Bối cảnh quốc tế và trong nước:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 97 - 99)

a) Bối cảnh quốc tế:

Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2018 kém tươi sáng do bị tác động bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng, nội bộ châu Âu chia rẽ, bất đồng giữa các nước lớn vẫn chưa được giải quyết, các cuộc xung đột địa - chính trị vẫn đang tiếp diễn... Năm 2019, kinh tế toàn cầu được dự báo còn phải hứng chịu những cú sốc mới khắc nghiệt hơn so với năm 2018.

Nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng phát ngay trong nửa đầu năm 2018 làm đảo lộn cục diện kinh tế toàn cầu. Sóng gió trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tiêu cực đến đà đi lên của kinh tế thế giới. Không chỉ gây tổn hại cho Mỹ và Trung Quốc, những tranh cãi thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu khiến giá cả hàng hóa leo thang, đầu tư giảm, kiểm soát xuất nhập khẩu khắt khe hơn, trong khi thị trường tài chính toàn cầu liên tục biến động. Tháng 10-2018, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu xuống còn 3,7% cho cả năm 2018.

Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi không đồng đều, một số nền kinh tế vẫn phải đối mặt với sức ép và rủi ro nhất định. Tuy nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi, nhưng tính cân đối khi mở rộng kinh tế đã sụt giảm, chỉ số PMI sản xuất toàn cầu cũng đi xuống. Dưới ảnh hưởng của các nhân tố không xác định như tình hình thương mại toàn cầu có xu hướng thu hẹp, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới trở lại bình thường và rủi ro địa - chính trị…, rủi ro sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu dần tích tụ, làm nảy sinh ảnh hưởng nhất

định đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tại châu Á, các nền kinh tế mới nổi có độ phụ thuộc lớn vào dòng vốn đầu tư nước ngoài như Indonesia, sẽ gặp thách thức trong việc giữ ổn định tỷ giá và ngăn sự thoái vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh tế toàn cầu năm 2019 gặp nhiều khó khăn không chỉ bởi hệ lụy từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung năm 2018, khiến các nền kinh tế mất đi một phần lực đẩy, mà trong năm 2019, rủi ro đến từ việc tăng lãi suất sẽ còn lớn hơn cả rủi ro từ xung đột thương mại. Năm 2019, nhiều dự báo cho thấy, FED sẽ còn tiếp tục nâng lãi suất, sau 4 lần nâng lãi suất trong năm 2018. Rõ ràng khi FED tăng lãi suất, dòng vốn ngày càng khan hiếm và bị hạn chế, những nền kinh tế đang phát triển, mới nổi sẽ là nạn nhân đầu tiên. Thực tế cho thấy, trong hai năm trở lại đây, đi kèm với các đợt tăng lãi suất và thắt chặt thanh khoản của FED là sự đảo chiều của dòng vốn đầu tư quốc tế tháo chạy khỏi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chảy ngược về Mỹ. Do đó, để hạn chế tác động này, nhiều nước chủ động nâng lãi suất đồng nội tệ để bảo đảm nền kinh tế vẫn có được suất sinh lời hấp dẫn, cũng như giữ được giá trị đồng nội tệ trước áp lực rút vốn của giới đầu tư quốc tế. Lãi suất tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, xu hướng chống toàn cầu hóa gia tăng… tiếp tục đẩy nền kinh tế thế giới vào một chu kỳ tăng trưởng chậm hơn.

b) Bối cảnh trong nước:

Cho dù bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng vững, song song với lạm phát ở mức vừa phải và tỷ giá tương đối ổn định. Các nhà hoạch định chính sách nên tận dụng lợi thế trong lúc động lực tăng trưởng còn đang thuận lợi để đẩy mạnh cải cách cơ cấu nhằm tăng cường đầu tư và tăng trưởng dựa trên khu vực tư nhân, song song với cải thiện hiệu suất đầu tư công.

Trong bối cảnh thương mại Việt Nam có độ mở cao, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ còn hạn chế, Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động bên ngoài. Căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang có thể dẫn đến suy giảm nhu cầu về các mặt hàng xuất khẩu, đồng thời thanh khoản trên toàn cầu bị thắt chặt có thể làm giảm dòng vốn đầu tư cũng như đầu tư nước ngoài. Trong nước, cải cách

doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng chậm lại có thể ảnh hưởng đến viễn cảnh tăng trưởng và gia tăng các nghĩa vụ cho khu vực công.

Là một nền kinh tế mở, Việt Nam cần duy trì chính sách tiền tệ có khả năng ứng phó, tỷ giá linh hoạt và bội chi ngân sách thấp để nâng cao khả năng chống chịu những cú sốc có thể diễn ra. Các ngân hàng Thương mại tại Việt Nam cần luôn quan tâm phân tích tình hình kinh tế thế giới, ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới đối với Việt Nam cũng như đánh giá những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy đến cho Ngân hàng và các doanh nghiệp để có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho chính Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)