Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 63 - 65)

nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

3.2.1 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được xây dựng một cách hệ thống, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Được thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản trị rủi ro gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro trong cho vay.

HĐQT Ban kiểm soát

Ủy ban khác Ủy ban rủi ro

Tổng giám đốc Giám đốc khối QLRR Phó TGĐ phụ Phó TGĐ phụ

trách khối kinh trách TĐ và Các Phòng Kiểm toán NB

doanh phể duyệt TD khối QLRR

Hình 3.4: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Ngày 28/12/2018, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã ban hành Quy định quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, trong đó có Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng ( Theo Phụ lục 1).

Trong quy định này có quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, bộ phận trong hoạt động Quản lý rủi ro tín dụng từ các cấp Hội đồng quản trị (bao gồm Hội đồng quản trị, Ủy ban quản lý rủi ro); Ban điều hành (bao gồm Tổng giám đốc, Hội đồng rủi ro, Giám đốc khối Quản ý rủi ro); Các đơn vị nghiệp vụ được chia thành 3 tuyến bảo vệ, cụ thể như sau:

- Tuyến bảo vệ thứ nhất (TBV1) có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. TBV1 bao gồm: Bộ phận phát triển kinh doanh; Bộ phận tái thẩm định tại trụ sở chính; Bộ phận QLRRTD tại đơn vị kinh doanh.

- Tuyến bảo vệ thứ hai (TBV2) có chức năng xây dựng chính sách QLRR, quy định nội bộ quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ. TBV2 bao gồm: Bộ phận QLRRTD; Bộ phận pháp chế, tuân thủ; Bộ phận quản lý, xử lý nợ có vấn đề. - Tuyến bảo vệ thứ ba (TBV3) có chức năng kiểm soát nội bộ về QLRR là Bộ

phận kiểm toán nội bộ.

Theo mô hình hoạt động của Vietinbank, hệ thống Quản trị rủi ro hoạt động độc lập tại từng chi nhánh để thực thi các chức năng trong khu vực quản lý. Cán bộ lập báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, sau đó chuyển sang cho bộ phận kiểm soát, bộ phận kiểm soát đề xuất cho vay hoặc không cho vay, trình lên cấp có thẩm quyền quyết định. - Khi xét duyệt khoản vay phải thực hiện qua 3 khâu độc lập: Người thẩm định

khoản vay (người trình) - Người kiểm soát khoản vay - Người phê duyệt khoản vay.

+ Người thẩm định khoản vay: tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về điều kiện, hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định khoản vay; Người thẩm định khoản vay phải lập báo cáo thẩm định khoản vay nêu cụ thể kết quả của

+ Người kiểm soát khoản vay: kiểm soát tính hợp pháp, họp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định của Người thầm định và đề xuất cho vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu báo cáo rổ thêm về khoản vay;

+ Người phê duyệt khoản vay: căn cứ vào hồ sơ khoản vay, báo cáo thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu có), tờ trình cùa Tồng giám đốc (trường hợp thuộc thẩm quyền của HĐTV) quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về khoản vay;

- Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền, người phê duyệt khoản vay chấp thuận cho vay và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)