Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 93 - 94)

- Về công tác thẩm định, phân tích hồ sơ khách hàng:

Trong quy trình thẩm định, phân tích hồ sơ khách hàng tại Vietinbank Hoàn Kiếm việc thu thập thông tin khách hàng còn nhiều hạn chế. Các cán bộ tín dụng mới chỉ chú trọng những thông tin trong hồ sơ khách hàng, việc tìm hiểu thông tin bên ngoài đã có nhưng không đầy đủ và chọn lọc. Mặt khác những thông tin từ các cơ quan tài chính, thuế và thông tin trực tiếp tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng càng hạn chế. Do vậy công tác thẩm định còn chưa được chính xác.

Việc thẩm định mới chú trọng vào các thông tin tài chính, các thông tin phi tài chính còn coi nhẹ cũng như chưa có cơ chế đánh giá các thông tin này, các cán bộ tín dụng mới chỉ dựa vào đánh giá chủ quan để thẩm định các thông tin định tính do vậy việc đánh giá đôi khi tùy thuộc vào từng cán bộ tín dụng cũng như kết quả đánh giá khách hàng chưa đầy đủ, phản ánh đúng thực trạng của khách hàng.

- Về công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng:

Ngân hàng hiện nay mới chỉ chấm điểm tín dụng dựa trên phần nhiều các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu phi tài chính có được sử dụng để đánh giá nhưng tỷ trọng thấp và còn phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của cán bộ.

- Về công tác thẩm định và xử lý TSBĐ:

Hiện nay, tại Vietinbank nói chung và Vietinbank Hoàn Kiếm nói riêng, việc thẩm định TSBĐ đang do các cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện đối với những tài sản có giá trị thấp, với các tài sản giá trị lớn hoặc đối với một số tài sản đặc thù quy định phải qua Công ty thẩm định giá để định giá TSBĐ. Tuy nhiên, số lượng tài sản phải qua Công ty thẩm định giá không nhiều. Công tác thẩm định ban đầu rất quan trọng, trong khi đó trình độ, thông tin của CBTD đôi khi không đầy đủ dẫn tới không đảm bảo về chất lượng thẩm định.

Vietinbank Hoàn Kiếm chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro của các TSBĐ.

Công tác quản lý TSBĐ còn nhiều hạn chế như ngân hàng vẫn để khách hàng quản lý và sử dụng tài sản hoặc gửi TSBĐ của khách hàng tại kho đi thuê nhưng không thường xuyên kiểm tra, giám sát TSBĐ.

Công tác xử lý TSBĐ chưa được tối ưu hóa, ngân hàng chưa thực sự đánh giá giá trị của tài sản đảm báo một cách chính xác dẫn đến một số trường hợp bán tài sản thấp hơn giá thị trường. Chưa có bộ phận chuyên trách xử lý TSBĐ; Việc xử lý TSBĐ cũng chưa được linh hoạt, xử lý còn chậm trễ.

- Về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng:

Các quy trình, quy định văn bản tương đối đầy đủ, tuy nhiên việc quản lý tín dụng sau giải ngân chưa được quan tâm, việc thực hiện của một số cán bộ còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào bản chất. Bộ phận quản lý nội bộ là chung cho toàn ngân hàng nên chưa thực sự sát sao tới hoạt động tín dụng của chi nhánh, việc phát hiện sai phạm còn chậm trễ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)