Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành thú y ở tỉnh hưng yên (Trang 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh hệ thống tổ chức QLNN đối với ngành thú y ở tỉnh Hưng Yên

- Cơ cấu tổ chức của hệ thống thú y tỉnh Hưng Yên các cấp từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã: Cấu trúc như thế nào, chức năng, nhiệm vụ ra sao?

- Số lượng Trạm thú y.

- Số lượng cán bộ Thú y xã, phường, thị trấn.

- Số lượng cán bộ Thú y nhà nước phân theo cấp hành chính: Tỉnh, huyện, xã. Chế độ phụ cấp, thù lao cho cán bộ thú y cơ sở.

- Số lượng cán bộ thú y phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ: bác sĩ thú y, chăn nuôi - thú y,…

- Số lượng cán bộ thú y phân theo trình độ đào tạo: Trình độ sau Đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, khác đã được đào tạo ngắn hạn về phương pháp và nghiệp vụ thú y.

- Số năm công tác của cán bộ Thú y tại tổ chức Thú y các cấp: Dưới 5 năm, 5 năm và trên 10 năm.

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh cơ sở vật chất

- Số lượng trang thiết bị, máy móc văn phòng và máy móc phục vụ cho hoạt động thú y của các đơn vị chọn điểm nghiên cứu.

- Nguồn lực tài chính cho Thú y: Ngân sách cấp hàng năm cho hoạt động thú y trong 03 năm chọn nghiên cứu và của các đơn vị chọn làm điểm nghiên cứu.

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y trong các lĩnh vực (số liệu thu thập qua 3 năm từ 2013 đến năm 2015) của trong các lĩnh vực (số liệu thu thập qua 3 năm từ 2013 đến năm 2015) của các đơn vị chọn làm điểm nghiên cứu

2.3.3.1. Kỹ năng về công tác phòng chống dịch bệnh

- Số lượng gia súc, gia cầm được tiêm phòng.

- Số lượng gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh, giết mổ, tiêu hủy.

- Khối lượng, giá trị vắc xin phục vụ tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh. - Khối lượng, giá trị thuốc sát trùng phục vụ tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh.

- Số lượng mẫu giám sát sau tiêm phòng.

2.3.3.2. Kỹ năng về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh Thú y

- Số lượng cán bộ được cấp thẻ kiểm dịch. - Số lượng cơ sở giết mổ tập trung.

- Số lượng động vật vận chuyển nội tỉnh, ngoại tỉnh.

- Số lượng sản phẩm động vật vận chuyển nội tỉnh, ngoại tỉnh.

- Số lượng cơ sở giết mổ, sơ chế, kinh doanh và bảo quản sản phẩm động vật đủ điều kiện vệ sinh Thú y.

2.3.3.3. Kỹ năng về công tác quản lý thuốc Thú y và thanh tra Thú y

- Danh mục thuốc Thú y được lưu hành. - Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc Thú y.

- Chất lượng thuốc Thú y: còn hạn, hết hạn sử dụng, đúng tiêu chuẩn chưa? - Số lần đình chỉ lưu hành, tiêu hủy thuốc Thú y.

- Số vụ vi phạm về công tác thú y: tiêm phòng, kiểm dịch, KSGM, KTVSTY, kinh doanh thuốc thú y, hành nghề thú y.

Chương 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH THÚ Y Ở TỈNH HƯNG YÊN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, diện tích tự nhiên 92.602,89 ha, dân số 1.158.053 người (mật độ dân số trung bình 1.251 người/km2), có ranh giới tiếp giáp với 6 tỉnh và thành phố là:

+ Phía Bắc và Tây: Giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh. + Phía Nam: Giáp các tỉnh với các tỉnh Hà Nam, Thái Bình. + Phía Đông: Giáp với tỉnh Hưng Yên.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1. Khí hậu

Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, bốn mùa rõ rệt. Trong thời kỳ đầu mùa đông khí hậu tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt; mùa hạ nóng ẩm, nhiều mưa. Số giờ nắng trung bình 1.260,8 giờ/năm, nhiệt độ

trung bình 24,20C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 170C. Tổng nhiệt độ trung bình năm 8.500 - 8.6000C. Lượng mưa trung bình 1.595mm, nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lượng mưa cả năm, gây úng lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thường có mưa phùn.

Tuy vậy, cũng cần lưu ý một số hạn chế trong chế độ khí hậu: mùa mưa tập trung vào một thời gian ngắn nên dễ gây úng ngập nội đồng và thường kèm theo bão. Thời kỳ mùa lạnh cũng xuất hiện những đợt rét hại (nhiệt độ xuống dưới 100C) ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng và đàn gia súc. Do vậy, đòi hỏi phải chú trọng cơ cấu mùa vụ, cây trồng và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để hạn chế những yếu tố bất thuận và phát huy tốt nhất những thuận lợi của nguồn tài nguyên khí hậu nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất.

3.1.2.2. Địa hình

Địa hình của tỉnh Hưng Yên thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên bị ngập nước. Điểm cao nhất có cốt +9 m đến +10 m tại khu đất bãi thuộc xã Xuân Quan (huyện Văn Giang), điểm thấp nhất có cốt +0,9 tại xã Tiên Tiến (huyện Phù Cừ).

3.1.2.3. Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi tỉnh Hưng Yên có thể chia thành 2 loại:Các sông chính và các sông trong đồng. Các sông chính là sông Hồng và sông Luộc

Sông Hồng chạy dọc theo ranh giới phía tây của tỉnh dài 57km, đoạn sông qua tỉnh rộng 3-4 km và sâu, có nhiều cồn, bãi lớn.

Sông Luộc là phân lưu thứ 2 bên bờ tả của sông Hồng, ở huyện Hưng Hà (Thái Bình) và đổ vào sông Thái Bình ở làng Quý Cao, Tứ Kỳ, tỉnh Hưng Yên. Đoạn bao quanh Hưng Yên dài khoảng 20km, sông rộng trung bình 150- 250m, sâu 4-6m. Sông chảy quanh co uốn khúc, lòng sông hẹp nhưng có bãi khá rộng. Sông Luộc chuyển nước từ sông Hồng sang sông Thái Bình ra biển.

Ngoài ra còn có sông Đuống, là con sông chuyển nước từ sông Hồng sang sông Thái Bình chảy qua tỉnh Hưng Yên, sát tỉnh Hưng Yên, đóng góp phần quan trọng trong dòng chảy cũng như tưới tiêu trong tỉnh.

Các sông trong đồng thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải gồm: Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên và Tây Kẻ Sặt là các trục tưới tiêu rất quan trọng.

3.1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất:

Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày khá phong phú là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp qua 3 năm (2012-2014) giảm bình quân 0,17%/năm. Nguyên nhân là do đô thị hóa, chuyển phần diện tích đất nông nghiệp sang đất đô thị, khu công nghiệp; chuyển đất nông nghiệp sang trồng cây hàng năm khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích đất chưa sử dụng giảm bình quân hàng năm là 5,7%. Điều này cho thấy việc mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh nông nghiệp đã được chú trọng.

Nguồn gốc hình thành các loại đất, sự chia cắt bởi các sông ngòi tự nhiên và giao thông, do đó đất trồng cây hàng năm của tỉnh được chia ra thành 3 vùng:

- Vùng phù sa ngoài đê được bồi hàng năm, không chua, cát, cát pha, thịt nhẹ, màu nâu tươi của hệ thống sông Hồng, sông Luộc có diện tích 4.471 ha, chiếm 7,83% so với đất trồng cây hàng năm của tỉnh, nằm tại các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và TP. Hưng Yên.

- Vùng phù sa không được bồi, màu nâu tươi, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nhẹ nằm trong đê sông Hồng, sông Luộc có diện tích là 37.084 ha, chiếm 64,95% so với đất trồng cây hàng năm của tỉnh, nằm tại các huyện, thành phố: Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Hưng Yên và một số diện tích nằm tại huyện Văn Lâm.

- Vùng phù sa không được bồi, màu nâu nhạt, xám vàng, chua, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng của hệ thống sông Thái Bình có diện tích là 15.519 ha, chiếm 27,22% so với đất trồng cây hàng năm của tỉnh, nằm tại các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Ân Thi, Phù Cừ.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 2012/2013 2013/2014 BQ

A.Tổng DT đất tự nhiên 92602,89 100 92602,89 100 92602,89 100 100 100 100

I. Đất nông nghiệp 58285,52 62,94 58960,26 63,67 58084,86 62,72 101,16 98,52 99,83 1.Đất sản xuất nông nghiệp 53179,98 91,24 54237,54 91,99 53038,1 91,3 101,99 97,79 99,87 1.1 Đất trồng cây hàng năm 47319,22 88,98 48.992,76 90,33 47189,69 51,36 103,54 96,32 99,86 1.2 Đất trồng cây lâu năm 5860,76 12,39 5.244,78 9,67 5848,41 6,41 89,49 111,51 99,89 2.Đất nuôi trồng thủy sản 4866,53 8,35 4722,72 8,01 4819,46 8,7 97,04 102,05 99,52

II- Đất phi nông nghiệp 33867,66 36,57 33187,96 35.53 34117,99 36,84 97,99 102,80 100,37

III- Đất chưa sử dụng 449,71 0,49 454,67 0,5 400,04 0,69 101,10 87,98 94,32

B. Một số chỉ tiêu BQ

1.BQ Đất canh tác/ khẩu 0,044 0,047 0,041 106,82 87,23 96,53

2.BQ Đất canh tác BQ/1 lao động 0,075 0,072 0,067 96,00 93,06 94,52

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên

* Tài nguyên khoáng sản:

Một đặc điểm nổi bật của Hưng Yên là tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Khoáng sản chính của Hưng Yên hiện nay là nguồn cát với trữ lượng lớn bên sông Hồng và trong nội đồng, có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Các khoáng sản khác hầu như không đáng kể. Việc phát triển kinh tế của tỉnh không thể dựa vào công nghiệp khai khoáng như nhiều địa phương khác.

Riêng than nâu của Hưng Yên (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) được đánh giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bố ở độ sâu trung bình từ 600 đến 1000 mét, điều kiện khai thác có nhiều vấn đề phức tạp về kỹ thuật và công nghệ, nhất là liên quan đến vấn đề sụt lún do hạ thấp mực nước ngầm… Mỏ than nâu Khoái Châu (thuộc bể than trên) phân bố ở độ sâu hơn 300 mét, điều kiện khai thác cũng gặp nhiều khó khăn về xử lý địa chất thủy văn, địa chất công trình, mặt đất nông nghiệp…, hơn nữa, vỉa than mỏng, khai thác không hiệu quả nên từ nay đến năm 2020 có thể vẫn chưa có khả năng khai thác.

* Tài nguyên du lịch:

Hưng Yên là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Theo thống kê, toàn tỉnh có hơn 1.210 di tích lịch sử và văn hóa, trong đó có 153 di tích được xếp hạng quốc gia, cùng hàng ngàn tài liệu và hiện vật cổ có giá trị. Đặc biệt quần thể di tích Phố Hiến, Đa Hòa - Dạ Trạch, khu tưởng niệm Lương y Hải Thượng Lãn Ông, Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh; nhà thờ Bà Hoàng Thị Loan;... là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa rất có giá trị cho phát triển du lịch. Hơn nữa, với vị trí gần Hà Nội và các khu vực đô thị lớn của vùng Đồng bằng Sông Hồng, Hưng Yên có khả năng gắn kết với các tuyến du lịch từ Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình,..., để phát triển du lịch lịch sử và nghỉ dưỡng nếu cơ sở hạ tầng phục vụ loại hình du lịch này được xây dựng tốt. Đây là một lợi thế quan trọng, nếu khai thác tốt và có sự liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận vẫn sẽ tạo nên những tuyến du lịch hấp dẫn, góp phần phát triển nhanh các

ngành du lịch dịch vụ, tăng xuất khẩu tại chỗ và tạo việc làm cho lao động trong tỉnh.

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1. Dân số và lao động

Nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng có lịch sử phát triển lâu đời, Hưng Yên là tỉnh có mật độ dân số rất đông đúc. Dân số trung bình năm 2014 là 1.1158,053 người, đạt mật độ bình quân 1.251 người/km2, trong đó cao nhất là huyện Văn Lâm 1.589 người/km2; thấp nhất là huyện Phù Cừ 833 người/km2. Dân số thành thị của Hưng Yên năm 2015 có 151.816 nghìn người, chỉ chiếm 13,11% dân số toàn tỉnh; dân số nông thôn là 1.006.237 người chiếm 86,89%.

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, tạo điều kiện bổ sung lực lượng lao động cho xã hội. Những năm trở lại đây, lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng với tốc độ cao, nguyên nhân là do hình thành và phát triển các cụm khu công nghiệp, làng nghề…Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối nhanh. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - thuỷ sản giảm từ 62,52% năm 2012 xuống còn 56,98% năm 2014. Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông lâm ngư nghiệp sẽ ngày càng lớn. Do đó đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được đẩy nhanh…

Bảng 3.2: Tình hình lao động tỉnh Hưng Yên năm 2012 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2012/2013 2013/2014 BQ

I- Tổng số nhân khẩu Khẩu 1128600 100,00 1132285 100,00 1137294 100,00 100,33 100,44 100,38 1-Khu vực nông thôn Khẩu 992308 87,92 992758 87,68 993540 87,36 100,05 100,08 100,38 2-Khu vực thành thị Khẩu 136292 12,08 139527 12,32 143754 12,64 102,37 103,03 102,7 II- Tổng số lao động LĐ 674609 100,00 679135 100,00 700512 100,00 100,67 103,15 101,9 1-LĐ nông nghiệp LĐ 421719 62,52 408160 60,10 399152 56,98 96,78 97,79 97,29 2-LĐ phi nông nghiệp LĐ 252890 37,48 270975 39,9 301360 43,02 107,15 111,21 109,16 III- Một số chỉ tiêu khác

1- Tỷ suất sinh ‰ 15,7 17,7 17,67 112,73 99,83 99,14 2-Tỷ suất chết ‰ 7,90 7,90 7,88 100,00 99,74 99,20 3-Tỷ suất tăng tự nhiên ‰ 7,80 9,80 9,79 125,564 99,89 100,00

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên

5

3.1.3.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống giao thông

* Đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh gồm 9.206 km, trong đó 2.200 km đường ô tô. Mật độ đường ô tô của tỉnh đạt 0,47 km/km2, cao nhất so với bình quân chung cả nước (0,21), đồng bằng sông Hồng (0,43). Toàn bộ 5 tuyến quốc lộ chạy qua tỉnh với chiều dài 146 km đều được cải tạo nâng cấp. Trong 13 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 256,9 km, có 90 cầu, 471 cống được cải tạo tu sửa dần, chất lượng còn hạn chế, số có chất lượng tốt mới chiếm 3,84%.

Mạng lưới đường huyện gồm 27 tuyến, tổng chiều dài 352 km, với 103 cầu và 308 cống, do thiếu kinh phí nên việc sửa chữa nâng cấp còn hạn chế.

Hệ thống đường xã, thôn của tỉnh với tổng chiều dài 8.419,3 km đã được cải thiện đáng kể qua chương trình phát triển giao thông nông thôn với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đường bê tông xi măng đạt 44%, đường nhựa 5,7%, còn lại là đường gạch, đường đá dăm, cấp phối và đất.

* Đường sắt

Tỉnh Hưng Yên có 01 tuyến đường sắt là tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy qua có chiều dài là 17 km qua tỉnh từ Như Quỳnh đến Lương Tài của huyện Văn Lâm, khổ đường 1m, tải trọng trục trên tuyến 12,5 tấn/trục, sử dụng tà vẹt bê tông 2 khối, ray P43 và P38, có 02 ga trên tuyến là Lạc Đạo và Tuần Lương. Nhìn chung tuyến đường sắt chủ yếu vẫn khổ đường cũ, chưa được nâng cấp, năng lực khai thác mới đạt 50% công suất. Hệ thống nhà ga được nâng cấp, cải tạo một phần.

* Đường thuỷ

Hưng Yên là tỉnh có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều sông lớn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành thú y ở tỉnh hưng yên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)