Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối vớ
4.2.4. Tăng cường năng lực quản lý trong các lĩnh vực chuyên môn
4.2.4.1. Phòng chống dịch bệnh
a) Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Thú y, Luật Thủy sản,… và các quy định trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật, thủy sản cho toàn thể nhân dân về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh đối với sản xuất và sức khỏe của con người; tăng cường ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức (họp thôn; in tờ rơi, băng rôn; phóng sự truyền thanh, truyền hình; bản tin trên báo …) để tuyên truyền tới người chăn nuôi, các chủ trương, chính sách của Nhà nước về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, thuỷ sản.
b) Tăng cường năng lực thông tin, giám sát dịch bệnh:
- Tăng cường hệ thống giám sát đến từng thôn, hộ chăn nuôi, giao trách nhiệm cho Trưởng thôn, Trưởng ban Thú y xã, phường, thị trấn trong việc giám sát dịch; phát hiện kịp thời dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh, chú trọng những địa bàn là nơi có ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao.
- Lấy mẫu kiểm tra để phát hiện kịp thời sự lưu hành của mầm bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Bệnh cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng gia súc, bệnh Tai xanh trên đàn lợn; tổ chức các đợt giám sát sau tiêm phòng để xác định mức độ bảo hộ của vắc xin phòng bệnh.
- Lấy mẫu xét nghiệm khi có động vật ốm, chết không rõ nguyên nhân để kịp thời chẩn đoán dịch bệnh và thực hiện kịp thời các biện pháp ngăn chặn, khống chế.
c) Tăng cường năng lực phòng, chống dịch bệnh:
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh lây giữa người và động vật, như bệnh cúm gia cầm, bệnh LMLM, bệnh dại, dịch tả lợn...
- Xây dựng và mở rộng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; trước mắt xây dựng vùng an toàn dịch bệnh LMLM, dịch tả lợn do OIE công nhận.
- Khuyến khích việc khai báo, phát hiện dịch bệnh gia súc gia cầm bằng chế độ thưởng, phạt; thưởng cho người phát hiện dịch bệnh sớm và phạt những người không chịu khai báo hoặc cố tình làm sai lệch thông tin dịch để dịch bệnh lây lan.
- Tăng cường năng lực chẩn đoán dịch bệnh động vật cho Chi cục thú y, trạm thú y huyện, thành phố để phát hiện nhanh và chính xác bệnh.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhận biết bệnh qua triệu trứng lâm sàng và cách chữa trị bệnh gia súc, gia cầm, cách mổ khám lấy và gửi mẫu bệnh phẩm....cho thú y cơ sở.
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch khẩn cấp.
- Nghiên cứu, tham mưu xây dựng Quỹ hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh gây ra và các chi phí cho việc khống chế dịch.
4.2.4.2. Tăng cường năng lực kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
a) Kiểm dịch
- Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch; động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, động vật nhiễm bệnh hoặc chết do mắc bệnh.
- Thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ và điểm buôn bán, nơi tập kết, các địa điểm giết mổ, hộ kinh doanh giết mổ, cơ sở chế biến, sử dụng động vật, sản phẩm động vật, thuỷ sản làm thực phẩm.
- Tăng cường hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông ra, vào tỉnh khi các tỉnh giáp ranh có dịch hoặc công bố dịch theo quy định.
- Đầu tư, xây dựng một số khu cách ly nuôi nhốt động vật phục vụ cho công tác kiểm dịch động vật của tỉnh.
- Đảm bảo công tác kiểm dịch vận chuyển động vật triệt để, đúng quy định nhằm hạn chế và tiến tới không có nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các địa phương do việc vận chuyển.
b) Kiểm soát giết mổ
- Chi cục Thú y phối hợp với các cơ quan, các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp.
- Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật và cán bộ chuyên môn để thực hiện kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ.
4.2.4.3.Tăng cường năng lực quản lý thuốc Thú y
Để tăng cường năng lực quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh thuốc thú y thì cần có các biện pháp sau:
- Tăng cường công tác rà soát lại các cửa hàng, đại lý kinh doanh yêu cầu chấp hành đầy đủ các quy định.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật cho các đối tượng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vị sinh vật, hóa chất dung trong thú y; cấp chứng chỉ hành nghề thú y; kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y theo quy định của pháp luật.
- Đối với người bán thuốc thú y phải có những hiểu biết nhất định về dịch bệnh gia súc gia cầm để tư vấn đụng và kịp thời cho người mua. Do đó, người kinh doanh thuốc thú y phải có những điều kiện cần thiết về chuyên môn mới được cấp phép đăng ký kinh doanh.
- Yêu cầu các đại lý phải thực hiện nghiêm việc niêm yết giá, có biển hiệu theo đúng quy định; có hồ sơ, chứng từ, ghi chép sổ sách đầy đủ về số lượng nhập, bán.
- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước hệ thống cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc thú y nhất là đối với việc quản lý và buôn bán các loại thuốc kém chất lượng, quá hạn, không trong danh mục…sẽ góp phần đẩy lùi việc kinh doanh các loại thuốc kém chất lượng, tạo điều kiện cho người kinh doanh chân chính, người chăn nuôi yên tâm sản xuất. Tuy nhiên cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, sự quan tâm của chính quyền địa phương và ý thức tuân thủ của người kinh doanh…
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các điều kiện của cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; tiêu hủy, thu hồi thuốc thú y giả, không rõ nguồn gốc; hết hạn sử dụng, kém chất lượng, cấm sử dụng, không có trong danh mục được phép lưu hành; không có nhãn hoặc có nhưng không đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm theo pháp luật và thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết.
- Khuyến khích, vận động người dân tham gia, đẩy mạnh tuyên truyền về quản lý chất lượng thuốc thú y.