Thực trạng quản lý vốn huy động tại Agribank Chi nhánh Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 65 - 70)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Thực trạng quản lý vốn huy động tại Agribank Chi nhánh Tỉnh

Bám sát điều hành của NHNN, Agribank và diễn biến thị trường, xác định nhiệm vụ huy động vốn và cân đối đủ vốn, phù hợp với yêu cầu kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Agribank Chi nhánh Lai Châu đã áp dụng các giải pháp huy động vốn theo chỉ đạo của Agribank; triển khai các sản phẩm truyền thống; tổ chức xây dựng và giao kế hoạch quý, năm đến từng chi nhánh, phòng giao dịch, đồng thời giao khoán chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ để thực hiện. Vì vậy, chỉ tiêu nguồn vốn tăng trưởng đều qua từng năm.

3.2.1.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động

Hoạt động huy động vốn là tiền đề cho các hoạt động khác của ngân hàng thương mại. Quy mô nguồn vốn huy động là yếu tố đánh giá quy mô của ngân hàng. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của Agribank Lai Châu là đẩy mạnh công tác huy động vốn. Với những thế mạnh của

mình như uy tín, mạng lưới rộng, các chi nhánh được trải đều từ tỉnh xuống huyện, thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh nhẹn, chính xác, thủ tục đơn giản, hình thức huy động phong phú, đa dạng... Agribank tỉnh Lai Châu ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Kết quả là nguồn vốn của chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định, đáp ứng một phần nhu cầu đầu tư tín dụng tại địa phương.

Bảng 3.10. Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu tại Agribank Lai Châu

Đơn vị: Triệu đổng; % Chỉ tiêu 2013 2014 14/13 2015 15/14 Tổng nguồn vốn 3.006.000 3.719.000 23,72 4.516.000 21,43 1. Vốn huy động 2.150.071 2.463.843 14,59 2.611.456 5,99 Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn (%) 71,53 66,25 57,83 Từ dân cư 1.444.390 1.600.074 10,78 1.897.883 18,61 - Tỷ trọng (%) 67 65 73 Từ TCKT 541.088 769.755 42,26 615.725 -20,01 - Tỷ trọng (%) 25 31 23 Từ đối tượng khác (TCTD) 164.593 94.014 -42,88 97.848 4,08 - Tỷ trọng (%) 8 4 4 2. Nguồn vốn khác 855.929 1.255.157 46,64 1.904.544 51,74 Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn (%) 28,47 33,75 42,17

Nguồn: Agribank Lai Châu - Bảng cân đối chi tiết qua các năm.

Số liệu bảng 3.10 cho thấy nguồn vốn huy động của Agribank Lai Châu giai đoạn 2013-2015 có sự tăng trưởng đều, bình quân trên 14% năm, số tuyệt đối năm sau cao hơn năm trước. Đến năm 2015 nguồn vốn mặc dù vẫn tăng nhưng tăng thấp. Lai Châu là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, song Agribank Lai Châu với những lợi thế của mình, vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt nguồn vốn trong dân cư luôn tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn huy động. Đây là bước thắng lợi trong thực hiện chiến lược huy động vốn của Agribank Lai Châu nhằm tạo lập nguồn vốn vững chắc để đầu tư tín dụng.

hàng, khẳng định chiến lược đúng đắn của chi nhánh trước những biến động của thị trường tài chính để phát triển bền vững.

3.2.1.2. Thực trạng quản lý lãi suất chi trả

Chi phí tổng nguồn vốn được xây dựng, tính toán dựa trên 2 nguồn tiền chính là nguồn tiền gửi và nguồn tiền vay. Theo diễn biến lãi suất bình quân của nguồn vốn; lãi suất bình quân có xu hướng giảm dần theo sự điều chỉnh của ngân hàng nhà nước từ 5% xuống 4%/năm.

3.2.1.3. Thực trạng quản lý kỳ hạn

Bảng 3.11. Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn của Agribank Lai Châu

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

1. Tiền gửi không kỳ hạn 802.432 1.000.524 949.579

- Tỷ trọng (%) 37 41 36 2. Tiền gửi có kỳ hạn 1.347.638 1.463.319 1.661.877 - Tỷ trọng (%) 63 59 64 - Tốc độ tăng trưởng (%) 18,36 8,58 13,57 2.1 Dưới 12 tháng 1.132.489 1.050.661 1.110.050 2.2 Trên 12 tháng 215.149 370.054 515.483 Tổng nguồn huy động 2.150.070 2.463.843 2.611.456

Nguồn: Agribank Lai Châu - Báo cáo tổng kết qua các năm

Số liệu ở bảng 3.11 cho thấy, trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm, tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng đều qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm dần. Đây chủ yếu là nguồn vốn thanh toán của các tổ chức kinh tế. Đặc điểm của nguồn vốn này là biến động mạnh, nhưng lại có ưu thế lãi suất huy động rẻ, góp phần hạ thấp lãi suất đầu vào của NHTM.

Qua bảng 3.10 và bảng 3.11 tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Agribank Lai Châu là cao.

Biểu đồ 3.5. Thực trạng huy động vốn phân theo kỳ hạn

Biểu đồ 3.5 thể hiện xu hướng tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng mạnh qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn huy động: năm 2013 tăng 18,36%, chiếm 63%; năm 2014 tăng 8,58%, chiếm 59%; năm 2015 tăng 13,57%, chiếm 64%. Xu hướng này thể hiện thu nhập của người dân có tính ổn định. Các hình thức huy động của ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu gửi tiền của các tầng lớp dân cư.

Qua phân tích tình hình huy động vốn của Agribank Lai Châu, có thể thấy sự linh hoạt trong điều hành hoạt động của chi nhánh để vừa đảm bảo nguồn vốn ổn định trong kinh doanh, vừa khai thác các nguồn vốn rẻ một cách hợp lý nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao nhất.

3.2.1.4. Thực trạng thanh khoản của nguồn vốn huy động

Bảng 3.12. So sánh số vốn cho vay và số vốn huy động của Agribank giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu VND Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tổng vốn cho vay 2.870.996 3.499.918 3.888.829 Tốc độ tăng trưởng (%) 21,12 21,91 11,11 Tổng vốn huy động 2.150.070 2.463.843 2.611.457 Tốc độ tăng trưởng (%) 14,52 14,59 5,99 Chênh lệch -720.926 -1.036.075 -1.277.372

Qua bảng 3.12 ta thấy:

Tuy tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu cho vay. Chi nhánh phải vay nguồn vốn điều hòa từ Trung ương và các nguồn ủy thác đầu tư để bù đắp cho nguồn vốn thiếu hụt do nhu cầu cần vốn của nền kinh tế cao. Chi nhánh phải chi phí về trả lãi nguồn nhiều hơn vì phí điều hòa vốn cao hơn lãi suất trần, từ đó dẫn đến thu nhập của chi nhánh giảm đi. Như vậy để công tác huy động vốn thực sự có hiệu quả, chi nhánh phải gắn huy động vốn với sử dụng vốn. Lấy sử dụng vốn làm cơ sở để huy động vốn, quyết định chi phí đầu vào đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Chi nhánh cần nỗ lực tìm mọi biện pháp và đề ra các giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng nguồn vốn nhằm đảm bảo tính thanh khoản.

Tốc độ tăng trưởng dự nợ và tốc độ tăng trưởng huy động vốn có sự lệch pha và tăng trưởng không ổn định qua các năm. Không phải tăng trưởng huy động cao là tăng trưởng tín dụng cũng cao mà ngược lại.

Với sự dồi dào nguồn vốn ngắn hạn cho phép Agribank Lai Châu tránh được rủi ro trong thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu rút tiền đột xuất, đảm bảo thực hiện các dịch vụ của ngân hàng, nó cũng cho phép ngân hàng dễ dàng chuyển đổi một phần nguồn vốn này để cho vay trung, dài hạn, tạo điều kiện cho ngân hàng thay đổi kết cấu dư nợ: từ chỗ chỉ tập trung cho các đơn vị quốc doanh đến việc phục vụ cho tất cả các thành phần kinh tế. Phần dư nguồn vốn ngắn hạn không sử dụng hết đều được Agribank Lai Châu sử dụng đầu tư cho vay trung hạn.

Tóm lại, việc huy động và sử dụng vốn của ngân hàng chưa thực sự hợp lý: huy động vốn tăng nhưng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung dài hạn có tăng về cơ cấu, qui mô nhưng còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Về sử dụng vốn: quy mô, tỷ trọng cho vay ngắn hạn ít và trung dài hạn nhiều. Điều này buộc ngân hàng phải chuyển hoán một phần lớn nguồn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Nếu việc quản trị danh mục tài sản, nguồn vốn không tốt thì ngân hàng phải đối đầu với nhiều loại rủi ro trong thanh khoản. Như vậy, hiệu quả công tác huy động vốn chưa cao.

3.2.1.5. Thực trạng phát triển các công cụ nợ mới

Bên cạnh những sản phẩm huy động vốn truyền thống, Agribank đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn dân cư hấp dẫn đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn: tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn dưới hình thức kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi... Ngoài ra, Agribank cũng có những nguồn vốn huy động khác để kịp thời đáp ứng nhu cầu tín dụng, thanh toán... như vay Ngân hàng nhà nước, nhận vốn đồng tài trợ ủy thác hoặc tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Đây cũng là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, ổn định và ít rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 65 - 70)