Mục tiêu chính của luận văn này nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng VHDN của Kenli để VHDN Kenli phát huy các lợi ích giúp Kenli ngày càng phát triển. Để đạt được mục tiêu này, luận văn này được thực hiện nghiên cứu theo các bước như sau:
Sơ đồ 2.1. Qui trình thực hiện nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Bước 1: Tác giả xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu. Thực hiện nghiên cứu và thực hiện khung lý thuyết về VHDN, từ đó lựa chọn mô hình VHDN, các bước xây dựng VHDN phù hợp kết hợp tình hình thực tế tại Kenli để xác định phương pháp nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua nghiên cứu các công trình về VHDN, xây dựng VHDN của các nhà nghiên cứu đi trước, sách báo… đồng thời thu thập dữ liệu thông quan phỏng vấn, khảo sát thực tế tại Kenli.
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Đề xuất giải pháp
Khung lý thuyết và mô hình áp dụng Thu thập dữ liệu thứcấp
Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và thực tiễn
Phân tích dữ liệu rút ra thực trạng và đánh giá Xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu
Bước 3: Dựa trên kết quả thu thập được từ bước 2, tiến hành phân tích thực trạng và đánh giá công tác xây dựng VHHN, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng VHDN cho Kenli.
2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Bước đầu tiên của giai đoạn này là nghiên cứu các lý thuyết và các nghiên cứu về VHDN trong nước và quốc tế nhằm xác định các khái niệm và các yếu tố tạo thành VHDN cốt lõi để áp dụng cho luận văn này.
Mặc dù khái niệm và các yếu tố cấu thành VHDN đã rất nhiều các nghiên cứu trong nước và trên thế giới đưa ra. Tuy nhiên, trong mỗi nghiên cứu đều có những điểm tương đồng và không tương đồng về khái niệm và các yếu tố này do cách tiếp cận khác nhau và mục đích nghiên cứu khác nhau. Việc áp dụng xây dựng VHDN cho mỗi doanh nghiệp khác nhau cũng dựa trên bối cảnh và thực trạng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hướng tới một VHDN vững mạnh thì đều yêu cầu mỗi DN xây dựng VHDN của mình cũng phải dựa trên những nguyên tắc chung. Do đó, việc nghiên cứu các lý thuyết cụ thể là khái niệm, vai trò, quy trình xây dựng, các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN của các nghiên cứu trước đây trong nước và trên thế giới là quan trọng để từ đó đề xuất khái niệm và vận dụng quy trình xây dựng VHDN dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố và sự phân bổ các nguồn lực phục vụ cho công tác xây dựng VHDN phù hợp nhất đối với Kenli.
Cách thực hiện
Đầu tiên luận văn này xem xét, đánh giá, phân tích các khái niệm và quy trình xây dựng VHDN, các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng VHDN, phân bổ các nguồn lực để phục vụ công tác xây dựng VHDN.
Về khái niệm VHDN, chúng tôi phân tích các nghiên cứu điển hình trong nước như các nghiên cứu của PGS.TS Đỗ Minh Cương, PGS.TS Dương
Thị Liễu, GS. Trần Ngọc Thêm. Đối với các nghiên cứu nước ngoài chúng tôi xem xét các nghiên cứu của Hofstede, Chatman và đồng nghiệp, tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đây những nghiên cứu điển hình đã đưa ra những khái niệm về VHDN mà được rất nhiều các nghiên cứu sau này thừa nhận và áp dụng. Chúng tôi đã phân tích những điểm mạnh, và điểm hạn chế của khái niệm VHDN của các tác giả này đưa ra. Sau đó, chúng tôi đã lựa chọn những điểm tương đồng trong khái niệm đồng thời so sánh với bối cảnh thực tế của nghiên cứu này để đề xuất khái niệm về VHDN áp dụng cho luận văn này.
Đồng thời, các thông tin dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo của công ty, trang web công ty, báo chí. Mục đích của việc thu thập dữ liệu này nhằm để đánh giá thực trạng về tình hình hoạt động của công ty, cơ cấu tổ chức cũng như các yếu tố cấu thành VHDN của Kenli hiện có.
Về xây dựng VHDN, cũng tương tự, tôi xem xét các yếu tố cấu thành VHDN mà các nghiên cứu Edgar H. Shein và các bước xây dựng VHDN của Julie Heifetz & Richard Hagberg, đây là hai nghiên cứu điển hình mà hầu hết các nghiên cứu quốc tế và trong nước đã áp dụng mô hình của hai nghiên cứu này áp dụng cho nghiên cứu của họ. Trong phạm vi luận văn này, để đơn giản và phù hợp với một doanh nghiệp non trẻ như Kenli, chúng tôi đề xuất mô hình các yếu tố cấu thành VHDN chung bao gồm 2 lớp: các yếu tố hữu hình và các yếu tố vô hình.
Sau khi đã xác định được các yếu tố cấu thành VHDN và như thế nào là một VHDN mạnh phục vụ cho lợi ích của công ty, chúng tôi chuyển sang bước tiếp theo thu nhập dữ liệu thực tế của doanh nghiệp.
2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Nguồn dữ liệu tiếp theo cho luận văn này đó là nguồn sơ cấp. Để có được nguồn dữ liệu sơ cấp này, nghiên cứu đã thực hiện các khảo sát thực tế ở doanh nghiệp.
Có hai cách thu thập dữ liệu sơ cấp là định tính và định lượng. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là để thu thập dữ liệu phục vụ phân tích thống kê và áp dụng cho nghiên cứu cụ thể. Do đó, dữ liệu tập hợp được chuẩn hóa, điều này có nghĩa là quá trình phỏng vấn là như nhau đối với tất cả những người tham gia. Thường nghiên cứu định lượng được thiết kế dưới dạng bảng hỏi có cấu trúc với các câu trả lời đơn giản là tích vào lựa chọn.
Trong khi đó, nghiên cứu định tính thường là với mục đích để đưa ra một lý thuyết, hiểu sâu hơn về quan điểm cá nhân. Các nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp này phụ thuộc vào việc quan sát, lắng nghe và diễn giải các hiện tượng hơn là phương pháp thống kê hoặc các phép đo số.
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm so sánh, đánh giá mức độ cảm nhận của CBNV công ty về VHDN của công ty. Do đó việc sử dụng nghiên cứu định lượng là phù hợp nhất trong nghiên cứu này vì dễ dàng đánh giá chính xác và so sánh được bằng số mức độ cảm nhận của CBVN công ty về VHDN so với chuẩn. Hơn nữa, một bảng câu hỏi vừa nhanh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, có thể dễ dàng nhân rộng hơn so với những nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính.
Dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn và được in ra gửi trực tiếp cho các cán bộ nhân viên trong toàn công ty trong thời gian khoảng 20 ngày.
Các bƣớc xây dựng bảng hỏi:
Bước 1. Xây dựng nội dung bảng hỏi. Bảng hỏi này bao gồm các câu hỏi nhằm đánh giá nhận thức và những cảm nhận của CBNV Kenli về vai trò của VHDN cũng như các yếu tố cấu thành VHDN của Kenli. Trong đó mỗi yếu tố là một câu hỏi đóng với các mức độ đánh giá dựa trên thang điểm 5: 1điểm- Hoàn toàn không đồng ý; 2 điểm – Không đồng ý; 3 điểm- Không ý kiến; 4 điểm – Đồng ý; 5 điểm- Hoàn toàn đồng ý.
Bước 2. Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi. Sau khi xây dựng bảng hỏi, chúng tôi đã gửi cho 5 CBNV công ty trả lời thử để kiểm tra mức độ rõ nghĩa của câu hỏi và tính toán thời gian trả lời câu hỏi, đồng thời xin ý kiến đóng góp của Ban lãnh đạo công ty. Bảng hỏi sau khi được chỉnh sửa hoàn thiện chúng tôi mới tiến hành phát cho các cán bộ nhân viên trong toàn bộ hệ thống của công ty.
Bước 3. Tiến hành khảo sát chính thức.
Nội dung bảng hỏi :
Bảng hỏi bao gồm 2 phần chính (xem bảng 2.1): đánh giá nhận thức của cán bộ nhân viên về vai trò của VHDN, mức độ cảm nhận của CBNV của công ty về VHDN của Kenli (chi tiết bảng hỏi xem phụ lục 1).
Bảng 2.1. Cấu trúc bảng hỏi phỏng vấn về cảm nhận của CBNV Kenli về VHDN
Cấu trúc Mục đích Nội dung Số
lƣợng câu hỏi
Giới thiệu chung Giới thiệu mục đích của bảng khảo sát và cách trả lời cho người trả lời. -Giới thiệu lý do bảng hỏi -Mục đích của bảng hỏi
-Sự đảm bảo thông tin -Hướng dẫn trả lời Phần 1. Đánh giá mức độ nhận thức của CBNV trong công ty Kenli về vai trò của VHDN
Thu được kết quả thực tế nhận thức về vai trò của VHDN của CBNV Kenli.
-Vai trò trong tăng năng suất lao động và tạo động lực cho CBNV -Vai trò tăng hình ảnh, vị thế của doanh nghiệp 7 Phần 2. Đánh giá mức độ cảm nhận Thu thập dữ liệu về cảm nhận CBNV -Các yếu tố hữu hình -Các yếu tố vô hình 14
của CBNV của Kenli về các yếu tố cấu thành VHDN của Kenli công ty về các yếu tố cấu thành VHDN Kenli
Thông tin người trả lời
(Nguồn: Tác giả đề xuất) Phần 1. Đánh giá mức độ nhận thức của CBNV trong công ty Kenli về vai trò của VHDN
Phần này nhằm xem xét mức độ nhận thức của CBNV Kenli về vai trò của VHDN. Từ kết quả thực tế này là căn cứ đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của CBNV công ty về VHDN để có ý thức trong việc duy trì và thực hiện VHDN của công ty.
Phần này bao gồm các câu hỏi được thiết kế dựa trên khung lý thuyết thảo luận ở phần 1.5 trong chương 1, về những lợi ích mà VHDN mang lại cho doanh nghiệp như lợi ích giúp công ty tăng năng suất lao động, nâng cao vị thế trên thị trường, nâng cao uy tín và thương hiệu đối với người tiêu dùng. Vai trò của VHDN phải được bản thân các CBNV công ty nhận thức được rõ thì họ mới ý thức trong việc cùng công ty xây dựng và hoàn thiện VHDN cũng như thấm nhuần và tiếp thu VHDN đang có. VHDN có được duy trì và phát triển hay không phụ thuộc vào CBNV của công ty có cảm nhận được vai trò của VHDN đối với sự phát triển của công ty hay không. Việc đánh giá nhận thức và cảm nhận về vai trò VHDN của CBNV để biết được có hay không CBNV công ty đã hiểu hết được mức độ quan trọng của VHDN và là căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN của Kenli.
Phần 2. Đánh giá mức độ cảm nhận của CBNV Kenli về các yếu tố cấu thành VHDN của Kenli
công ty phần lớn nhờ vào việc Mục tiêu của phần này đánh giá mức độ mạnh yếu của VHDN Kenli để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện và xây dựng VHDN mạnh cho Kenli. Đây là phần trọng tâm của bảng khảo sát này. Thông qua việc thu thập sự cảm nhận của CBNV của công ty về VHDN chúng tôi sẽ biết được VHDN của Kenli đang ở tình trạng như thế nào. Phần này bao gồm các yếu tố cấu thành VHDN đang có của Kenli mà chúng tôi đã thu được từ dữ liệu thứ cấp. sau khi so sánh với khung lý thuyết bao gồm các yếu tố hữu hình (bao gồm 10 yếu tố) và nhóm các yếu tố vô hình (bao gồm 4 yếu tố) được xác định từ các mô hình cấu trúc VHDN của Hofstede, Chatman và đồng nghiệp Edgar H. Shein.
Nhóm các yếu tố hữu hình, đây là nhóm mà các yếu tố biểu hiện và
các hành vi có thể quan sát được hoặc mặc dù khó quan sát nhưng vẫn có thể nhìn thấy được, cảm thấy được, các giá trị có thể cảm nhận được nhóm này bao gồm hai nhóm yếu tố của mô hình Schein là biểu tượng (có thể nhìn thấy, hành vi có thể nhìn thấy) và giá trị chuẩn mực của doanh nghiệp (có thể cảm nhận được). Bao gồm các biểu tượng của doanh nghiệp (logo, kiến trúc hay
bài trí, trang phục của doanh nghiệp). Các biểu tượng của VHDN như logo của doanh nghiệp, hay logo sản phẩm, cách bài trí, kiến trúc thể hiện đặc trưng riêng của doanh nghiệp, trang phục hay đồng phục của các thành viên trong doanh nghiệp được quy định bởi doanh nghiệp. Nhóm các yếu tố này dễ dàng nhận ra nhất và thường được biểu hiện ra bên ngoài, được truyền thông không chỉ trong doanh nghiệp mà quan trọng hơn nó dường như là biểu hiện của VHDN của doanh nghiệp. Nghi lễ, lễ hội, khẩu hiệu, bài hát truyền thống,
hoạt động xã hội (trợ giúp, trách nhiệm xã hội…). Đây là nhóm yếu tố không
phải doanh nghiệp nào cũng có nhất là những doanh nghiệp mới thành lập. Đây cũng có thể là nhóm biểu tượng vì nó thể hiện hoạt động, biểu tượng về tinh thần của doanh nghiệp. Thường nhóm yếu tố này được tạo ra và duy trì
khi doanh nghiệp đã có một thời gian dài phát triển, có quy mô đủ lớn và đã có vị trí nhất định trên thị thường. Tầm nhìn, mục tiêu, quy trình làm việc, quy
định. Những yếu tố này khó có thể nhìn thấy được nhưng có thể cảm nhận được thông qua tinh thần tập thể, cách thành viên làm việc, ứng xử. Ngày nay thường được xây dựng thành văn bản rõ ràng và được truyền đạt và thấu hiểu bởi thành viên doanh nghiệp. Đây là nhóm yếu tố hướng đến hành vi của thành viên của doanh nghiệp.
Nhóm các yếu tố vô hình (Giá trị ngầm). Niềm tin, hình mẫu, giá trị
hay gọi là các giá trị ngầm mà không thể phát ngôn, viết hay định hình được có thể là nó cho thấy với doanh nghiệp điều gì quan trọng. Nó có thể là sự sáng tạo, sự hài hước, liêm chính, cống hiến, tôn trọng lẫn nhau, lòng tốt và đóng góp cho xã hội (Kumar, 2016). Đây là nhóm yếu tố dường như không thể nhìn thấy và khó cảm nhận và không dễ tạo ra và thay đổi. Nó dường như đi vào một cách vô thức nhận thức của thành viên doanh nghiệp, nó được xây dựng trong thời gian dài theo sự phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa ở mức độ này thể hiện quá trình tâm lý của các thành viên doanh nghiệp. Những giá trị này chỉ ra điều gì là tốt hay xấu, cách mà thành viên phản ứng cảm xúc với những gì đang diễn ra. Nó giống như “bản đồ trí não” chỉ ra cách tư duy hay cách phản ứng như nhau của các thành viên trong doanh nghiệp. Văn hóa ở cấp độ này cung cấp cho các thành viên của mình ý thức cơ bản về bản sắc và xác định các giá trị mang lại lòng tự trọng (Hatch & Schultz, 2004).
Phân tích kết quả của phần này để nghiên cứu có căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện, cũng như xây dựng VHDN của Kenli trở thành VHDN mạnh, phát huy được hết các lợi ích của VHDN đối với sự phát triển công ty.
Phƣơng pháp lấy mẫu
Theo Nguyễn Đình Thọ trong giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, để tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và đảm bảo độ
chính xác trong nghiên cứu nên cần phải chọn mẫu. Để chọn mẫu cần trải qua 5 bước: xác định đám đông nghiên cứu, xác định khung mẫu, xác định kích thước mẫu, chọn phương pháp chọn mẫu và cuối cùng tiến hành chọn mẫu.
Mẫu tổng thể là toàn bộ cán bộ công nhân viên của Kenli từ Ban lãnh đạo đến các nhân viên ở trụ sở chính và 5 showroom cũng như chi nhánh trên toàn quốc.
Do số lượng tổng thể số lượng nhỏ và mẫu tổng thể ở đây là số lượng cán bộ công nhân viên của Kenli biết được do đó, mẫu khảo sát sẽ được xác định lấy khoảng 20% trong tổng thể 225 CBVN, do đó cỡ mẫu được xác định là 45 nhân viên. Ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, trong danh sách 225 CBNV của công ty đã được chúng tôi chỉ để tên và sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái. Sau đó từ danh sách chúng tôi chọn ngẫu nhiên để lấy ra 45 số tương ứng với 45 tên CBNV để tham gia trả