Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá thực trạng năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú ở
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Do văn bản quản lý về thú y có liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật như thương mại, môi trường, hóa chất, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn, quy chuẩn, sở hữu công nghiệp....nên nhiều nội dung tính thống nhất trong một số quy định pháp luật còn chưa bảo đảm. Hơn nữa, nước ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nên có sự phân công lại một số lĩnh vực quản lý, do đó các văn bản QPPL chưa điều chỉnh kịp thời (ví dụ mối quan hệ giữa quản lý sản phẩm động vật sơ chế, chế biến với an toàn thực phẩm).
- Do công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn chưa được chú trọng nên có tình trạng, cán bộ, công chức thực thi pháp luật không biết có văn bản mới để triển khai thực hiện; nhiều địa phương, việc áp dụng văn bản pháp luật còn ở tình trạng chờ đợi cấp trên phổ biến, hướng dẫn rồi mới “chính thức” triển khai.
- Do nguồn kinh phí cho công tác thú y còn ít lại được phân bổ theo nhiều nhiệm vụ quản lý khác nhau nên việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý về thú y còn thiếu tính đồng bộ và hiệu quả chưa cao.
- Nhận thức của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở về công tác thú y còn hạn chế, nhiều địa phương coi trách nhiệm quản lý thú y là trách nhiệm
của ngành thú y. Hiện tại, chưa có quy định gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền với công tác quản lý thú y trên địa bàn.
- Hệ thống tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn chưa ổn định (một số tỉnh có thay đổi về tổ chức); lực lượng làm công tác thú y còn thiếu cả về nhân lực và năng lực.
- Sự phối hợp các cơ quan chức năng còn kém hiệu quả, sự phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về thú y trong một số công đoạn còn chưa rõ ràng trong khi lại có quá nhiều đầu mối tham gia quản lý.
- Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra nhà nước về thú y còn thiếu và lạc hậu đặc biết ở địa phương; trình độ cán bộ chuyên môn và năng lực phân tích của các phòng thử nghiệm trong nước còn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, vẫn còn phải thuê phòng thử nghiệm nước ngoài chẩn đoán, phân tích đối với một số bệnh ở động vật hoặc một số chỉ tiêu chất cấm, tồn dư về an toàn thực phẩm.
- Ý thức chấp hành pháp luật về thú y và trách nhiệm của người dân tham gia hoạt động này còn chưa cao; trình độ nhận thức và kỹ thuật chăn nuôi của bộ phận chủ vật nuôi còn hạn chế, ngại tiếp thu công nghệ mới, bảo thủ theo tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình.
- Điều kiện thời tiết, khí hậu bất lợi cho quá trình chăn nuôi, sản xuất và đời sống nhân dân; hệ thống giao thông, lưu thông hàng hóa giữa các địa phương, vùng còn nhiều bất cập.
- Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, đặc biệt là những bệnh mới phát sinh gây thiệt hại, tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi
- Nền kinh tế thế giới, trong nước diễn biến phức tạp, khó lường trong khi khả năng cạnh tranh ngành chăn nuôi của tỉnh còn thấp so với các tỉnh, thành lân cận.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Ý thức, nhận thức của một bộ phận không nhỏ người chăn nuôi, hộ kinh doanh, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật và một số chính
quyền cơ sở, cộng đồng dân cư còn thấp trong công tác giám sát, phát hiện, báo cáo...
- Thực hiện chưa nghiêm túc, đầy đủ các quy định của nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Công tác thông tin, tuyên truyền chưa sâu sát, đầy đủ tới người chăn nuôi dẫn tới nhiều hộ chăn nuôi không nắm bắt được các quy định của pháp luật trong lính vực thú y.
Chương 4
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QLNN ĐỐI VỚI NGÀNH THÚ Y Ở TỈNH HƯNG YÊN
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên