toán

Trong nền kinh tế ngày nay nhu cầu kiểm toán báo cáo tài chính ngày càng cấp thiết, vì vậy, Công ty có nhiều hợp đồng kiểm toán. Bên cạnh đó, tính chất của kiểm toán BCTC lại tập trung nhiều vào một số thời điểm nhất định, do đó thời gian và nhân sự phân bổ cho mỗi cuộc kiểm toán ảnh hưởng lớn tới đến chất lượng cuộc kiểm

toán. về nguồn nhân lực, Công ty có đội ngũ KTV giàu kinh nghiệm và được đào tạo chính quy và tăng dần hàng năm. Tuy nhiên, mức tăng này còn nhỏ hơn sự phát triển về quy mô hoạt động và số lượng hợp đồng hàng năm. Vì vậy, KTV có thể gặp một số khó khăn trong quá trình kiểm toán.

Để đảm bảo sự tăng trưởng về số lượng KTV nhằm đáp ứng với tốc độ mở rộng quy mô hoạt động của công ty, Công ty nên chú trọng hơn nữa các chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân sự.

b. Về phía kiểm toán viên

Để thực hiện tốt công việc kiểm toán nói chung và đặc biệt là quy trình đánh giá KSNB nói riêng, KTV phải luôn học hỏi trau dồi và cập nhật kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm để nâng cao sự hiểu biết, kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của mình.

3.4.3. về phía khách hàng

Các doanh nghiệp phải thấy được kiểm toán là cần thiết, BCTC sau kiểm toán sẽ là bằng chứng xác thực thể hiện sự trung thực, chính xác của thông tin, giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh đặc biệt là trên con đường cổ phần hóa.

Tôn trọng hoạt động kiểm toán. Bản thân KH hiện nay còn coi trọng tiêu thức giá phí, thường chú trọng tiêu chí giá phí thấp để lựa chọn công ty kiểm toán. Vì vậy để tồn tại và phát triển các công ty kiểm toán cũng phải chiều theo KH, điều này đặc biệt nghiêm trọng khi KTV thiếu bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp sẽ bỏ qua những sai sót cần phải điều chỉnh. Vì vậy KH cần tôn trọng hoạt động kiểm toán hơn và lựa chọn sáng suốt các doanh nghiệp kiểm toán để có được những báo cáo tài chính trung thực nhất.

Tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình để kiểm toán viên hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều nhân viên các đơn vị KH thường tỏ thái độ thiếu tích cực với kiểm toán viên, gây khó khăn cho việc cung cấp tài liệu cho kiểm toán viên, làm cho công việc kiểm toán mất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy phía KH cần có thái độ tích cực và trung thực trong trả lời phỏng vấn và cung cấp tài liệu cho kiểm toán viên.

Kết luận chương 3

Tóm lại, ở chương 3 này phần đầu em nêu định hướng phát triển và sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán, tiếp đó phần hai là các nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH. Ở phần ba em trình bày một giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH:

+ Trong giai đoạn lập kế hoạch: Để hoàn thiện trong công tác thu thập thông tin KH ngoài các thông tin cở bản KTV cần tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh trong ngành, thông tin thị trường, các quy định chính sách nhà nước... Về hoàn thiện trong công tác đánh giá hệ thống KSNB của KH AASC nên thiết lập hệ thống KSNB cụ thể đối với từng nhóm dịch vụ kinh doanh, trên GLV của giai đoạn này nên thiết kế dạng câu hỏi mở, sau đó có thể thiết lập thang điểm để KTV có thể đánh giá một cách khách quan nhất; Về việc hoàn thiện trong việc chuẩn bị nguồn nhân sự AASC cần có chính sách thu hút nguồn nhân sự, tuyển dụng thêm KTV dầy dặn kinh nghiệm, chú trọng hơn vào khâu tuyển dụng đào tạo thực tập.

+ Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Đối với việc hoàn thiện trong khâu khảo sát hệ thống KSNB, các hệ thống KSNB đc đánh giá là khá các KTV cần thiết kế các kỹ thuật và thủ tục khảo sát một cách cụ thể khoa học, với các HTKSNB đánh giá ở mức độ tring bình hoặc yếu các KTV có thể tổng hợp lại các thiếu sót của hệ thống KSNB từ đó tư vấn để KH hoàn thiện hệ thống KSNB; về việc thực hiện các thủ tục phân tích AASC cần tăng cường hơn nữa trong việc áp dụng thủ tục phân tích và tiến hành thủ tục này trong mọi gian đoạn của cuộc kiểm toán, kết hợp giữa các thủ tục tài chính và phi tài chính để có thể có cái nhìn khách quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+ Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: Về việc hoàn thiện trong việc tổng hợp kết quả kiểm toán, bênh cạnh các chỉ tiêu liên quan đến số học bút toán điều chỉnh KTV cần chú trọng hơn tới việc đánh giá hoạt động hệ thống kế toán, hệ thống KSNB để có thể đưa ra ý kiến tư vấn tốt nhất cho đơn vị; về việc hoàn thiện sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành, sau khi báo cáo kiểm toán chính thức được pháp hành KTV cần tiếp tục theo dõi các sự kiện sau ngày phát hành có ảnh hưởng đến BCKT

để có thể đưa ra ý kiến cho doanh nghiệp điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong BCTC.

Các giải pháp em đưa ra được đúc kết trong quá trình học tập; làm việc tại công ty AASC và có sự tham chiếu tới quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH do các công ty kiểm toán nước ngoài thực hiện. Các giải pháp, kiến nghị em đưa ra mang nặng ý kiến chủ quan của em, tuy nhiên đây sẽ là điều kiện cần và đủ giúp công ty hoàn thiện quy trình chuẩn tắc, nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế đang ngày một phát triển, dịch vụ kiểm toán đặc biệt là kiểm toán BCTC ngày càng chứng minh được tầm quan trọng của mình, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức tài chính phi tài chính... đều tin tưởng và sử dụng. Vì thế công ty kiểm toán đang ngày một hoàn thiện nâng cao thương hiệu đi cùng với đó là chất lượng dịch vụ để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Trong thời gian thực tập tại AASC, được sự hướng dẫn tận tình của BGĐ, các anh chị trong công ty, em đã dần làm quen được công việc kiểm toán thực tế. Cùng với đó là sự kết hợp với kiến thức chuyên ngành kiểm toán của Học viện Ngân hàng, em cảm thấy mình cần nỗ lực hơn để đạt được những tiêu chuẩn trong nghề kiểm toán đầy khó khăn vất vả này.

Tài sản cố định hữu hình là một khoản mục quan trọng trên BCTC của một doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện kiểm toán khoản mục này một cách hợp lý sẽ góp phần làm tăng thêm giá trị của BCKT và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết cho những người sử dụng để họ đưa ra các quyết định đúng đắn, hiệu quả. Mặc dù đã có nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức cũng như thời gian có hạn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cố giáo để em có thể hoàn thiện hơn trong công tác học tập và nghiên cứu sau này.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn các anh chị kiểm toán viên trong Công ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giảng viên TS. Hoàng Thị Hồng Vân đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến để em hoàn thiện khóa luận này.

Sinh viên thực hiện Nguyễn Tiến Thành

Phụ lục________ Tên phụ lục__________________________________________

Phụ lục 1_______ Tìm hiểu các thông tin và môi trường hoạt động của đơn vị Phụ lục 2 Đánh giá chung về KSNB và rủi ro gian lận đối với khoản mục

TSCĐ_____________' '______________________________ Phụ lục 3 Xác định mức trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ

Phụ lục 4 Lập chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Phụ lục 5 Khảo sát KSNB đối với khoản mục TSCĐ

Phụ lục 6_______ Thiết lập chương trình hướng dẫn kiểm kê__________________ Phụ lục 7 Kiểm tra tuân thủ VAS và các quy định về lập và trình bày

BCTC ________________________________________ Phụ lục 8_______ Rà soát tổng thể_______________________________________

1. “26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam”, Bộ Tài Chính (2008), Nhà xuất bản Tài Chính

2. “Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam ”, Bộ Tài Chính (2010), Nhà xuất bản Tài Chính

3. “Thông tư số 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013 về

hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hữu hình” Bộ Tài Chính (2013)

4. “Giáo trình kế toán tài chính”, GS.TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (chủ biên) (2012), Nhà xuất bản Tài Chính

5. Tài liệu Slide Kiẻm toán căn bản, Kiểm toán tài chính 1 trường Học Viện Ngân Hàng

6. Wedsite Bộ tài chính: www.mof.gov.vn

7. Hồ sơ kiểm toán năm, hồ sơ kiểm toán chung của KH tại AASC, giấy làm việc kiểm toán của công ty CP ABC năm 2017

Slna HSI

Client Công ty Cổ phần XYZ Prepared by: NTT Date: 10/03/2020

Period en31/12/2019 ReViewed by: DHN Date: 10/03/2020

Subject Tài sản cố định /Fixed Assets

Procedur Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

A. MỤC TIÊU

Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện,giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính từ đó giúp xác định rủi ro có saisót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Một phần của tài liệu 598 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH hãng kiểm toán AASC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w