Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý vốn huy động tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 90)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.4.Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý vốn huy động tại các

trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Chiến lược huy động vốn hiện nay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu được xây dựng từ giai đoạn 2010-2015 nên khi thực hiện và có thực tế kiểm định, chiến lược bộc lộ những điểm yếu trong môi trường đã thay đổi.

Môi trường bên trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu: là đơn vị mới được hình thành trên cơ sở tách tỉnh. Sự thay đổi căn bản môi trường bên trong theo hướng tăng cường mạnh mẽ nội lực của ngân hàng từ bộ máy, mạng lưới, nền tảng công nghệ, đến các sản phẩm dịch vụ, và thị phần.

Môi trường bên ngoài của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu như: diễn biến phức tạp của nền kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng bạn trên địa bàn thường xuyên thay đổi và ngày càng phức tạp cũng dẫn đến chiến lược huy động vốn cần hoàn thiện hơn:

- Môi trường kinh tế

Việc chính thức là thành viên của WTO đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Ngân hàng là một trong những ngành mở cửa mạnh nhất và ảnh hưởng sâu rộng nhất.

Hệ thống tài chính, ngân hàng một nước có thể ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính, ngân hàng trên thế giới cũng như Việt Nam. Điển hình là khủng hoảng của thị trường cho vay bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ.

Đặc biệt, từ 01/01/2011, các ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng VNĐ từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng, không còn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao. Sản phẩm tồn đọng không tiêu thụ được, doanh nghiệp thiếu vốn… Tác động theo hướng tiêu cực đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng nói chung và của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng.

Tình hình kinh tế xã hội Lai Châu còn khó khăn hơn các tỉnh khác trong cả nước. Là tỉnh nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 80%. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh chỉ đạt trung bình 4,5%, GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 18,2 triệu đồng.

Tình hình kinh tế xã hội thay đổi đã tác động đáng kể đến thu nhập, tiêu dùng và tích luỹ của dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội.

- Môi trường văn hóa xã hội:

Thói quen cất giữ tiền và vàng tại nhà thay vì gửi vào ngân hàng còn phổ biến trong văn hóa dân cư, trên địa bàn tỉnh Lai Châu văn hóa này càng thể hiện rõ hơn.

Từ năm 2008 đến nay, dưới tác động của hội nhập và cạnh tranh, hệ thống tài chính ngân hàng cải tiến vượt bậc, lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện. Thói quen chi tiêu của dân cư cũng đang có nhiều biến đổi chuyển từ các chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu là chính sang hoàn thiện và nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn điều kiện sinh hoạt. Thành thị vẫn là khu vực có nhiều nguồn tiền nhàn rỗi và hiện là thị trường huy động chính của các ngân hàng.

- Chính sách tiền tệ của NHNN

Việc sử dụng công cụ lãi suất của NHNN trong thời gian qua đã tạo ra nhiều thách thức đối với NHTM trong hoạt động huy động vốn.

Thị trường lãi suất có biến đổi liên tục. Năm 2013, 2014 lãi suất huy động thấp dẫn đến tâm lý người dân là không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà dùng số tiền đó để đầu tư lĩnh vực kinh tế nào đó như kinh doanh bất động sản.. Đến năm 2015 lãi suất huy động tăng nhưng không đáng kể.

Lai Châu là một địa bàn miền núi nhỏ hẹp nhưng tính đến thời điểm 2015 có đến 3 ngân hàng thương mại, điều này dẫn đến sự cạnh tranh trong kinh doanh gây khó khăn cho công tác huy động vốn. Vì hầu như các NHTM cổ phần lại vượt rào, lách luật để thu hút khách hàng tiền gửi từ các NHTM khác như: bằng cách tặng cho họ những quyền lợi vật chất (kể cả bằng tiền) xem như khuyến mãi nhưng thực chất là nâng lãi suất huy động vượt trần.

- Yếu tố công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông:

Do sức ép cạnh tranh và tạo nền tảng giới thiệu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích tiên tiến, các ngân hàng đang chú trọng đầu tư cho hiện đại hoá công nghệ thông tin. Các NHTM nhà nước tích cực triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng, hình thành ngân hàng lõi (core- banking) hiện đại. Cùng với đó, các ngân hàng cổ phần cũng tích cực đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, gia tăng các hệ thống ứng dụng hiện đại. Tuy vậy, hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng chưa đủ đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại; hệ thống ứng dụng chưa theo kịp nhu cầu phát triển các tiện ích mới; tính tự động hoá chưa cao và đặc biệt chưa đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu quản lý, quản trị điều hành hoạt động ngân hàng trực tuyến.

Cơ sở hạ tầng của ngành viễn thông có tốc độ phát triển nhanh chóng. Giá cước bưu chính viễn thông giảm mạnh. Nhu cầu tiêu thụ máy điện thoại và số thuê bao internet tăng nhanh. Việc sở hữu và sử dụng một điện thoại di động không còn là nhu cầu xa xỉ đối với đông đảo người dân ngay cả ở khu vực nông thôn bởi giá điện thoại cũng như cước phí đã giảm đáng kể.

Chỉ số xếp hạng về sẵn sàng nối mạng của Việt Nam so với các nước khác đã được cải thiện một bước. Cơ sở pháp lý cho giao dịch điện tử đang được hoàn thiện.

- Yếu tố môi trường pháp lý

Chính phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt và Chỉ thị 20/2007/CT- TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai trả

lương qua tài khoản ngân hàng cho các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước trên toàn quốc là yếu tố pháp lý quan trọng cho các ngân hàng đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng thêm tiện ích cho khách hàng từ đó cơ hội gia tăng nguồn vốn giá rẻ cho ngân hàng.

- Yếu tố cạnh tranh.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày cảng trở lên mạnh mẽ. Những năm gần đây số lượng ngân hàng tăng nhanh trên địa bàn, ngoài 3 ngân hàng thương mại nói trên còn xuất hiện những thương hiệu mạnh như Liên Việt Postbank; các quỹ tín dụng nhân dân cũng dần xuất hiện trên địa bàn.

- Kế hoạch chiến lược được cụ thể hóa bởi kế hoạch hàng năm. Chiến lược này chưa chuẩn so với điều kiện thực tế mà chi nhánh đã thực hiện.

- Thị trường vốn những năm gần đấy có nhiều biến động nên chiến lược, kế hoạch khó chính xác.

- Nhận thức của lãnh đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn Lai Châu về cơ cấu tổ chức chưa thật đầy đủ, chưa thấy được vai trò của cơ cấu tổ chức trong hoạt động huy động vốn. Việc bố trí nhân sự còn nhiều bất cập và chưa phù hợp với năng lực của cán bộ.

- Tại các chi nhánh loại III của Agribank còn chưa có phòng dịch vụ maketting, chưa có cán bộ chuyên trách về mảng này. Ngân hàng Vietinbank và BIDV thì mạng lưới ít, chưa có các chi nhánh tại huyện, thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những điểm yếu trong trong kiểm soát hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Lai Châu xuất phát từ một số nguyên nhân:

- Mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều diễn ra theo chiều hướng tích cực, thanh khoản của ngân hàng không bị báo động, ngưồn vốn tự có của ngân hàng cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Lai Châu được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, nhất là các chương trình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, các dự án theo chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh và nhà nước.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa phải là yếu tố sống còn của ngân hàng, nhiều khi hoạt động của ngân hàng mang tính chính trị nhiều hơn.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN HUY ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

4.1. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lai Châu

4.1.1. Tình hình quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Trong những năm gần đây, cùng với chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện chính sách tiền tệ, bên cạnh công tác tự kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng mình và có từng đợt kiểm tra của chi nhánh cấp trên về thanh tra, kiểm tra, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Lai Châu đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh. Qua đó cảnh báo, phát hiện sớm các rủi ro, nguy cơ, dấu hiệu vi phạm để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời, góp phần giúp hệ thống các ngân hàng phát triển an toàn, bền vững.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động tài chính - ngân hàng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của địa phương trong các lĩnh vực, như xây dựng cơ bản, đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất - nhập khẩu, du lịch, dịch vụ và đặc biệt hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hộ nghèo, các gia đình chính sách và xây dựng nông thôn mới... Đến nay, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn được củng cố, mở rộng cả về quy mô và chất lượng hoạt động, tổng số đã có 3 chi nhánh ngân hàng thương mại. Với nhiều hoạt động nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tiền tệ luôn tiềm ẩn rủi ro, trong khi không ít chính sách đưa ra còn bộc lộ những bất cập, không theo kịp thị trường, khiến hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng, nhằm hạn chế tối đa rủi ro đối với hoạt động tiền tệ, đó là ngành ngân hàng chú trọng làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Nhà nước

Chi nhánh Lai Châu chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên theo kế hoạch và đột xuất trên các mặt hoạt động tiền tệ, ngân hàng, như công tác quản trị điều hành, hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu, các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền; giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng chính sách pháp luật. Đồng thời, tham mưu cho cấp ủy triển khai thực hiện kịp thời có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng đã góp phần không nhỏ trong việc giữ vững ổn định hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn, chất lượng tín dụng được nâng cao, rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu luôn dưới mức 3% trên tổng dư nợ; tạo môi trường lành mạnh để các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính mở rộng mạng lưới hoạt động tại Lai Châu, tăng thêm nhiều kênh cung cấp vốn, dịch vụ ngân hàng đến từng thôn, bản, doanh nghiệp.

Trong năm 2013, thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước đã thành lập 3 đoàn thanh tra trực tiếp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại. Cụ thể là 3 ngân hàng nông nghiệp tại các huyện: Mường Tè, Phong Thổ và Tỉnh Lai Châu.

Trong năm 2014, đã thành lập 5 đoàn thanh tra tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn như: Agribank Tỉnh Lai Châu, Agribank huyện Tân Uyên, Agribank huyện Tam Đường, Vietinbank Tinh Lai Châu, Agribank Chi nhánh Thành phố.

Trong năm 2015, đã thành lập 3 đoàn đi thanh tra kiểm tra tại các ngân hàng nông nghiệp huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Than Uyên.

Những lĩnh vực thực hiện thanh tra, kiểm tra, như công tác huy động vốn về lãi suất, kỳ hạn; các hoạt động tín dụng, bảo lãnh; quản lý tài khoản tiền gửi thanh toán của các cá nhân; kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế; huy động vốn; tài chính, kế toán. Các kiến nghị trong kết luận thanh tra đều được các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại nghiêm túc thực hiện.

Cũng qua mỗi đợt thanh tra, kiểm tra, cán bộ trong đơn vị được thanh tra, kiểm tra thêm một lần được rà soát nghiệp vụ đã thực hiện; còn với lãnh đạo thì có thêm cơ hội để đánh giá lại toàn diện hoạt động của đơn vị, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục mặt hạn chế và phát huy mặt mạnh của đơn vị.

Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đã góp phần tích cực trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tiền tệ. Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đã hỗ trợ trực tiếp, tích cực và hiệu quả cho quá trình tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, cũng như xử lý nợ xấu, góp phần đảm bảo an toàn, phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Để làm tốt hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động tín dụng trên địa bàn, bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, cần tăng cường hơn nữa các hoạt động thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại tổ chức tín dụng và hoạt động giám sát từ xa. Đây là kênh thu thập, nắm, phân tích thông tin quan trọng để phát hiện nhanh nhất các dấu hiệu sai sót có thể xảy ra. Qua đó, củng cố niềm tin của khách hàng, doanh nghiệp đối với hệ thống ngân hàng nói chung, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng nói riêng, góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của các tổ chức tín dụng, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Lai Châu trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng…

4.1.2. Xây dựng chiến lược huy động vốn cho thời kỳ 2016- 2020

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Lai Châu cần chuẩn bị cho việc xây dựng một chiến lược huy động vốn tốt hơn và hoàn thiện chiến lược huy động vốn giai đoạn 2011- 2015. Để tiến tới xây dựng được chiến lược huy động vốn cho giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 cần triển khai một số công việc sau đây:

Thứ nhất, thành lập Ban chỉ đạo và nhóm nghiên cứu hoạch định chiến lược huy động vốn giai đoạn 2016-2020.

Thứ hai, tiến hành các bước nghiên cứu, đánh giá:

- Đánh giá chiến lược huy động vốn giai đoạn 2011-2015. Rút ra bài học kinh nghiệm.

- Đánh giá môi trường bên ngoài trong xây dựng chiến lược huy động vốn. - Đánh giá môi trường bên trong của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Lai Châu trong hoạch định chiến lược huy động vốn giai đoạn 2016-2020.

Thứ ba, đề xuất các phương án chiến lược huy động vốn giai đoạn 2016-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 90)