Năm 2010 Hofstede đã đưa ra mô hình hình củ hành về các yếu tố cấu thành VHDN bao gồm 4 lớp: Giá trị, nghi lễ, anh hùng, và biểu tượng (hình 2).
Hình 1.3. Mô hình các yếu tố VHDN của Hofstede
(Nguồn: Hofstede, 2010)
Lớp ngoài cùng là biểu tượng, đây là mức độ hời hợt nhất. Các biểu
tượng bao gồm các từ ngữ, hình ảnh, logo, kiến trúc, mô hình dịch vụ của doanh nghiệp. Lý do tại sao các biểu tượng là mức độ hời hợt nhất của mô hình củ hành là vì các biểu tượng là vật mang vật chất của văn hóa; chúng có thể dễ dàng được thay thế bởi một hệ thống khác.
Lớp thứ hai là Anh hùng, là những người mang những đặc điểm được công nhận cao. Các anh hùng là bất tử, và họ có thể đóng vai trò là hình mẫu lý tưởng của doanh nghiệp.
Lớp thứ ba là Nghi thức của doanh nghiệp, Các nghi thức bao gồm hành vi giao tiếp của các thành viên trong doanh nghiệp, các quy định về giao tiếp, làm việc trong nội bộ doanh nghiệp cũng như với bên ngoài. Nghi lễ là các hoạt động tập thể được sử dụng để thể hiện về tình cảm, văn hóa của doanh nghiệp ra bên ngoài như lễ hội, quy trình, thủ tục… Trong doanh nghiệp, các nghi lễ được coi là thiết yếu về mặt xã hội.
Lớp trong cùng là Giá trị, Các giá trị chủ yếu đề cập đến niềm tin, giá trị, đạo đức và tinh thần của doanh nghiệp. Giá trị này theo tác giả là vô thức, điều này nghĩa là nó được hình thành theo thời gian thành thói quen vô thức của các thành viên mà họ dường như cũng không nhận ra.
Về cơ bản mô hình này của Hofstede cũng tương tự như mô hình của Schein, nhưng Hofstede thêm một yếu tố đó là Anh hùng hay hình mẫu. Tuy nhiên, anh hùng hay hình mẫu có thể nằm trong lớp thứ hai của mô hình Schein. Nó thể hiện niềm tin hay giá trị mà các thành viên doanh nghiệp đặt vào ai đó, hay những đặc tính, tố chất của một hình mẫu nào đó mà doanh nghiệp tôn vinh, là kim chỉ nam cho các thành viên doanh nghiệp hướng theo.