Kinh nghiệm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành thú y ở tỉnh hưng yên (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các hoạt động Thú y, các nước trên thế giới, đặc biệt các nước phát triển từ lâu đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và ban hành hệ thống văn bản pháp luật cần thiết, đồng bộ để điều chỉnh những vấn đề cơ bản của ngành thú y như: phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ động vật, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong nước, khống chế các bệnh từ động vật lây sang người, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng , đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sống...

Ngoài ra, các nước còn ký kết với nhau nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương, thành lập một số tổ chức quốc tế có tính chất khu vực và toàn cầu về Thú y (Tổ chức Thú y Thế giới - OIE) nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển hoạt động Thú y ở từng quốc gia, đồng thời tăng cường dỡ bỏ các rào cản thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp - chăn nuôi thú y, góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong khu vực và toàn cầu.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ trên phạm vi toàn cầu và ở từng quốc gia đang đặt ra cho ngành Thú y những đòi hỏi, thách thức mới cần phải củng cố tổ chức chặt chẽ và đủ năng lực. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến kinh phí và sự quan tâm phòng chống dịch bệnh ở một số nước bị coi nhẹ, trong khi dịch bệnh vẫn không ngừng diễn biến phức tạp, kéo theo nhiều mối quan ngại, thách thức ngành thú y thế giới. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm như cúm A/H5N1, A/H1N1, bò điên… vẫn đang là hiểm họa lớn với ngành chăn nuôi nhiều quốc gia. Dịch bệnh lây lan và bùng phát khiến nhiều người đặt câu hỏi về hệ thống thú y của các quốc gia vướng dịch bệnh liệu có phù hợp và hiệu quả? Có lẽ hệ thống thú y mới chỉ có chiến lược đền bù cho người nuôi mà chưa

có chiến lược cụ thể để phát hiện dịch bệnh sớm, thông báo ổ dịch minh bạch và ứng phó còn lúng túng nên chưa dập tắt nhanh dịch bệnh.

Trước tình hình đó, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) cho rằng cần phải tăng cường năng lực thú y tại mỗi nước, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quốc gia và ký kết ngày càng nhiều điều ước quốc tế để hoạt động Thú y ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh (trong đó có những dịch bệnh gây thảm họa sinh học), phần lớn phụ thuộc vào việc thực hiện chính sách nông nghiệp, lương thực và kinh tế của quốc gia đó. Chất lượng công tác thú y mỗi quốc gia cũng liên quan trực tiếp vấn đề này. Đó là lý do OIE xây dựng Bộ công cụ đánh giá công tác thú y (OIE PVS Tool) nhằm hỗ trợ công tác thú y thiết lập mức độ hoạt động, tìm ra điểm yếu và thiếu trong khả năng thích ứng các tiêu chuẩn của OIE.

Hầu hết các nước trên thế giới, hệ thống Thú y được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã (cơ quan Thú y cấp trung ương bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan Thú y cấp tỉnh, cơ quan Thú y cấp tỉnh bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan Thú y cấp huyện, cơ quan Thú y cấp huyện bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan Thú y cấp xã, cơ quan Thú y cấp xã tuyển chọn, trả lương cho Thú y thôn, bản). Hoặc, trong trường hợp khi chính quyền địa phương bổ nhiệm lãnh đạo Thú y cấp địa phương thì bắt buộc phải có ý kiến của cơ quan Thú y cấp trên.

* Ở Ấn Độ: Hệ thống ngành Thú y được tổ chức theo ngành dọc từ

Trung ương đến cấp xã. Ấn Độ áp dụng hình thức chăn nuôi tập trung, chăn thả là chính (trong đó, đa số là chăn nuôi nhỏ lẻ và di chuyển từ vùng này sang vùng khác) song năng lực hệ thống Thú y tốt đã kiểm soát được dịch bệnh, chủ động tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho gia súc,

xây dựng được nhiều vùng an toàn dịch bệnh LMLM và các bệnh truyền nhiễm khác.

* Ở Thái Lan: Cục Phát triển Chăn nuôi Thái Lan (Cục PTCN, Bộ

Nông nghiệp và HTX Thái Lan) là cơ quan quản lý Nhà nước có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo VSATTP để cạnh tranh có hiệu quả thị trường tiêu dùng nội địa và XK. Xây dựng và ban hành 6 văn bản pháp chế gồm Luật Dịch tễ, Luật Chăn nuôi, Luật Kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, Luật Lâm sàng, Luật Bệnh dại, Luật Kiểm soát giết mổ, buôn bán vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi. Cục PTCN quản lý 5 lĩnh vực với 19 đơn vị, phòng ban chức năng khác nhau. Ở cấp tỉnh, Cục quản lý 9 Trung tâm vệ sinh thú y vùng và Chi cục Chăn nuôi ở 76 tỉnh với 887 Ban chăn nuôi huyện. Các Ban chăn nuôi huyện cộng tác với khoảng 7.800 tổ chức, đơn vị chuyển giao công nghệ về chăn nuôi, thú y nằm trên toàn quốc. Ngoài ra còn có 34.197 người đăng ký tình nguyện viên hoạt động về chăn nuôi, thú y ở các xã, phường và thôn bản... Việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật được Cục PTCN phân ra các loại gồm bệnh lây từ động vật sang người, bệnh phát sinh trong nước và bệnh ngoại lai. Khi có dịch xảy ra, trước hết phải giám sát bệnh qua môi trường không khí, nước... và quản lý dịch bệnh qua biểu hiện lâm sàng và phân tích mẫu bệnh phẩm.

Thành công nhất trong việc quản lý chăn nuôi-thú y của Thái Lan là sự hợp nhất lĩnh vực chăn nuôi - thú y trong cùng một tổ chức Nhà nước, đảm bảo tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và quản lý thống nhất, thông suốt những vấn đề có liên quan trong chăn nuôi, thú y, ATVSTP từ TƯ đến địa phương. Hiệu quả và hiệu lực quản lý chăn nuôi, thú y và

ATVSTP của Thái Lan khá tốt, do pháp chế phù hợp, tổ chức thống nhất, kinh phí đủ, trách nhiệm rõ ràng và hành động quyết liệt.

1.2.2. Kinh nghiệm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở Việt Nam Thú y ở Việt Nam

1.2.2.1. Sự hình thành và phát triển ngành Thú y Việt Nam

Lịch sử của ngành Thú y bắt đầu từ khi thành lập Viện Páster Nha Trang vào năm 1894 do BS Alexandre Yecsin, một nhà khoa học người Pháp gố c Thụy Sỹ, khi đó chỉ có 3 Bác sĩ Thú y người Pháp và 32 Thú y sĩ người việt, 10 nhân viên phòng thí nghiệm và vài chục công nhân.

Từ năm 1904, Khoa Thú y được thành lập nằm trong Trường Đại Học y Hà Nội, và đến năm 1910 chuyển Khoa Thú y thành Trường Thú y Bắc kỳ và đã đào tạo được 135 Thú y sĩ.

Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 125-SL về phòng và chống dịch bệnh gia súc. Đây là văn bản Pháp quy đầu tiên về Thú y của chế độ mới Dân chủ Cộng hòa. Từ đây, ngành Thú y mang vinh dự lớn đồng thời trách nhiệm cũng thật nặng nề.

Năm 1993 Pháp lệnh Thú y ra đời với 4 mục tiêu: phát triển sản xuất; bảo vệ sức khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường; góp phần xây dựng Nhà nước Pháp quyền và tiếp tục được sửa đổi, điều chỉnh tại Pháp lệnh Thú y năm 2004.

Năm 2015, Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam chính thức thông qua Luật Thú y và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2016.

1.2.2.2. Tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sau Pháp lệnh Thú y 1993, Pháp lệnh Thú y 2004, hê ̣ thống chuyên ngành thú y lần đầu tiên được xây dựng từ Trung ương đến đi ̣a phương. Sau những bước khởi đầu khó khăn, hệ thống các cơ quan chuyên ngành thú y đã dần định hình và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, các quy định tại Pháp lệnh Thú y 1993 về hệ thống, tổ chức của cơ quan thú y ở địa phương còn nhiều điểm chưa được cụ thể, hợp lý.

Luật Thú y được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Việt Nam thông qua đã tạo một bước chuyển biến mới trong công tác củng cố hệ thống tổ chức, thực hiện nhiệm vụ thú y. Theo đó hệ thống thú y tiếp tục được xây dựng và kiện toàn từ Trung ương đến địa phương.

Hệ thống QLNN chuyên ngành Thú y của Việt Nam được thể hiện như sau:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC THÚ Y - Phòng Hàn chính - Tổ chức - Phòng Dịch tễ thú y - Phòng Kiểm dịch động vật - Phòng Quản lý thuốc thú y - Phòng Thanh tra – Pháp chế - Phòng Kế hoạch - Phòng Tài chính Cơ quan thú y Vùng I Cơ quan thú y Vùng II Cơ quan thú y Vùng III Cơ quan thú y Vùng IV Cơ quan thú y Vùng V Cơ quan thú y Vùng VI Cơ quan thú y Vùng VII

Chi cục KDDV vùng Lạng Sơn

Chi cục KDDV vùng Lào Cai

CHI CỤC THÚ Y - Phòng TC – HC – TH - Phòng Dịch tễ thú y - Phòng Kiểm dịch-KSGM - Phòng Chẩn đoán - X. nghiệm - Phòng Thanh tra – Pháp chế

Các Trung tâm đối với ngành

- TT chẩn đoán Thú y Trung ương - TT kiểm nghiệm thuốc thú y TƯ I,II - TT kiểm tra vệ sinh thú y TƯ I.II

UBND tỉnh Sở Nông nghiệp và PTNT Trạm KDĐV đầu mối giao thông trọng điểm Trạm KDĐV cửa khẩu địa phương Trạm thú y huyện UBND huyện UBND xã Thú y xã Quản lý trực tiếp Quản lý chuyên môn Chi cục KDDV vùng Quảng Ninh

Sơ đồ 1.1. Hệ thống tổ chức QLNN đối với ngành Thú y Việt Nam

- Ở Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý nhà nước về thú y trên phạm vi toàn quốc, nhiệm vụ này được Bộ giao cho Cục Thú y. Tổ chức bộ máy của Cục Thú y gồm:

+ Bộ máy quản lý của Cục (có 7 phòng); + 14 đơn vị trực thuộc Cục.

- Ở địa phương, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về thú y trong phạm vi địa phương. Tham mưu giúp UBND tỉnh là Sở Nông nghiệp và PTNT. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này tại các tỉnh là Chi cục Thú y tỉnh, thành phố. Mô hình “Chi cục Thú y” đã được hình thành và phát triển ổn định trong nhiều năm qua ở tất cả 63 tỉnh thành, phố trong cả nước. Đối với công tác Thú y thủy sản, ngành Thú y mới được giao nhiệm vụ, đến nay hoạt động Thú y thủy sản đã được thực hiện tại 52/63 tỉnh thành và tổ chức từ tỉnh đến huyện, có:

+ Các phòng chức năng thuộc Chi cục;

+ Các trạm chẩn đoán nghiệm bệnh động vật; + Các Trạm Thú y huyện, thị, thành phố;

+ Hệ thống Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông đã góp một phần không nhỏ về việc ngăn chặn dịch bệnh động vật lây lan trong nước.

Hiện tại, với 63 Chi cục Thú y trên toàn quốc, cùng với đó là một hệ thống hàng nghìn trạm thú y huyện thị, hơn 100 trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, lực lượng thú y đã có những đóng góp đáng kể đến công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y cũng như công tác tiêm phòng hàng năm, tạo ra những chuyển biến tích cực trong phòng chống dịch bệnh.

Mạng lưới thú y cơ sở cũng đã có nhiều thay đổi cả về số lượng và chất lượng so với các năm trước. Trước đây, trình độ của nhân viên thú y xã chỉ yêu cầu tốt nghiệp trung cấp, thậm chí một số nơi chỉ yêu cầu đã tham gia một lớp đào tạo ngắn hạn do Chi cục Thú y địa phương tổ chức. Hiện nay, một số địa phương đã tiến hành chuẩn hóa các tiêu chuẩn về trình độ của nhân viên thú y xã, tối thiểu phải có bằng trung cấp, cá biệt một số nơi yêu cầu phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành.

Kể từ khi hệ thống thú y cơ sở được thành lập cho đến thời điểm năm 2007, nhân viên thú y cơ sở hầu như không được hưởng các chế độ về tiền lương hay phụ cấp. Trong năm 2007, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, mỗi nhân viên thú y xã đã được nhận phụ cấp bằng 1,0 hệ số lương cơ bản ngoài số tiền thù lao nhận được khi tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh của địa phương. Đây là một tín hiệu tích cực, thể hiện sự thừa nhận đến những đóng góp của hệ thống thú y cơ sở trong nhiều năm qua.

Hiện nay, các tỉnh, thành phố đều đã có mạng lưới thú y cấp xã, trong đó nhiều địa phương xây dựng được mạng lưới thú y đến tận thôn, bản, ấp. Mức phụ cấp cho thú y cơ sở tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, thú y cấp xã được ký hợp đồng làm việc và trả phụ cấp từ ngân sách tỉnh hoặc UBND xã, thú y viên thôn bản không được ký hợp đồng và đa số không được chi trả phụ cấp hàng tháng mà chỉ được chi trả theo mùa vụ hoặc được trả thù lao khi họ được huy động tham gia chống dịch.

Đánh giá hoạt động của thú y xã phường, lực lượng này đã phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, giám sát và phòng chống dịch bệnh ở cơ sở, góp phần tích cực sự nghiệp phát triển và bảo vệ vật nuôi.

Đối chiếu với nhiệm vụ và qua quá trình hoạt động thực tế, hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành Thú y ở Việt Nam tuy đã có những tiến bộ song chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí nhiều mặt còn bất cập. Kinh

nghiệm của nước ta cho thấy để tăng cường năng lực hệ thống quản lý đối với ngành Thú y thì việc khắc phục chính những bất cấp đó là vô cùng cấp thiết. Đó là: phát triển các văn bản QPPL, phát triển tổ chức, phát triển năng lực QLNN trong các lĩnh vực chuyên môn, tăng cường đầu tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ,...

1.2.3. Kinh nghiệm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở địa phương Thú y ở địa phương

1.2.3.1. Tỉnh Quảng Ninh

Chi cục Thú y là tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về Thú y (bao gồm các Thú y thủy sản) trên địa bàn tỉnh.

Cơ cấu tổ chức Thú y của tỉnh Quảng Ninh:

CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN Phòng Hành chính -tổng hợp Phòng Kế toán - tài vụ Phòng Thú y thủy sản Phòng Thú y cộng đồng Trạm Thú y huyện, thị xã, thành phố.

BAN LÃNH ĐẠO CHI CỤC - Chi cục Trưởng - 01 Phó Chi cục trưởng CHI CỤC THÚ Y Các trạm sự nghiệp Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu Hoành Mô, huyện

Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu

Sơ đồ 1.2. Hệ thống QLNN đối với ngành Thú y tỉnh Quảng Ninh

Trong những năm qua, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh tăng cường năng lực hệ thống QLNN bằng những biện pháp rất hiệu quả, cụ thể:

- Tham mưu kịp thời các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Sở NN- PTNT và UBND tỉnh Quảng Ninh. Đẩy mạnh phối hợp với các ngành liên quan trong công tác kiểm tra, đôn đốc và xử lý những trường hợp vi phạm.

- Củng cố phát triển tổ chức, nâng cao năng lực của lãnh đạo, cán bộ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành thú y ở tỉnh hưng yên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)