Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hệ thống QLNN đối với ngành
3.3.1. Chính sách pháp luật của Nhà nước về Thú y
Chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, chính sách pháp luật đối với ngành Thú y nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực QLNN của ngành, như quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ được giao; về chế độ chính sách liên quan đến con người như lương, phụ cấp, tuyển dụng; quy định tiêu chuẩn định mức chất lượng...
Hiện nay, chính sách pháp luật của tỉnh Hưng Yên về thú y được tuân theo các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Cụ thể:
Luật Thú y 2015 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2016 thay thế Pháp lệnh Thú y 2004; Thông tư liên tịch số14/2015/TT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 và Thông tư liên tịch số 15/2015/TT-BNNPTNT-BNV ngày 26/3/2015 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của ngành Nông nghiệp và PTNT nói chung và Thú y nói riêng và các văn bản hướng dẫn thi hành sắp tới sẽ tiếp tục khẳng định hệ thống quản lý nhà nước về thú y trước đó, đồng thời quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thú y; Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008, Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành thú y, giai đoạn 2007-2010 được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 904/QĐ-BNN-KH ngày 04/4/2007; hơn 100 tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật quản lý ngành đã được ban hành. Các quy định pháp luật về xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, về tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến an toàn, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, các biện pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về thú y, các Chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, Kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam
kết đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) đáp ứng nghĩa vụ thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); quy chế kiểm tra chất lượng thuốc thú y, Quy định về thủ tục đăng ký, kiểm nghiệm, thử nghiệm và Hướng dẫn triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc thú y (GMP) của ASEAN đã được ban hành... đã và sẽ tạo ra khung pháp lý để hoạt động ngành Thú y đạt được hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thú y còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế như còn chồng chéo, trùng lắp, một số quy định thiếu tính khả thi, khó áp dụng trong thực tiễn thi hành pháp luật.
3.3.2. Đầu tư
Hiện nay, kinh phí được cấp cho công tác thú y từ nguồn kinh phí do ngân sách Trung ương cấp cho công tác thú y không nhiều. Bên cạnh nguồn ngân sách TW cấp hàng năm, Chi cục Thú y còn nhận được một nguồn ngân sách của tỉnh. Tỷ lệ nguồn kinh phí cấp tăng dần qua các năm gần đây, cả về con số tuyệt đối và so với các năm trước. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
Bảng 3.18: Kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh Năm Năm
Nội dung
ĐVT
(VNĐ) 2013 2014 2015
Kinh phí hỗ trợ mua vắc xin 1.000 6.703.279,6 10.031.908 14.770.455 Kinh phí hỗ trợ mua thuốc
khử trùng 1.000 2.328.480 2.588.040 2.672.052
Tổng cộng 9.031.759,6 12.619.948 17.442.507
Nguồn: Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên
Yếu tố đầu tư ảnh hưởng rất lớn tới việc hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống chẩn đoán, kiểm tra, kiểm soát của ngành theo hướng tiên tiến, hiện đại phù hợp với sự phát triển của ngành. Cơ chế đầu tư được hình thành từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn của các tổ chức, cá nhân.
Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị sẽ tạo môi trường làm việc hiệu quả cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thú y từ trung ương đến địa phương. Đồng thời, yếu tố đầu tư góp phần củng cố, tăng cường trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức thú y, hỗ trợ cho đội ngũ thú y cơ sở.
3.3.3. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thú y
Việc tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống ngành thú y trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần là vấn đề chi tiết hoá nội dung và cơ cấu khoá học cũng như việc xây dựng các kế hoạch riêng lẻ cho các nhóm đối tượng. Nó liên quan tới chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trước mắt và lâu dài.
Việc bồi dưỡng, đào tạo, tăng cường chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng là nhằm tăng cường năng lực, chất lượng cán bộ, công chức trong hệ thống của ngành, điều này xuất phát từ:
Thứ nhất, đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng, quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, đây là một yếu tố tác động mạnh mẽ tới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành.
Thứ hai, để hoàn thành tốt được nhiệm vụ, công vụ thì cán bộ, công chức phải có đủ trình độ, năng lực và vận dụng vào thực thi công việc; mặt khác nhiệm vụ, công vụ luôn đòi hỏi phải hoàn thành tốt hơn, luôn biến đổi, thay đổi theo hoàn cảnh, điều kiện, phương tiện, từ đó đòi hỏi công chức, viên chức phải không ngừng học tập nhằm có những năng lực mới, kỹ năng, khả năng thích ứng để thực thi tốt nhiệm vụ.
Thứ ba, môi trường xã hội và cụ thể hơn là môi trường làm việc, điều kiện cơ sở vật chất có tác động Đào tạo, bồi dưỡng công chức là quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ dưới các hình thức khác nhau cho cán bộ, công chức, phù hợp với yêu cầu giải quyết có chất
lượng công việc được giao. Năng lực của cán bộ, công chức phụ thuộc nhiều vào lượng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đã được trang bị.
Chính vì vậy, chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành thú y của tỉnh.
Bảng 3.19: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cán bộ thú y
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Lớp/ buổi Lượt người Lớp/ buổi Lượt người Lớp/buổi Lượt người 1. Tập huấn về công tác thú y 03/4 100 03/4 80 04/4 85
Nguồn: Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên
Nhằm tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ tỉnh đến cơ sở, từ năm 2013-2015, Chi cục Thú y đã tổ chức được
10 lớp tập huấn công tác thú y, thú y thủy sản cho toàn thể cán bộ kỹ thuật
Văn phòng Chi cục và Trạm thú y 10 huyện, thành phố. Ngoài ra, Chi cục còn cử gần 70 lượt cán bộ tham dự các đợt hội thảo, tập huấn kỹ thuật về lĩnh vực thú y do Cục Thú y tổ chức.
Tuy nhiên trong thời gian tới, cần đổi mới, đa dạng hơn về phương pháp tập huấn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chuyên đề về thú y, các hoạt động phòng, chống dịch bệnh của ngành… để tăng cường nhận thức, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành.
3.3.4. Nhận thức của cộng đồng dân cư, người chăn nuôi, kinh doanh, tiêu dùng về lĩnh vực thú y dùng về lĩnh vực thú y
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tỷ lệ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong hộ gia đình chiếm 70% số lượng các cơ sở chăn nuôi và 637 mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi (chiếm gần 90% số trang trại trên địa bàn tỉnh). Vì vậy vai trò của cộng đồng dân cư, hộ chăn nuôi, doanh nghiệp, trang trại là rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Nhiều người dân nói chung và người chăn nuôi nói riêng vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng bệnh hơn chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, chưa tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, trừ dịch bệnh theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Đôi khi, chỉ vì cái lợi trước mắt, họ đã thực hiện rất nhiều hành vi nguy hiểm, có khả năng làm bùng phát, lây lan các dịch bệnh nguy hiểm hiện nay ở gia súc, gia súc như vứt xác gia súc, gia cầm chết ra môi trường tự nhiên, giấu dịch, đưa đi nơi khác tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật bị nhiễm bệnh...
Về vấn đề nhận thức, sự tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm của người dân theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, qua kết quả điều tra 20 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cho thấy:
+ Có 10 hộ (chiếm tỷ lệ 50%) chỉ tiêm phòng khi nhân viên thú y bắt buộc, chỉ có 03 hộ (chiếm tỷ lệ 6%) chủ động tìm nhân viên thú y tiêm phòng;
+ Có 20 hộ (chiếm tỷ lệ 100%) không thực hiện việc ghi chép sổ sách theo dõi việc chăn nuôi của mình theo quy định;
+ Có 6 hộ (chiếm tỷ lệ 3%) không có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh, chất thải được thải vào môi trường tự nhiên;
+ Có 15 hộ (chiếm tỷ lệ 75%) vẫn sử dụng nguồn nước tự nhiên từ sông, suối, ao, hồ, kênh mương cho gia súc, gia cầm uống
Những biện pháp phòng, trừ dịch bệnh được khảo sát kể trên không quá phức tạp, không đòi hỏi chi phí quá cao, thậm chí không tốn kém chi phí nhưng người dân vẫn không tự giác thực hiện.
Những kết quả này cho thấy, ở những hộ gia đình được điều tra, ý thức của một bộ phận không nhỏ người chăn nuôi (chủ yếu là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ) trong vấn đề phòng, chống dịch bệnh còn rất thấp. Nếu dịch bệnh xảy ra ở một trong các hộ gia đình này thì khả năng phát tán, lây lan là khó lường được, thiệt hại xảy ra sẽ rất lớn.