5. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hệ thống quản lý nhà nước đố
với ngành thú y
1.1.3.1. Chính sách pháp luật của Nhà nước về Thú y
Căn cứ vào Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 29/4/2004 của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội khoá 11 về thú y, tại điều 5, chương I qui định rõ:
- Nhà nước đầu tư cho các hoạt động thú y sau đây:
+ Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực thú y.
+ Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ quan nghiên cứu về thú y, kiểm dịch động vật; cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; cơ sở kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.
+ Phát triển hệ thống thông tin, giám sát dịch bệnh.
+ Xây dựng khu cách ly kiểm dịch động vật tại một số cửa khẩu hoặc tại nơi thích hợp đối với động vật thuỷ sản.
+ Xây dựng và thực hiện chương trình khống chế, thanh toán một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật và bệnh từ động vật lây sang người.
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật.
- Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
- Nhà nước có chính sách đối với người làm công tác thú y cơ sở; khuyến khích các hoạt động bảo hiểm vật nuôi, hành nghề thú y.
Ở cấp tỉnh, nếu chủ trương, vận dụng và chính sách tốt sẽ giúp cho năng lực hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành thú y trong tỉnh được đồng bộ, hoạt động thú y sẽ thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước qui định. Người chăn nuôi được hưởng lợi từ sự đầu tư của tỉnh cũng như các tổ chức khác cho hệ thống thú y để sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần cho sự phát triển của Nông nghiệp - nông thôn và nông dân.
1.1.3.2. Đầu tư
Yếu tố đầu tư ảnh hưởng rất lớn tới việc hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống chẩn đoán, kiểm tra, kiểm soát của ngảnh theo hướng tiên tiến, hiện đại phù hợp với sự phát triển của ngành. Cơ chế đầu tư được hình thành từ nguồn ngân sách Trung ương, vốn của các tổ chức, cá nhân.
Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ tạo môi trường làm việc hiệu quả cho cơ quan quản lý nhà nước ngành thú y từ trung ương đến địa phương. Đồng thời yếu tố đầu tư góp phần củng cố, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thú y, hỗ trợ cho đội ngũ thú y cơ sở.
1.1.3.3. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thú y
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển thương mại, du lịch trên thế giới và khu vực, sự quan tâm của cộng đồng đối với dịch bệnh động vật lây sang người và vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như yêu cầu của sự phát triển chăn nuôi hàng hoá đang đòi hỏi sự cố gắng của toàn ngành thú y, nhất là sự quan tâm thực sự và đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước đến đội ngũ cán bộ thú y .
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và thông tin khoa học công nghệ về thú y, cụ thể gồm:
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn như tham gia khoá đào tạo sau đại học thuộc các chuyên ngành thú y theo quy định;
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thú y để nâng cao kỹ năng tổ chức các lớp tập huấn về phòng chống dịch, vệ sinh thú y trong chăm sóc nuôi dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu chăn nuôi, giết mổ; soạn thảo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học chuyên ngành thú y; tổ chức khai thác, quảng bá sản phẩm khoa học, công nghệ thú y theo quy định;
- Xây dựng trang thông tin khoa học công nghệ và môi trường, quản lý, sử dụng trang thông tin điện tử chuyên ngành thú y theo quy định.
1.1.3.4. Nhận thức của cộng đồng dân cư, người chăn nuôi, kinh doanh, tiêu dùng về lĩnh vực thú y
Kết quả khảo sát mới đây của OIE cho thấy về mặt số lượng thì đa số các cơ sở Chăn nuôi động vật đều là những cơ sở chăn nuôi nhỏ. Cơ quan thú y các nước đều cho rằng người chăn nuôi nhỏ chiếm giữ vị trí quan trọng trong kinh tế chăn nuôi nhưng cũng coi thành phần này là một mắt xích yếu trong an toàn sinh học ở các cấp quốc gia nên dễ bị nhiễm bệnh và làm dịch bệnh lây lan. Đa số cơ quan thú y các nước đều nhất trí rằng cần phải tăng cường vai trò của người chăn nuôi nhỏ trong các chương trình phòng chống dịch bệnh và cho rằng có thể đạt được điều này thông qua các chương trình tăng cường năng lực, thay đổi một cách có hệ thống và tổ chức người chăn nuôi nhỏ thành các hội, hiệp hội.
Tình hình dịch bệnh động vật tại Việt Nam trong những năm gần đây đã cho thấy việc tăng cường vai trò và tăng cường sự tham gia của người chăn nuôi nhỏ vào các chương trình phòng chống dịch bệnh động vật có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo tính bền vững của các kết quả khống chế bệnh. Trong tương lai gần, cần phải có chương trình cụ thể để khuyến khích sự tham gia có hiệu quả của những người chăn nuôi nhỏ vào các chương trình phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm. Bên cạnh đó, sự tham
gia của khu vực tư nhân thông qua các hội, hiệp hội trong việc hoạch định chính sách thú y là việc làm cần phải được khuyến khích ở tất cả các cấp.
Việc chủ động phòng chống dịch bệnh động vật của chủ vật nuôi là vô cùng quan trọng.
Nếu chủ vật nuôi không chủ động các biện pháp phòng bệnh như tuân thủ quy định của pháp luật vệ sinh thú y chuồng trại, con giống, thức ăn chăn nuôi, lấy mẫu chẩn đoán bệnh định kỳ, giám sát huyết thanh, đưa ra các dự báo, cảnh báo về dịch bệnh thì dịch bệnh sẽ bùng phát mạnh và lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, tốn kém cho người dân và nhà nước về kinh phí và ngân sách chống dịch.
Nếu chủ vật nuôi không nhận thức và coi việc phòng chống chống dịch bệnh là công việc thường xuyên, chủ động thì chính những người chủ vật nuôi là những người không chấp hành và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật sẽ chịu thiệt hại và tổn thất nặng nề do gia súc, gia cầm ốm chết; không tiêu thụ được sản phẩm động vật hoặc mất giá tại những vùng có dịch. Ví dụ như do chủ quan về mức độ nghiêm trọng dịch bệnh động vật, trong một số trường hợp người dân đã không tuân thủ các biện pháp chống dịch như tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật bị nhiễm bệnh dẫn đến bán chạy động vật gây ra dịch bệnh sẽ bùng phát tràn lan từ huyện này sang huyện khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác làm cho nền chăn nuôi nước nhà điêu đứng và mất giá trên thị trường trong nước và quốc tế, động vật, sản phẩm động vật không tiêu thụ được trong nước cũng như quốc tế do các tỉnh, thành phố phải công bố dịch.
Theo số liệu điều tra của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cả nước mới chỉ có 45% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có giấy phép do các cơ sở thú y cấp (tức còn 55% không có phép). Hầu hết các cơ sở buôn bán thịt của tư nhân chưa có thiết bị bảo quản lạnh, quầy lạnh. Trong khi đó, theo con số giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, số lượng gia súc, gia cầm giết
mổ mới kiểm soát được hơn 58%, đặc biệt có tới 16.512 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.