Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 53 - 63)

Trong suốt quá trình hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và an toàn, được đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam về tổ chức cũng như kinh doanh. Cùng với sự chuyển mình của đất nước trong tiến trình hội nhập xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm ngày càng nhận thức được vai trò to lớn của mình, vì vậy Ngân hàng đã và đang từng bước đa dạng hóa các nghiệp vụ tín dụng và đầu tưđảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng kinh tế, từ đó góp phần tích cực vào việc phục vụ đắc lực cho chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

3.1.3.1. Công tác huy động vốn

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh được đều phải có vốn, vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với các Ngân hàng thương mại thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng, vốn là cơ sở để các ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn quyết định quy mô hoạt động, uy tín khả năng thanh toán và khả năng cạnh tranh trên thị trường của các ngân hàng. Có thể nói nguồn vốn quyết định đến quy mô hoạt động nói chung, quy mô hoạt động tín dụng nói riêng và là tiền đề để mở rộng hay thu hẹp quy mô tín dụng của mỗi ngân hàng, ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh lớn sẽ có ưu thế trên thị trường. Trong các loại nguồn vốn thì huy động vốn là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại, nó giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đây là nguồn vốn mà ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu...hoặc qua các nghiệp vụ thị trường khác.

Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, trong những năm qua ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức khác nhau như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu có mục đích trả lãi trước, trả lãi sau, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế để đảm bảo quy mô nguồn vốn không ngừng tăng trưởng. Thực hiện tốt các chính sách về khách hàng, về lãi suất và phí dịch vụ hấp dẫn để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn. Đồng thời, ngân hàng chú trọng hoàn thiện dịch vụ kiểm ngân, thu hộ, chi hộ cho những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường quốc tế để thu hút tiền gửi ngoại tệ. Đổi mới phong cách giao dịch với thái độ lịch sự, chu đáo và làm tốt công tác tiếp thị nên chi nhánh đã tạo được uy tín đối với khách hàng, không ngừng thu hút thêm nguồn vốn cho

ngân hàng. Mặt khác, để hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền ngân hàng còn đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống giao dịch thuận tiện, cơ sở vật chất khang trang... Chính vì thế, trong những năm gần đây nguồn vốn của ngân hàng đã có sự tăng trưởng đáng kể thể hiện qua bảng số liệu sau:

Hình 3.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm)

Nguồn vốn huy động của Vietinbank – Chi nhánh Hoàn Kiếm ngày càng tăng qua các năm. Cuối năm 2018, nguồn vốn huy động đạt 9.970 tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng ~ tăng 6,4% so với năm 2017 và tăng 1.066 tỷ đồng ~ tăng 12% so với năm 2016. Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu do nguồn tiền gửi KHDN tăng (năm 2018 là 5.849 tỷ đồng, tăng 627 tỷ đồng ~ tăng 12% so với năm 2017), nguồn tiền gửi cá nhân giảm 27 tỷ đồng ~ giảm0.65% so với năm 2017.

Về cơ cấu nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi từ KHDN chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi dân cư. Cụ thể, năm 2018, tiền gửi từ KHDN đạt 5.849 tỷ đồng, chiếm 58,7% trong tổng nguồn vốn huy động, trong khi đó, tiền gửi cá nhân đạt 4.121 tỷ đồng, chiếm 41,3% tổng nguồn vốn. Chi nhánh Hoàn Kiếm là một chi

8,370 8,810 9,504 534 560 466 7,500 8,000 8,500 9,000 9,500 10,000 10,500

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

VNĐ tỷ đồng Ngoạ i tệ (quy đổi VNĐ) tỷ đồng

4,393 5,222 5,849 3,911 4,148 4,121 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

nhánh lâu đời, có bề dày lịch sử, đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, từ những năm 90 của thế kỷ 20, chi nhánh Hoàn Kiếm là chi nhánh đi đầu trong việc cho vay, huy động đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn như Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn dầu khí, Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bitexco… Do đó, đây là các khách hàng truyền thống của chi nhánh Hoàn Kiếm, mang lại cho chi nhánh Hoàn Kiếm nguồn tiền gửi dồi dào, ổn định.

Về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền, nguồn vốn huy động của CN Hoàn Kiếm chủ yếu vẫn là nguồn vốn VNĐ (năm 2018 đạt 9.504 tỷ đồng, chiếm 95,3% tổng nguồn vốn huy động). Nguồn vốn ngoại tệ là 466 tỷ đồng, chiếm 4,7% tổng nguồn vốn huy động, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nguồn vốn ngoại tệ đóng vai trò khá quan trọng trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (lĩnh vực mà nhà nước và chính phủ vẫn luôn coi trọng).

Tóm lại trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn tăng lên liên tục và ổn định trong thời gian dài, đáp ứng thoả mãn nhu cầu hoạt động đầu tư của ngân hàng.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Song song với nghiệp vụ về huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng đóng vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, những sai lầm trong công tác cho vay sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, thậm chí có thể làm phá sản một ngân hàng và ảnh hưởng không nhỏ đến toàn hệ thống.

Tình hình cho vay vốn hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng đầy khó khăn và được các ngân hàng rất quan tâm, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm cũng không ngoại lệ. Ngân hàng luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu, thực hiện đúng các chủ trương của Nhà nước và của ngành, trong những năm qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm ngoài việc chú trọng cho vay đối với các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước, tạo điều kiện giúp đỡ các tập đoàn này giữ vững vai

trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế, Ngân hàng cũng tích cực mở rộng hoạt động tín dụng tới tất cả các doanh nghiệp tư nhân, FDI và đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện đa dạng hóa các hình thức cho vay và đi theo xu hướng của nền kinh tế là tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài cho vay ngắn hạn ngân hàng còn thẩm định và đầu tư cho vay trung dài hạn đáp ứng chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận, thành phố, thậm chí các tỉnh trên cả nước. Trong những năm qua với sự quyết tâm nỗ lực, bằng nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo nên hoạt động cho vay của chi nhánh đã vượt qua những khó khăn, giữ vững ổn định và tiếp tục phát triển cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng đầu tư. Kết quả hoạt động cho vay đáng được ghi nhận, dư nợ tín dụng tăng trưởng lành mạnh và vững chắc. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Ki ếm.

Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 30/09/ 2019 I Tổng dư nợ và đầu tư

1 Phân theo kỳ hạn 8.377 8.307 6.809 6.858

1.1 Ngắn hạn 3.745 3.821 2.860 2.469

1.2 Trung, dài hạn 4.632 4.486 3.949 4.389

2 Phân theo cơ cấu TSBĐ 8.377 8.307 6.809 6.858

2.1 CV không có TSBĐ 3.282 3.322 2.186 2.743

2.2 CV có TSBĐ 5.095 4.985 4.623 4.115

3 Phân theo thành phần kinh tế 8.377 8.307 6.809 6.858

3.1 CV KHDN Lớn 6.966 6.721 5.109 5.202

3.2 CV KHDN VVN 693 783 672 708

3.3 CV KH Cá nhân 718 803 1.028 948

1 Nợ nhóm 2 1 4 76 3

2 Nợ xấu 29 30 16 85

3 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,35% 0,40% 1,35% 1,28%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, Tổng dư nợ cho vay và đầu tư năm 2018 đạt 6.809 tỷ đồng. Dư nợ năm 2018 giảm 1.498 tỷ đồng ~ giảm 18% so với năm 2017 và giảm 1.568 tỷ đồng ~ giảm 18,7% so với năm 2016.

Về tổng dư nợ và đầu tư theo kỳ hạn: dư nợ cho vay và đầu tư ngắn hạn năm 2018 đạt 2.860 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42%; dư nợ cho vay và đầu tư trung dài hạn đạt 3.949 tỷ đồng, chiếm 68%. Các năm 2017 và 2016, trong khi dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lần lượt là 46% và 44,7%; dư nợ trung dài hạn vẫn chiếm lần lượt là 54% và 55,3% trong tổng dư nợ và đầu tư. Điều này cho thấy Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn tập trung vào cho vay các dự án trung dài hạn hơn là cho vay ngắn hạn.

Về tổng dư nợ và đầu tư theo cơ cấu TSBĐ: Dư nợ cho vay không có TSBĐ năm 2018 là 2.186 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,1% trong tổng dư nợ và đầu tư. Ngược lại, dư nợ cho vay có TSBĐ vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong năm 2018 là 67,9% tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay có TSBĐ duy trì ở mức tương đối cao và tăng qua các năm cho thấy Chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn tập trung nhiều vào các khách hàng có TSBĐ để đảm bảo cho các khoản vay.

Về tổng dư nợ và đầu tư theo thành phần kinh tế: dư nợ cho vay và đầu tư khách hàng doanh nghiệp lớn năm 2018 đạt 5.109 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75%; dư nợ cho vay và đầu tư DNVVN là 672 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,9% và dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 1.028 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,1% tổng dư nợ. Cơ cấu cho vay và đầu tư tại Chi nhánh Hoàn Kiếm tuy đã được chú trọng cải thiện nhưng vẫn cho thấy sự phụ thuộc rất lớn vào khối khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là KHDN lớn trong khi mảng khách hàng DNVVN và khách hàng cá nhân là các mảng kinh doanh khuyến khích tăng trưởng thì kết quả thực hiện năm 2018 tăng

trưởng chưa đạt kỳ vọng (nhóm KH cá nhân); thậm trí còn sụt giảm (nhóm KHDN VVN) .

Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2017 tăng nhẹ so với năm 2016 và ở mức 0,4% tổng dư nợ; Tỷ lệ này năm 2018 là 1,35% tăng mạnh so với các năm trước tuy nhiên tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ vẫn ở mức thấp (nhỏ hơn 3% so với mức giới hạn an toàn cho phép theo quy định tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015). Về số liệu cụ thể: Nợ quá hạn năm 2017 của Chi nhánh Hoàn Kiếm là 34 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng so với năm 2016; Năm 2018 là 92 tỷ đồng (trong đó 76 tỷ đồng là nợ nhóm 2, nợ xấu là 16 tỷ đồng), tăng 58 tỷ đồng so với năm 2017. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn ở mức an toàn, rủi ro tương đối thấp tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn đang có xu hướng gia tăng.

Với chiến lược tập trung vào cho vay DNVVN trong thời gian tới, có thể nói đây là hướng đi đúng đắn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm thể hiện tầm nhìn xa rộng của ban lãnh đạo nếu tiếp tục thực hiện tốt chiến lược này thì chắc chắn đây là điều kiện thụân lợi để ngân hàng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, bởi đây là chiến lược mang lại nguồn lợi nhuận ổn định cho ngân hàng cũng nhưđáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế.

3.1.3.2. Các hoạt động dịch vụ

Để thích ứng hơn nữa với cơ chế thị trường, ngân hàng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng, bên cạnh đó hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm còn mở rộng thêm các hoạt động khác, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho ngân hàng mặt khác vừa giúp ngân hàng phân tán rủi ro.

Về thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại: hoạt động mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại ngày càng phát triển. Với mục tiêu phục vụ khách hàng là chính, đảm bảo có lãi và an toàn ngoại hối, trong những năm qua

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm đãđáp ứng kịp thời nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng và làm tăng thêm thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Cụ thể doanh số mua bán ngoại tệ năm 2018 là 259 triệu USD, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại là 476 triệu USD, thanh toán hàng nhập khẩu là gần 1.300 món, trị giá trên 300 triệu USD. (Theo “Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm”).

Mặt khác do đặc điểm trên địa bàn có ít doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu chủ yếu khách hàng là những đơn vị sản xuất thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy nghiệp vụ thị trường quốc tế tại chi nhánh Hoàn Kiếm chủ yếu phục vụ cho mở L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu. Ngoài ra dịch vụ chi trả kiều hối được tổ chức bố trí các bộ phận hợp lý nhằm đảm bảo an toàn, nhanh chóng và tiện lợi.

Với phương châm luôn đề cao việc đào tạo đội ngũ cán bộ, coi con người là yếu tố quyết định cho mọi sự thành bại, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm rất chú ý đến việc bố trí sắp xếp cán bộ công nhân viên có kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng nghiệp cụ đáp ứng yêu cầu của từng nghiệp vụ chuyên môn. Tổ chức tuyển dụng thực hiện việc đề bạt, điều động, nâng bậc lương…

Tóm lại, trong điều kiện thị trường có nhiều biến động tạo không ít khó khăn cho hoạt động của ngân hàng nhưng nhìn chung trong những năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất ổn định, phát triển khá và đạt hiệu quả cao, giải quyết đủ việc làm và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đồng thời thực hiện đầy đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)