Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại Việt Nam về quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 41 - 43)

ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.3.1.1 Kinh nghiệm của HD Bank:

HDBank là một trong những NH đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống XHTD nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HD Bank đánh giá được chất lượng TD, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa TD, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng TD hiệu quả và toàn diện. HDBank đã xây dựng được khối QTRR và kiểm soát tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, háp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động QTRRTD và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý , rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, NH cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn QTRR, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh

chóng (chỉ trong ba 31 ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của BIDV Chi nhánh Thanh Xuân

Cùng với sự phát triển của chi nhánh thì hoạt động quản trị rủi ro cho vay của BIDV chi nhánh Thanh Xuân ngày càng có sự thay đổi theo hướng tích cực, hoàn thiện. Theo đó các hoạt động cho vay khách hàng DNVVN tại BIDV Thanh Xuân đã hướng tới phục vụ nhu cầu của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro. Cụ thể:

Trong vấn đề nhận diện dấu hiệu rủi ro: Các dấu hiệu rủi ro cho vay khách hàng được BIDV Thanh Xuân cập nhật liên tục hàng quý theo trình tự:

(1) Từng cán bộ liên quan (gồm cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ QTRR, cán bộ quản trị tín dụng) thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp;

(2) Trưởng phòng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống kê cán bộ phòng gửi về phòng QTRR;

(3) Phòng QTRR tập hợp đánh giá cho toàn chi nhánh và trình ban giám đốc phê duyệt;

(4) Sau khi được phê duyệt báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽ được gửi về ban quản trị rủi ro tác nghiệp và thị trường để tổng hợp cho toàn hệ thống. Dấu hiệu rủi ro được thống kê theo số lượng phát sinh và có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Về công tác đo lường rủi ro cho vay: BIDV chi nhánh Thanh Xuân sử dụng hệ thống xếp hạng khách hàng để chọn lọc khách hàng vay vốn nhằm xácđịnh được các mức độ rủi ro với các khách hàng khác nhau từđó có những chính sách cho vay phù hợp với từng khách hàng. Bên cạnhđó để quyết định cho vay, BIDV Thanh Xuân dựa trên mô hình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Về kỹ thuật kiểm soát rủi ro cho vay: BIDV Thanh Xuân sử dụng hệ thống các văn bản thực thi chính sách cho vay chung của ngân hang BIDV như quy trình cho vay, chính sách lãi suất, phân quyền trong xét duyệt cho vay, hệ thống phòng ngừa rủi ro,…

1.3.1.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn

Thứ nhất, mô hình tổ chức hoạt động cho vay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận:

- Marketing khách hàng: đây là bộ phận chuyên đi tìm kiếm KH, tiếp xúc KH và giới thiệu các sản phẩm của NH. Sau khi tìm được KH, bộ phận này viết tờ trình để chuyển qua bộ phận thẩm định.

- Bộ phận quản trị rủi ro: sau khi nhận được tờ trình và hồ sơ của KH chuyển từ bộ phận marketing sang, bộ phận này có những công cụ phân tích, thẩm định KH và ra quyết định cho vay.

- Quản lý khoản vay: Bộ phận này sẽ giải ngân sau khi khách hàng đầy đủ các chứng từ giải ngân, quản lý thu nợ và quản lý hồ sơ cho vay.

Thứ hai, Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cho vay. Khi phân tích tài chính các doanh nghiệp, NH rất coi trọng vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư. Ngoài ra phải kết hợp giữa phân tích tài chính với tìm hiểu nguyên nhân từ phía KH. Tài sản thế chấp chỉ là nguồn đế xử lý khoản nợ không thể thu hồi.

Thứ ba, áp dụng việc chấm điểm khách hàng để quyết định cấp tín dụng, điểm tín dụng càng cao thì cấp hạn mức tín dụng càng cao, được hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng và ngược lại.

Thứ tư, tuân thủ quyền phán quyết tín dụng theo mức tăng dần: từ cấp cơ sở đến cấp trung ương, từ một người đến một nhóm người, Hội đồng quản trị.

Thứ năm, giám sát chặt chẽ khoản vay sau khi giải ngân bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về KH, thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá xếp loại KH. Có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)