Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 25 - 26)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của ngân hàng

Thứ nhất, vốn huy động là cơ sở để ngân hàng chủ động trong kinh doanh. Các ngân hàng có lượng vốn dồi dào sẽ có ưu thế trong việc tài trợ các hợp đồng lớn và dài hạn không chỉ trọng lĩnh vực cho vay và đầu tư mà còn trong các lĩnh vực khác như bảo lãnh, đồng tài trợ, thuê mua tài chính, kinh doanh ngoại tệ… Tương tự như vậy, trong hoạt động thanh toán các ngân hàng có nhiều vốn sẽ dễ dàng thực hiện việc thanh toán, chi trả của mình.

Thứ hai, vốn huy động đảm bảo uy tín, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Một ngân hàng có nguồn vốn lớn, linh hoạt sữ đảm bảo cho ngân hàng khả năng thanh toán, chi trả cho khách hàng, sẵn sàng cung ứng các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.

Thứ ba, vốn huy động ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng tín dụng. Vốn của ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Các ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay nhỏ hơn. Trong khi đó, các ngân hàng lớn sẽ có thuận lợi hơn trong việc tài trợ cho hoạt động tín dụng, đầu tư và có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động. Hơn nữa, các khách hàng lớn thường có xu hướng tìm đến các ngân hàng có nguồn vốn lớn với nhiều dịch vụ.

Thứ tư, vốn huy động ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động ổn định, cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn và đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ góp phần tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 25 - 26)