Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 2012/2013 2013/2014 BQ
A.Tổng DT đất tự nhiên 92602,89 100 92602,89 100 92602,89 100 100 100 100
I. Đất nông nghiệp 58285,52 62,94 58960,26 63,67 58084,86 62,72 101,16 98,52 99,83 1.Đất sản xuất nông nghiệp 53179,98 91,24 54237,54 91,99 53038,1 91,3 101,99 97,79 99,87 1.1 Đất trồng cây hàng năm 47319,22 88,98 48.992,76 90,33 47189,69 51,36 103,54 96,32 99,86 1.2 Đất trồng cây lâu năm 5860,76 12,39 5.244,78 9,67 5848,41 6,41 89,49 111,51 99,89 2.Đất nuôi trồng thủy sản 4866,53 8,35 4722,72 8,01 4819,46 8,7 97,04 102,05 99,52
II- Đất phi nông nghiệp 33867,66 36,57 33187,96 35.53 34117,99 36,84 97,99 102,80 100,37
III- Đất chưa sử dụng 449,71 0,49 454,67 0,5 400,04 0,69 101,10 87,98 94,32
B. Một số chỉ tiêu BQ
1.BQ Đất canh tác/ khẩu 0,044 0,047 0,041 106,82 87,23 96,53
2.BQ Đất canh tác BQ/1 lao động 0,075 0,072 0,067 96,00 93,06 94,52
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên
* Tài nguyên khoáng sản:
Một đặc điểm nổi bật của Hưng Yên là tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Khoáng sản chính của Hưng Yên hiện nay là nguồn cát với trữ lượng lớn bên sông Hồng và trong nội đồng, có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Các khoáng sản khác hầu như không đáng kể. Việc phát triển kinh tế của tỉnh không thể dựa vào công nghiệp khai khoáng như nhiều địa phương khác.
Riêng than nâu của Hưng Yên (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) được đánh giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bố ở độ sâu trung bình từ 600 đến 1000 mét, điều kiện khai thác có nhiều vấn đề phức tạp về kỹ thuật và công nghệ, nhất là liên quan đến vấn đề sụt lún do hạ thấp mực nước ngầm… Mỏ than nâu Khoái Châu (thuộc bể than trên) phân bố ở độ sâu hơn 300 mét, điều kiện khai thác cũng gặp nhiều khó khăn về xử lý địa chất thủy văn, địa chất công trình, mặt đất nông nghiệp…, hơn nữa, vỉa than mỏng, khai thác không hiệu quả nên từ nay đến năm 2020 có thể vẫn chưa có khả năng khai thác.
* Tài nguyên du lịch:
Hưng Yên là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Theo thống kê, toàn tỉnh có hơn 1.210 di tích lịch sử và văn hóa, trong đó có 153 di tích được xếp hạng quốc gia, cùng hàng ngàn tài liệu và hiện vật cổ có giá trị. Đặc biệt quần thể di tích Phố Hiến, Đa Hòa - Dạ Trạch, khu tưởng niệm Lương y Hải Thượng Lãn Ông, Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh; nhà thờ Bà Hoàng Thị Loan;... là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa rất có giá trị cho phát triển du lịch. Hơn nữa, với vị trí gần Hà Nội và các khu vực đô thị lớn của vùng Đồng bằng Sông Hồng, Hưng Yên có khả năng gắn kết với các tuyến du lịch từ Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình,..., để phát triển du lịch lịch sử và nghỉ dưỡng nếu cơ sở hạ tầng phục vụ loại hình du lịch này được xây dựng tốt. Đây là một lợi thế quan trọng, nếu khai thác tốt và có sự liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận vẫn sẽ tạo nên những tuyến du lịch hấp dẫn, góp phần phát triển nhanh các
ngành du lịch dịch vụ, tăng xuất khẩu tại chỗ và tạo việc làm cho lao động trong tỉnh.
3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.3.1. Dân số và lao động
Nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng có lịch sử phát triển lâu đời, Hưng Yên là tỉnh có mật độ dân số rất đông đúc. Dân số trung bình năm 2014 là 1.1158,053 người, đạt mật độ bình quân 1.251 người/km2, trong đó cao nhất là huyện Văn Lâm 1.589 người/km2; thấp nhất là huyện Phù Cừ 833 người/km2. Dân số thành thị của Hưng Yên năm 2015 có 151.816 nghìn người, chỉ chiếm 13,11% dân số toàn tỉnh; dân số nông thôn là 1.006.237 người chiếm 86,89%.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, tạo điều kiện bổ sung lực lượng lao động cho xã hội. Những năm trở lại đây, lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng với tốc độ cao, nguyên nhân là do hình thành và phát triển các cụm khu công nghiệp, làng nghề…Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối nhanh. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - thuỷ sản giảm từ 62,52% năm 2012 xuống còn 56,98% năm 2014. Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông lâm ngư nghiệp sẽ ngày càng lớn. Do đó đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được đẩy nhanh…