Các hệ thống chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Các hệ thống chỉ tiêu

Đề tài đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu sau:

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về vốn huy động từ tiền gửi.

- Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn - Tiền gửi tiết kiệm

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá.

- Chứng chỉ tiền gửi - Trái phiếu

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN HUY ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

3.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Bốn hướng đều giáp các tỉnh có cửa khẩu, đây cũng chính là lợi thế của tỉnh Lai Châu nói chung và của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng. Với vị trí địa lý này, bên cạnh vốn huy động từ dân cư trong nước, Lai Châu còn có thể huy động và thực hiện các dịch vụ liên quan từ các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài qua hoạt động thương mại biên giới. Hoạt động này ngày càng được mở rộng trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, ký kết các hiệp ước thương mại song phương và đa phương. Theo thống kê của Ủy ban Biên giới Chính phủ và Ban Hợp tác biên giới của Bộ Công thương, doanh thu từ hoạt động thương mại biên giới của Việt Nam năm sau cao hơn năm trước1. Đây là một trong những đặc điểm khác biệt của Lai Châu.

Tuy nhiên với địa hình miền núi hiểm trở được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa (Thanh Hóa).Giao thông chủ yếu là đường bộ, việc đi lại còn rất nhiều khó khăn, người dân ở các xã đến các điểm giao dịch của ngân hàng tương đối xa và hiểm trở. Điều này cũng làm cho công tác huy động vốn gặp phải những khó khăn nhất định.

1Trần Thu Nga, Phát triển hoạt động thương mại biên giới trong tình hình mới, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 2/2016.

Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm Thành phố Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các ngân hàng thương mại trong địa bàn phát triển được mạng lưới rộng như Agribank đã có các chi nhánh tại các huyện thị và các phòng giao dịch nằm trên địa bàn các xã; Vietinbank đã có 1 phòng giao dịch tại huyện Than Uyên và 3 phòng giao dịch nằm trên địa bàn Thành phố; BIDV đã có 1 PGD tại huyện Phong Thổ và 2 PGD trên địa bàn Thành phố. Mạng lưới rộng được phân bổ đều sẽ tạo điều kiện cho các NHTM thu hút được nguồn vốn từ dân cư một cách thuận lợi.

Dân số toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống Trình độ dân cư trên địa bàn còn thấp, không đồng đều giữa các dân tộc dẫn đến thói quen giữ tiền mặt cũng như lưu thông tiền mặt còn phổ biến và khó thay đổi. Điều này cũng gây khó khăn trong công tác huy động vốn của các NHTM trên địa bàn.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tiềm năng phát triển nông, lâm, thủy sản

Tỉnh Lai Châu có diện tích rộng, với tổng diện tích đất tự nhiên lên tới 906.878,70 ha (chủ yếu là đất đỏ, vàng nhạt phát triển trên đá cát, đá sét và đá vôi, kết cấu khá chặt chẽ, có độ phì nhiêu khá). Đây là cơ hội cho tỉnh Lai Châu phát triển sản xuất nông - lâm - thủy sản, phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao như cây cao su, cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới tại cao nguyên Sìn Hồ, Hồ Thầu, Dào San; phát triển cây chè ở Tam Đường, Than Uyên và thành phố Lai Châu; phát triển rừng kinh tế, rừng phòng hộ gắn với công nghiệp chế biến, nuôi trồng thủy sản tại lòng hồ các công trình thủy điện,…Với tiềm năng đất đai và ngành nghề đa dạng như vậy, người dân tỉnh Lai Châu những năm gần đây có thể nói là giàu vì đất qua giao dịch bất động sản, trao đổi nông sản cũng là nguồn các NHTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu có thể huy động và cho vay lại.

3.1.2.2. Tiềm năng phát triển công nghiệp

Là một tỉnh miền núi, rất dồi dào về khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, với trên 20 loại khoáng sản khác nhau thuộc trên 120 điểm mỏ có giá trị công nghiệp, trong đó có nhiều loại khoáng sản quý hiếm như quặng vàng, đồng, sắt, nhôm, chì, đất hiếm ở Đông Bao, Nậm Xe (huyện Phong Thổ), mỏ đá đen ở Nậm Ban (Sìn Hồ), đá trắng, đá màu, đá vôi,... Đây là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng,... Về thủy điện: Với địa hình đồi núi, có nhiều dãy núi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và he ̣p, cùng hệ thống sông suối khá dầy, nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn, lượng mưa hàng năm cao nên Lai Châu có nhiều tiềm năng để xây dựng, phát triển hệ thống các công trình thủy điện vừa và nhỏ, cung cấp nguồn điện cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. Phát triển công nghiệp bảo quản chế biến nông - lâm sản: Do đặc thù là tỉnh miền núi, có rất nhiều tiềm năng phát triển nông - lâm - thủy sản, nhất là sản xuất, chế biến lâm sản, các loại rau, quả thực phẩm, thịt tươi sống,... Đó là những cơ hội lớn để cho các nhà đầu tư nghiên cứu, đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp hỗ trợ khác.

3.1.2.3. Tiềm năng phát triển văn hóa - xã hội - Về du lịch

Tỉnh Lai Châu có vị trí ở giữa hai điểm du lịch nổi tiếng là Sa Pa và Điện Biên Phủ, có các quốc lộ 4D, QL32 và QL12 nối Lai Châu với Hà Nội - Điện Biên - Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc); có hệ thống đường thủy Sông Đà và các hồ lớn tại các công trình thủy điện như: Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát; có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: động Tiên Sơn và thác Tác Tình (Tam Đường), động Pusamcap (Thành phố Lai Châu), núi đá ô tại Sìn Hồ, các khu rừng trên sườn núi Hoàng Liên Sơn và các hồ thủy điện lớn, cùng với bản sắc văn hóa của 20 dân tộc anh em, đặc biệt cao nguyên Sìn Hồ (có độ cao trên 1.500m) có chế độ khí hậu mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có nhu cầu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch như: phát triển các loại hình du lịch, xây dựng các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng gắn với phát triển nông nghiệp chất lượng cao, phát triển cây dược liệu, hoa màu, cây ăn quả ôn đới. Tuy nhiên, do đặc thù là tỉnh miền núi, là địa bàn sinh sống của phần lớn đồng bào

dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn ở mức cao. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư quan tâm, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, xây dựng các cơ sở đào tạo ở các bậc học khác nhau, tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn có thêm nhiều cơ hội để học tập, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội cho địa phương. Lúc này, trình độ người dân được nâng cao, cũng tạo điều kiện cho người dân được tiếp xúc hơn với ngân hàng. Họ sẽ giao dịch với ngân hàng thường xuyên hơn. Lúc này, đồng tiền họ làm ra sẽ biết gửi vào ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi không hề nhỏ.

3.1.2.4. Tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ

Như các phần trên đã nêu tỉnh Lai Châu là tỉnh có biên giới đất liền với Trung Quốc, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng. Đặc biệt, tỉnh đã và đang xây dựng hệ thống các chính sách thu hút đầu tư, xây dựng hệ thống chợ, siêu thị vào Khu Kinh tế cửa khẩu (Khu KTCK) và trung tâm các huyện, thành phố; thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa và các loại dịch vụ qua biên giới. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các nhà đầu tư phát triển các hoạt động thương mại - dịch vụ, trao đổi, giao lưu buôn bán hàng hóa với nước bạn, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực biên giới. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển thương mại tạo ra nguồn vốn dồi dào cho các NHTM trên địa bàn.

3.1.3. Đặc thù công tác quản lý vốn huy động tại các NHTM tỉnh Lai Châu

Chính sách của nhà nước đối với các NHTM tại các tỉnh miền núi: Chính sách của nhà nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là địa bàn miền núi như tỉnh Lai Châu. Khi nhà nước khuyến khích việc mở rộng huy động vốn thì sẽ có các chính sách văn bản hướng dẫn cụ thể, từ đó các NHTM sẽ có các căn cứ pháp lý để thực hiện nghiệp vụ này một cách thuận lợi hơn. Ngược lại, khi Nhà nước không khuyến khích thì tất yếu công tác này sẽ rất khó có khả năng tồn tại và phát triển. Chính phủ đã ban hành các chính sách ưu đãi đặc thù cho Tỉnh kém phát triển như Lai Châu và tăng cường ưu tiên vốn đầu tư để phát triển nhanh các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như:

đường nối tuyến Hà Nội - Lào Cai đến thành phố Lai Châu, cửa khẩu Ma Lù Thàng. Lai Châu thu hút được các nguồn vốn đầu tư để bảo vệ nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Điều này giúp các NHTM trên địa bàn Tỉnh thu hút được các nguồn vốn về cho ngân hàng mình.

Các NHTM trên dịa bàn tỉnh Lai Châu không phải là cơ quan lập sách mà chỉ là cơ quan thực hiện. Nhiệm vụ chính là đảm bảo thực hiện đúng định hướng chính sách của ngành và pháp luật của Nhà nước.

3.1.4. Các ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn Tỉnh Lai Châu

Như phần đầu luận văn đã chỉ rõ, ở Lai Châu có 3 NHTM đang hoạt động và thực hiện chức năng huy động vốn. Phần viết dưới đây sẽ đi sâu vào nghiên cứu thực trạng quản lý huy động vốn của từng ngân hàng đó.

3.1.4.1. Agribank chi nhánh Tỉnh Lai Châu

a. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank tỉnh Lai Châu

Ngày 05/01/2004 Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam ký Quyết định số 01/QĐ/HĐQT-TCCB về việc chuyển trụ sở chi nhánh Agribank tỉnh Lai Châu theo địa giới hành chính tỉnh trên cơ sở tỉnh Lai Châu cũ được chia tách thành 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

Vào thời điểm chia tách, Chi nhánh Agribank tỉnh Lai Châu có 05 chi nhánh ngân hàng huyện và 02 phòng giao dịch, hoạt động trên một địa bàn rộng. Ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất của Agribank tỉnh Lai Châu rất nghèo nàn, lạc hậu, nhiều chi nhánh trong tình trạng kinh doanh thua lỗ, việc làm của cán bộ viên chức không ổn định, thu nhập thấp, tổng nguồn vốn huy động tại thời điểm này chỉ đạt 134 tỷ đồng; dư nợ cho vay các thành phần kinh tế mới đạt 160 tỷ đồng; tổng số cán bộ viên chức có 87 người, trong đó 32 viên chức có trình độ đại học; 39 viên chức có trình độ trung học và tương đương; 16 viên chức chưa qua đào tạo.

Qua hơn 10 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, đến nay Agribank tỉnh Lai Châu đã có mạng lưới hoạt động là 08 chi nhánh các cấp, 05 phòng giao dịch hoạt động trên khắp các huyện, thị xã, thị trấn, thị tứ và cả những nơi có điều kiện kinh doanh khó khăn nhất. Cơ sở vật chất của ngân hàng được xây dựng khang trang, hiện đại. Ngân hàng đã sắp xếp lại mô hình tổ chức, phát triển kinh doanh theo hướng đa

năng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, thay đổi cơ chế điều hành, thực hiện khoán tài chính đến tất cả các chi nhánh phụ thuộc, tạo động lực mới trong toàn ngân hàng, cán bộ viên chức có việc làm ổn định, thu nhập ngày càng được nâng cao.

Tính đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tại địa phương đạt 2.611 tỷ đồng, cho vay nền kinh tế đạt 3.889 tỷ đồng.

Tổng số cán bộ viên chức hiện nay của Agribank tỉnh Lai Châu là 175 người, trong đó cán bộ có trình độ trên đại học là 2; đại học: 106; cao đẳng là 26, trung cấp và khác là 41; có 02 viên chức đang theo học chương trình cao học.

Qua quá trình phấn đấu, nỗ lực vượt khó của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức trong hệ thống, đến nay Agribank tỉnh Lai Châu đã được xếp hạng BB nhánh loại I, với mạng lưới rộng, năng lực tài chính mạnh, đóng góp tích cực, có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương.

b. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Agribank tỉnh Lai Châu

Agribank tỉnh Lai Châu là chi nhánh cấp I, hạch toán phụ thuộc, có cân đối riêng và bảng cân đối tài khoản, đại diện theo uỷ quyền của Agribank Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank Việt Nam.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Agribank tỉnh Lai Châu

Chi nhánh Agribank Lai Châu có chức năng trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín

Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng Kế hoạch kinh doanh Tổ thẩm định Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng điện toán Phòng Dịch vụ - Mar keting

dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank Việt Nam trên địa bàn hành chính tỉnh Lai Châu; Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác để cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với các thành phần kinh tế; Tổ chức hạch toán kinh doanh và phân phối kinh doanh theo thu nhập của Agribank Việt Nam.

Agribank Lai Châu là chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam, ngoài những đặc điểm chung của Agribank Việt Nam, chi nhánh còn có những đặc điểm riêng, đó là:

- Là chi nhánh có qui mô tương đối lớn (nguồn vốn huy động >1.000 tỷ, có 175 cán bộ viên chức, 07 chi nhánh phụ thuộc, (địa bàn rộng). Chi nhánh được Agribank Việt Nam xếp lên hạng chi nhánh loại I từ năm 2011.

- Hoạt động trong môi trường không thuận lợi: Tỉnh Lai Châu là một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 46)