Thực trạng quản lý vốn huy động tại BIDV Chi nhánh Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 70 - 75)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Thực trạng quản lý vốn huy động tại BIDV Chi nhánh Tỉnh

Cũng giống với Agribank, BIDV Lai Châu cũng luôn bám sát sự điều hành của NHNN, BIDV và diễn biến thị trường, triển khai nhiều giải pháp kinh doanh cụ thể, phù hợp với thực tiễn trên địa bàn. Đẩy mạnh huy động vốn với nhiều hình thức linh hoạt, đặc biệt là công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu BIDV, giới thiệu, quảng cáo rộng rãi các sản phẩm dịch vụ và tiện ích của ngân hàng đến các doanh nghiệp, tổ chức và dân cư; thực hiện tốt chính sách khách hàng, cũng như đổi mới phong cách phục vụ.

3.2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động

Vốn huy động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, quy mô tăng trưởng VHĐ sẽ quyết định tới quy mô và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của bất kì Ngân hàng nào. Vì vậy, các Ngân hàng đều rất quan tâm tới việc làm thế nào để tăng trưởng quy mô VHĐ, đặc biệt vào đầu 2013 tình hình thiếu hụt thanh khoản trầm trọng thì tăng trưởng VHĐ là việc cấp bách hơn bao giờ hết. Mặc dù tình trạng thanh khoản biến động như vậy nhưng Chi nhánh vẫn luôn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp. Tốc độ tăng trưởng quy mô VHĐ của Chi nhánh trong giai đoạn 2013-2015 được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.13. Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu Đơn vị tính: Triệu đồng; % Chỉ tiêu 2013 2014 14/13 2015 15/14 Tổng nguồn vốn 1.406.349 1.535.287 9,17 1.857.493 20,99 1. Vốn huy động 996.684 1.171.252 17,51 1.404.380 19,9 Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn (%) 70,87 76,29 75,61 Từ dân cư 638.835 771.833 20,82 1.005.097 30,2 - Tỷ trọng (%) 64,1 65,9 71,57 Từ TCKT 187.798 237.286 26,35 244.484 3 - Tỷ trọng (%) 18,84 20,26 17,41% Từ đối tượng khác (TCTD) 170.051 162.133 -4,66 154.799 -4,5 - Tỷ trọng (%) 17,06 13,84 11,02 2. Nguồn vốn khác 409.665 364.035 -11,3 453.113 24,47 Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn (%) 29,13 23,71 24,39

Nguồn: BIDV Lai Châu - Báo cáo tổng kết qua các năm

Qua bảng 3.13, ta thấy nguồn vốn huy động của BIDV Lai Châu qua các năm 2013 - 2015 đều tăng trưởng. Về tốc độ tăng trưởng vốn huy động, năm 2013 tổng nguồn vốn huy động tăng 30,81% so với năm 2012, đạt 996.684 triệu đồng; năm 2014 tiếp tục tăng 17,51% so với năm 2013 với tổng nguồn vốn huy động là 1.171.252 triệu đồng; đến năm 2015 tăng 19,90% so với năm 2014 với tổng nguồn vốn huy động là: 1.404.380 triệu đồng. Điều này cho thấy những nỗ lực cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh trong việc thực hiện những giải pháp đúng đắn và đồng bộ nhằm thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn.

Bảng 3.14. So sánh số vốn cho vay và số vốn huy động của BIDV Lai Châu giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu VND Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tổng vốn cho vay 1.375.385 1.602.280 1.943.873 Tốc độ tăng trưởng (%) 21 21,3 Tổng vốn huy động 996.684 1.171.252 1.404.380 Tốc độ tăng trưởng (%) 30,81 17,51 19,90 Chênh lệch -378.701 -431.028 -539.493

Qua bảng 3.14 ta thấy:

Cũng giống với tình trạng của Agribank Lai Châu. BIDV Lai Châu có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nhưng không đáp ứng được nhu cầu cho vay. Chi nhánh phải vay nguồn vốn điều hòa từ Trung ương và các nguồn ủy thác đầu tư để bù đắp cho nguồn vốn thiếu hụt do nhu cầu cần vốn của nền kinh tế cao. Chi nhánh phải chi phí về trả lãi nguồn nhiều hơn vì phí điều hòa vốn cao hơn lãi suất trần, từ đó dẫn đến thu nhập của chi nhánh giảm đi. Như vậy để công tác huy động vốn thực sự có hiệu quả, chi nhánh phải gắn huy động vốn với sử dụng vốn. Lấy sử dụng vốn làm cơ sở để huy động vốn, quyết định chi phí đầu vào đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Chi nhánh cần nỗ lực tìm mọi biện pháp và đề ra các giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng nguồn vốn nhằm đảm bảo tính thanh khoản.

3.2.2.2. Thực trạng quản lý lãi suất chi trả

Trong các năm từ 2013 đến 2015, thực hiện sự chỉ đạo của BIDV Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Lai Châu, BIDV Lai Châu đã rất nhiều lần thay đổi lãi suất theo tình hình biến động của thị trường.

Năm 2013, Chi nhánh đã hạ dần lãi suất huy động, áp dụng ở mức 6 - 6,75%/năm đối với các kỳ hạn từ 01-11 tháng; 8-8,2%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng; lãi suất USD cao nhất là 1,25%/năm đối với tiền gửi khách hàng cá nhân và 0,25%/năm đối với tiền gửi tổ chức kinh tế.

Năm 2014, Chi nhánh áp dụng lãi suất huy động như sau: Kỳ hạn dưới 1 tháng là từ 0,8% đến 1%/năm; lãi suất từ 4,5%-5%/ năm đối với kỳ hạn từ 1-5 tháng; lãi suất từ 5,5%-6,3%/năm đối với các kỳ hạn từ 6-36 tháng; lãi suất USD cao nhất là 0,75%/năm đối với tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân và 0,25%/năm đối với tiền gửi tổ chức kinh tế.

Năm 2015, Chi nhánh áp dụng lãi suất huy động như sau: Kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm; lãi suất từ 4,8%-5,2%/ năm đối với kỳ hạn từ 1-5 tháng; lãi suất từ 5,3%-6,3%/năm đối với các kỳ hạn từ 6-36 tháng; lãi suất USD là 0%/năm đối với tất cả các loại tiền gửi.

3.2.2.3. Thực trạng quản lý kỳ hạn

Bảng 3.15. Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn của BIDV Lai Châu

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

1. Tiền gửi không kỳ hạn 408.591 470.979 508.871

- Tỷ trọng (%) 41 40,21 36,23 2. Tiền gửi có kỳ hạn 588.093 700.273 895.509 - Tỷ trọng (%) 59 59,79 63,77 - Tốc độ tăng trưởng (%) 19,08 27,88 2.1 Dưới 12 tháng 400.412 485.350 571.439 2.2 Trên 12 tháng 187.681 214.923 324.070 Tổng nguồn huy động 996.684 1.171.252 1.404.380 Nguồn: BIDV Lai Châu - Báo cáo tổng kết qua các năm

Các nguồn vốn huy động thường gắn liền với một kỳ hạn nhất định, được các ngân hàng tuyên bố đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn. NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lai Châu hiện có các hình thức huy động vốn theo kỳ hạn hết sức đa dạng, đáp ứng được các mục đích khác nhau của người gửi tiền: gửi với mục đích thanh toán, gửi với mục đích an toàn, sinh lợi.

Qua bảng cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn ta thấy tiền gửi có kỳ hạn nói chung và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng nói riêng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Cụ thể: tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng các năm đều chiếm trên 59% so với tổng nguồn vốn huy động.

BIDV Lai Châu huy động được một lượng tiền gửi kể cả không kỳ hạn đến có kỳ hạn đề tăng trưởng đều qua các năm từ 2013 đến 2015. Như vậy, có thể nói BIDV có cơ cấu nguồn ổn định, đây chính là điều quan trọng trong công tác huy động vốn.

Qua Biểu đồ 3.6 thể hiện xu hướng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại BIDV Lai Châu tăng trưởng mạnh qua các năm. Tiền gửi có kỳ hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn huy động: Năm 2013 chiếm 59%; năm 2014 tăng 19.08%, chiếm 59,79%; năm 2015 tăng 27,88%, chiếm 63,77% . Xu hướng này thể hiện thu nhập của người dân có tính ổn định. Các hình thức huy động tiền gửi theo kỳ hạn của ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu gửi tiền của các tầng lớp dân cư.

Biểu đồ 3.6. Thực trạng huy động vốn phân theo kỳ hạn

3.2.2.4. Thực trạng thanh khoản của nguồn vốn huy động

Đánh giá nguồn vốn huy động qua sự tăng giảm quy mô, sự thay đổi cơ cấu vốn vẫn chưa đủ để kết luận Ngân hàng huy động vốn có hiệu quả hay không. Nếu Chi nhánh chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay hết thì sẽ dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm lợi nhuận. Và ngược lại, nếu không huy động đủ vốn để cho vay thì Chi nhánh sẽ mất những cơ hội để mở rộng khách hàng, tăng lợi nhuận và làm giảm uy tín của Chi nhánh trên thị trường. Do đó, Chi nhánh muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận an toàn và nâng cao được hình ảnh, uy tín của mình thì phải đảm bảo nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn phù hợp với nhau về quy mô, cơ cấu, thời hạn cũng như là chi phí huy động và cho vay nhằm đạt được sự thông suốt trong quá trình “vận chuyển vốn”.

3.2.2.5. Thực trạng phát triển các công cụ nợ mới

Lịch sử phát triển của các ngân hàng cũng là lịch sử phát triển các công cụ nợ. Bên cạnh vay ngân hàng Nhà nước và vay trên thị trường liên ngân hàng trong nước, các ngân hàng đang vươn tay tới thị trường liên ngân hàng quốc tế. Nhiều ngân hàng đang phát triển và sử dụng các chứng chỉ tiền gửi, các hợp đồng mua bán lại, các giấy nợ ngân hàng. Cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và giữa các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng, cách mạng công nghệ đang làm cho thị trường tài chính liên tục phát triển và tạo ra các sản phẩm mới.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thị trường các công cụ nợ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Lai Châu nói riêng đang có những bước tiến quan trọng. Các công cụ nợ truyền thống đang được mở rộng: Tiền gửi thanh toán đang được khuếch trương, hướng tới mục tiêu là các tầng lớp dân cư. Mở rộng qui mô, kéo dài kỳ hạn, đa dạng hóa các loại tiền gửi tiết kiệm nhằm huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư đang là hoạt động trọng tâm của ngân hàng. Dân chúng đã biết đến ngân hàng như là nơi đảm bảo an toàn và sinh lợi cho các khoản tiền tiết kiệm của họ. Ngoài loại hình tiết kiệm ngắn hạn bằng nội tệ truyền thống, BIDV Lai Châu đã đưa ra các loại tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc đảm bảo bằng ngoại tệ, tiền gửi trên 12 tháng. Bên cạnh huy động tiết kiệm, nhiều ngân hàng đã phát hành kỳ phiếu, trái phiếu (có loại có thể chuyển đổi), tạo công cụ nợ mới, làm phong phú thị trường nguồn vốn của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 70 - 75)