Quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 26)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại

1.3.1. Khái niệm về quản lý

Theo giáo trình quản lý kinh tế của TS. Trần Đình Tuấn - Đại học Thái Nguyên thì quản lý có rất nhiều khái niệm khác nhau:

- Quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác.

- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng tác cùng chung tổ chức.

- Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm.

- Quản lý là trách nhiệm đối với một vấn đề nào đó, là quản lý người khác và có việc tự quản lý đối với việc của mình.

- Quản lý nói chung là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

- Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công việc quản lý bao gồm 4 nhiệm vụ chủ yếu:

+ Lập kế hoạch + Triển khai kế hoạch + Kiểm tra, kiểm soát

+ Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực hiện

Trong đó, các nguồn lực có thể sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ.

1.3.2. Khái niệm quản lý vốn huy động của các ngân hàng thương mại

Giống như quy trình quản lý nói chung, quản lý vốn huy động trong các NHTM cũng gồm 4 giai đoạn: Lập kế hoạch huy động vốn; Triển khai kế hoạch huy động vốn; Kiểm soát vốn huy động; Tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện.

1.3.2.1. Lập kế hoạch huy động vốn

Kế hoạch huy động vốn của NHTM cũng bao gồm: Chiến lược huy động vốn và kế hoạch thực hiện.

a)Chiến lược huy động vốn: Chiến lược là một loại hình kế hoạch dài hạn, thể hiện tầm nhìn của đơn vị kinh doanh. Chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại là chiến lược cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng trong huy động vốn. Các ngân hàng thương mại chi nhánh thường không phải chủ thể lập ra chiến lược, mà là đơn vị thực hiện, tuân thủ chiến lược của ngân hàng mẹ.

- Chiến lược huy động vốn của NHTM bao gồm: Các mục tiêu chiến lược và các phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu huy động vốn cho ngân hàng trong khoảng thời gian dài, thường từ 3 đến 5 năm. Mục tiêu chiến lược thường là tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong thời kỳ chiến lược. Phương thức chiến lược thường là các phương thức cạnh tranh như: Cạnh tranh bằng giá, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng sự khác biệt và cạnh tranh bằng mối quan hệ với khách hàng.

- Quá trình hình thành chiến lược huy động vốn của NHTM là quá trình phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của ngân hàng để xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và nguy cơ trên cơ sở xây dựng ma trận SWOT để xác định mục tiêu và giải pháp chiến lược.

- Xây dựng chiến lược huy động vốn là quá trình không dễ, tốn kém nhưng lợi tích đối với ngân hàng là vô cùng lớn, có tính chất sống còn của ngân hàng.

b) Kế hoạch huy động vốn:

- Hàng năm mỗi ngân hàng đều phải xây dựng cho mình một kế hoạch huy động vốn cụ thể. Kế hoạch huy động hàng năm xác định định lượng cụ thể về số lượng vốn cần huy động theo thời hạn nhất định như năm, quý, tháng; theo thời gian huy động như: Vốn ngắn hạn, vốn dài hạn; theo nhóm khách hàng huy động như: khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức…

- Kế hoạch huy động vốn hàng năm là một kế hoạch tất yếu trong hệ thống kế hoạch huy động vốn của ngân hàng, xuất phát từ vai trò quan trọng của loại kế hoạch này. Kế hoạch huy động vốn hàng năm đưa ra các con số cụ thể về quy mô cho thời kỳ một năm và hàng quý, tháng. Giúp cho việc tổ chức triển khai và kiểm soát dễ dàng.

- Kế hoạch huy động vốn hàng năm được xây dựng trên cơ sở cân đối cung và cầu về vốn cho hoạt động của ngân hàng. Quá trình xây dựng kế hoạch huy động vốn hàng năm bao gồm các bước sau:

+ Nghiên cứu nhu cầu về nguồn vốn: Nhu cầu về nguồn vốn bao gồm vốn để đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc, vốn để cho vay, vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và vốn để điều chỉnh kết quả kinh doanh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn, vào thời kỳ tăng trưởng, mỗi ngân hàng và chính sách cho vay.

+ Nghiên cứu năng lực huy động vốn của ngân hàng thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng lực, yếu tố quyết định huy động vốn, kết quả huy động vốn và các yếu tố ảnh hưởng.

+ Nghiên cứu mục tiêu huy động vốn cho từng thời kỳ.

+ Đề xuất phương án về huy động vốn để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả. + Lựa chọn phương án kế hoạch.

+ Quyết định phương án.

+ Phân chia kế hoạch tổng thể thành kế hoạch quý, tháng theo thời hạn huy động và theo nhóm khách hàng huy động.

1.3.2.2. Triển khai kế hoạch huy động vốn

a) Đề ra chính sách huy động vốn

Để triển khai chiến lược ngắn hạn và cụ thể, chính sách huy động vốn là các thức xử lý một vấn đề nào đó trong quá trình hoạt động huy động vốn. Có thể là giá, chất lượng hay quy mô…

Hệ thống chính sách đáp ứng và gợi mở nhu cầu liên quan đến huy động vốn bao gồm:

- Huy động với quy mô, cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất ra sao cho phù hợp, việc huy động và sử dụng vốn gắn kết với nhau ra sao?

- Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi ngân hàng. Nhóm chính sách này nhằm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường đồng thời mở rộng phát triển dịch vụ mới.

- Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ được coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tài chính, ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm vốn ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên.

Hơn nữa, hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn còn bị chi phối bởi giá cả của các dịch vụ khác như chi phí chuyển tiền, phí dịch vụ thanh toán ngân quỹ.

- Các chính sách về tổ chức, kỹ thuật: Đây là các chính sách và biện pháp nhằm làm thuận lợi, nhanh chóng, đơn giản trong quan hệ với khách hàng. Bao gồm việc bố trí mạng lưới thu hút vốn, hoàn thiện công nghệ ngân hàng, cơ chế tài chính đồng thời tổ chức thông suốt hệ thống thanh toán sao cho nhanh chóng, an toàn, chính xác.

- Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp: Các chính sách này được các NHTM rất quan tâm nhằm củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn bó với khách hàng truyền thống và hấp dẫn những khách hàng mới. Trong điều kiện khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả như hiện nay thì chất lượng dịch vụ trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để thu hút vốn. Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo, bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những điều hết sức cần thiết để giữ vững khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới.

Chính sách huy động vốn là công cụ thực hiện chiến lược hoặc kế hoạch huy động vốn của ngân hàng. Chính sách huy động vốn của ngân hàng là phương thức thực hiện mục tiêu huy động vốn.

b) Bố trí nguồn lực

Các NHTM thường có phòng chuyên môn phụ trách công tác huy động vốn. Nhân viên trong phòng này có nhiệm vụ chính là đi tìm các nguồn tiền nhàn rỗi để huy động. Ngoài ra, các NHTM thường áp dụng phương pháp có hiệu quả hơn đó là giao chỉ tiêu nguồn vốn cụ thể đến từng nhân viên trong cơ quan theo từng thời kỳ.

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn

Có kế hoạch tốt chưa hẳn hoạt động huy động vốn của ngân hàng đã có kết quả như mong muốn. Không kém phần quan trọng trong quản lý huy động vốn của ngân hàng là tổ chức thực hiện kế hoạch trên thực tế. Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn bao gồm những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hoàn thiện bộ máy quản lý huy động vốn.

- Lập phương án triển khai kế hoạch huy động vốn.

- Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch huy động vốn.

- Truyền thông và đàm phán trong hệ thống ngân hàng và với khách hàng. - Xây dựng dự trù kinh phí cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn. - Phối hợp hoạt động các đơn vị liên quan trong khuân khổ kế hoạch HĐV. - Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong quá trình hoạt động HĐV. Trong quá trình tổ chức thực hiện ta cần chú ý đến công tác quản lý về các mặt sau:

- Quản lý lãi suất chi trả: Quản lý lãi suất của các khoản nợ là xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì quy mô và kết cấu nguồn phù hợp với yêu cầu sinh lợi của ngân hàng.

- Quản lý kỳ hạn: Là xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn của người sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn.

- Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn.

1.3.2.3. Kiểm soát huy động vốn

Là quá trình thu thập thông tin về thực trạng thực hiện kế hoạch huy động vốn của ngân hàng trong quá trình huy động vốn, xác định độ lệch giữa thực trạng và yêu cầu huy động vốn để có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc. Hệ thống kiểm soát trong ngân hàng cần hoàn thiện và vận hành tốt. Trong đó cần làm rõ:

- Bộ phận, cá nhân nào có nhiệm vụ kiểm soát, cũng có thể dùng bộ máy hiện hành, cũng có thể dùng đến một bộ phận cơ cấu mới.

- Trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận thực hiện kiểm soát. - Đối tượng bị kiểm soát.

- Phương pháp và chuẩn mực của kiểm soát.

- Trách nhiệm và quyền hạn về điều chỉnh trong kiểm soát. - Điều chỉnh các hoạt động thực hiện kế hoạch huy động vốn.

1.3.2.4. Tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện

Những nhà quản lý giỏi là sau mỗi một công việc kết thúc, thường phải tổng kết và rút ra những kinh nghiệm, bài học cho công việc vừa làm. Những bài học, kinh nghiệm đó sẽ là kim chỉ nam cho công việc tiếp theo được thuận lợi, suôn sẻ. Với công tác quản lý vốn huy động cũng vậy, ta cần nhìn lại những bài học từ công tác quản lý của những đồng nghiệp đi trước để rút ra kinh nghiệm, bài học cho chính mình để từ đó là cho công tác của mình được tốt hơn. Và từ đó sẽ tạo ra những sản phẩm mới nhằm thu hút khách hàng.

Sau rốt, căn cứ vào chiến lược, vào nguồn lực hiện có, vào kết quả đúc rút vừa thực hiện, ngân hàng có thể phát triển các công cụ nợ mới

Lịch sử phát triển của các ngân hàng cũng là lịch sử phát triển các công cụ nợ. Bên cạnh vay ngân hàng Nhà nước và vay trên thị trường liên ngân hàng trong nước, các ngân hàng đang vươn tay tới thị trường liên ngân hàng quốc tế. Nhiều ngân hàng đang phát triển và sử dụng các chứng chỉ tiền gửi, các hợp đồng mua bán lại, các giấy nợ ngân hàng. Cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và giữa các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng, cách mạng công nghệ đang làm cho thị trường tài chính liên tục phát triển và tạo ra các sản phẩm mới.

Trong bối cảnh hiện nay khi quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, thị trường các công cụ nợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng. Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, các công cụ nợ truyền thống đang được mở rộng: Tiền gửi thanh toán đang được khuếch trương, hướng tới mục tiêu là các tầng lớp dân cư. Mở rộng qui mô, kéo dài kỳ hạn, đa dạng hóa các loại tiền gửi tiết kiệm nhằm huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư đang là hoạt động trọng tâm của ngân hàng. Người dân đã biết đến ngân hàng như là nơi đảm bảo an toàn và sinh lợi cho các khoản tiền tiết kiệm của họ. Ngoài loại hình tiết kiệm ngắn hạn bằng nội tệ truyền thống, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đưa ra các loại tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc đảm bảo bằng ngoại tệ, tiền gửi trên 12

tháng. Bên cạnh huy động tiết kiệm, nhiều ngân hàng đã phát hành kỳ phiếu, trái phiếu (có loại có thể chuyển đổi), tạo công cụ nợ mới, làm phong phú thị trường nguồn vốn của các ngân hàng.

1.3.3. Tiêu chí đánh giá quản lý nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại

Quản lý nguồn vốn trong các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách hiệu quả và an toàn nhất.

1.3.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng.

Nguồn vốn huy động có quy mô khác nhau theo từng giai đoạn. Các ngân hàng có quy mô lớn thì thường có ưu thế huy động hơn các ngân hàng quy mô nhỏ. Trong tình hình cạnh tranh nhau về thị phần khách hàng, lãi suất thường không có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng, do vậy khách hàng thường lựa chọn các ngân hàng có quy mô lớn để đảm bảo tính an toàn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cững như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn.

Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tãng trưởng nguồn vốn huy ðộng thường được đánh giá thông qua:

Tốc độ tăng trưởng VHÐ = (Tổng VHÐ kỳ này-Tổng VHÐ kỳ trýớc) (Tổng VHÐ kỳ trýớc) *100 Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn huy động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 26)