Nhóm giải pháp bổ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 109 - 112)

Nâng cao công tác xử lý và giải quyết dứt điểm nợ xấu

Xử lý và giải quyết dứt điểm nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, CN cần có những biện pháp để phát hiện những khoản vay có vấn đề và đưa ra phương án thích hợp giải quyết dứt điểm.

- Miễn giảm tiền vay đối với doanh nghiệp bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường.

- Các doanh nghiệp có nợ xấu do nguyên nhân bất khả kháng có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục SXKD, Chi nhánh Hoàn Kiếm có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ.

- Các doanh nghiệp có khả năng trả nợ mà cố tình không trả nợ Chi nhánh phải phối hợp với chính quyền, các cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý nghiêm minh làm gương cho các doanh nghiệp khác.

- Đối với các doanh nghiệp có hàng tồn đọng nhiều chưa bán được để có tiền trả nợ thì Chi nhánh có thể giới thiệu đơn vị mua hàng giúp doanh nghiệp giải quyết số hàng tồn đọng này, sớm thu hồi vốn để trả nợ Vietinbank Hoàn Kiếm.

- Đối với nợ xấu, nhân viên Chi nhánh Hoàn Kiếm cần phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xuyên, có thể là hàng tháng, theo dõi và xử lý nợ xấu tiềm ẩn, nợ xấu phát sinh mới nên phân tích tình hình nợ xấu qua đó xác định được CBTD nào có vấn đề, xác định được nợ xấu tiềm ẩn thuộc khách hàng và đơn vị nào.

- Khai thác các tài sản bảo đảm nợ vay: Trước hết phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ thủ tục đảm bảo tiền vay của các khản nợ xấu, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, đảm bảo hợp lệ, đầy đủ để tạo điều kiện cho việc xử lý. Tiến hành các bước và biện pháp xử ký tài sản phù hợp với thực trạng từng trường hợp cụ thể.

Hiện nay, tại các chi nhánh của Vietinbank đã và đang áp dụng các biện pháp sử dụng các công cụ bảo hiểm và chứng khoán hóa các khoản nợ vay để xử lý tổn thất sau cho vay nhưng ở CN Hoàn Kiếm vì quy mô còn nhỏ nên việc áp dụng các biện pháp này vẫn chưa được chú trọng, vì vậy việc hoàn thiện công tác xử lý tổn thất sau cho vay tại Vietinbank Hoàn Kiếm bằng các biện pháp này cần phải được đưa vào sử dụng để có thể giảm thiểu được RRTD đem lại cho PGD.

Sử dụng các công cụ bảo hiểm

Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ các nguyên nhân mà NH không lường trước được. Vì vậy, sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng.

Ưu điểm của biện pháp sử dụng bảo hiểm tín dụng là khi rủi ro tín dụng xảy ra thì nó có thể khắc phục một cách tốt nhất hậu quả của rủi ro đó, tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là do phải đóng một khoản phí bảo hiểm trước mắt trong khi đó nhiều người lại có xu hướng coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, thêm vào đó, ngành bảo hiểm nước ta cũng chưa thực sự phát triển đạt đến mức độ tạo dựng được niềm tin cho KH nên nhiều KH cũng như NH không mấy hứng thú trong việc mua và sử dụng bảo hiểm tín dụng.

Hiện nay, các NHTM Việt Nam gần như không sử dụng công cụ này hoặc chỉ sử dụng đối với một hoặc một số sản phẩm do tính phức tạp trong thủ tục thẩm định cũng như thủ tục vay vốn hoặc có nguy cơ mất vốn cao (như cho vay mua xe, tàu thuyền đánh bắt xa bờ,…). Tuy nhiên, do việc phòng ngừa rủi ro tín dụng xảy ra cần phải được đặt lên hàng đầu dẫn đến việc sử dụng các công cụ bảo hiểm đóng vai trò quan trọng. Vì vây, Vietinbank nói chung hay CN Hoàn Kiếm nói riêng cần đưa công cụ bảo hiểm là một trong những điều kiện để được vay vốn. Chất lượng tín dụng càng cao thì tỷ lệ bảo hiểm RRTD càng thấp, khi RRTD của một DN tăng lên, Vietinbank cần yêu cầu tỷ lệ bảo hiểm rủi ro tín dụng cao hơn. Rõ ràng, việc tăng lên của các khoản bảo hiểm này là cần thiết để bù đắp cho mất mát dự kiến cao hơn về khoản tín dụng vì khả năng khoản tín dụng sẽ không được hoàn trả.

Ngoài ra, CN cũng cần kết hợp thêm một số công cụ bảo hiểm cho nguồn thu nợ thứ hai của mình bằng cách: Yêu cầu DN mua bảo hiểm tài sản thế chấp, giải thích rõ những lợi ích mà DN có được nếu rủi ro xảy ra sẽ được bên bảo hiểm thanh toán hộ nợ vay. Xem xét kỹ tính pháp lý của TSBĐ, tuân thủ các thủ tục pháp lý, công chứng và đăng ký đầy đủ TSBĐ theo quy định trước khi giải ngân.

Hiện nay, bảo hiểm người vay của CN chỉ áp dụng đối với các sản phẩm tín chấp, thẻ tín dụng. Vì thế, nên mở rộng hình thức này bảo hiểm này trước mắt đối với các ngành nghề có độ rủi ro cao: cho vay mua xe ô tô, xe tải, xe chở khách, bất động sản, tàu thuyền nhằm đảm bảo khả năng thanh toán các khoản tín dụng khi có rủi ro xảy ra.

Chứng khoán hóa tài sản đòi hỏi NH phải dành riêng một nhóm các TSĐB cho các khoản vay mua nhà thế chấp hoặc cho vay tiêu dùng và bán ra thị trường những chứng khoán được phát hành trên những tài sản đó. Khi tài sản được thanh toán, NH sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khoán được mua bán tự do đó. Còn NH sẽ nhận lại phần vốn đã bỏ ra để có tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này chi trả cho các chi phí hoạt động hay tạo ra những sản phẩm mới. Chứng khoán hóa các khoản vay giúp: cho phép thực hiện những yêu cầu đầu tư hay chỉ tiêu mới của NH, đảm bảo tính thanh khoản cho các khoản vay đóng băng; đồng thời NH có thể thu thêm khoản lệ phí qua việc quản lý những khoản vay được chứng khoán hóa. Trong khi quản lý các khoản vay được chứng khoán hóa, NH có thể đưa những khoản cho vay này ra khỏi bảng cân đối kế toán, giúp loại trừ được RRTD có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm​ (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)