Hệ thống tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành thú y ở tỉnh hưng yên (Trang 71 - 86)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú yở tỉnh

3.2.2. Hệ thống tổ chức

3.2.2.1. Về tổ chức bộ máy

Hiện nay,hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thú y từ trung ương tới địa phương ngày càng được củng cố, kiện toàn với việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của từng cấp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thú y.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 61/2008/QĐ-BNN-BNV ngày 15/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-UBND ngày 07/10/2010 về kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên và Quyết định số 2328/QĐ- UBND ngày 23/11/2010 về việc quy định chức năng nhiệm vụ Chi cục Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên.

a) Chức năng của Chi cục Thú y:

Chi cục Thú y là cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh, trực tiếp là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thú y gồm cả Thú y thủy sản tại địa phương. Bao gồm các hoạt động về chẩn đoán, phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật để lưu thông tiêu dùng, quản lí thuốc thú y trong phạm vi toàn tỉnh, thanh tra chuyên ngành về Thú y theo quy định của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời chịu sự kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Cục Thú y và Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chi cục Thú y có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản được UBND tỉnh cấp kinh phí để hoạt động.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thú y:

- Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án, quy định, chính sách, chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật về thú y.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về công tác thú y trong phạm vi tỉnh trên cơ sở chủ trương của ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Theo dõi phát hiện, chẩn đoán, xác định dịch bệnh động vật (cả động vật trên cạn và dưới nước); thông báo kịp thời tình hình dịch bệnh. Đề xuất chủ trương và hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh; ngăn chặn, dập tắt các ổ dịch động vật mới và quản lý các ổ dịch cũ trong phạm vi tỉnh. Định kỳ kiểm tra dịch bệnh, vệ sinh thú y tại các cơ sở hoạt động có liên quan đến thú y của tỉnh.

- Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông, vận chuyển trong nước; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật tươi sống và sơ chế; kiểm tra vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về động vật, trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Hướng dẫn, thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các cơ sở có hoạt động liên quan đến thú y, các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

- Quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc thú y; hướng dẫn sử dụng các loại vắc xin để phòng chống dịch bệnh động vật; giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý dự trữ thuốc thú y ở địa phương.

- Cấp, thu hồi các loại giấy chứng nhận: Tiêm phòng, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, vệ sinh thú y; chứng chỉ hành nghề thú y; thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y theo quy định.

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chế độ, chính sách và pháp luật về thú y cho nhân viên thú y xã, phường, thị trấn và các cơ sở có hoạt động liên quan đến thú y. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và pháp luật về thú y.

- Thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh trên địa bàn theo sự phân công của UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Khảo sát, thực nghiệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành Thú y, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật thú y theo quy định chung của nhà nước.

- Trực tiếp quản lý, chỉ đạo các Trạm Thú y huyện, thành phố, các Trạm kiểm dịch động vật vận chuyển ở các đầu mối giao thông trong tỉnh.

- Chỉ đạo công tác chuyên môn đối với mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn thông qua Trạm Thú y huyện, thành phố.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thú y của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thú y; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về thú y theo thẩm quyền.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, quản lý thuốc thú y và các hoạt động khác liên quan đến công tác thú y của địa phương theo quy định.

- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thú y theo quy định của nhà nước và của tỉnh.

- Thực hiện việc quản lý tài sản, tài chính và nhân lực được giao theo quy định hiện hành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở giao.

c) Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thú y:

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy ngành Thú y tỉnh Hưng Yên

Hiện tại, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên gồm:

* Lãnh đạo: gồm Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trường.

- Nhiệm vụ Chi cục trưởng: Lãnh đạo, quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động công tác của Chi cục Thú y theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT giao. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh , Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y về toàn bộ công việc được giao.

- Nhiệm vụ Phó Chi cục trưởng: Thực hiện chức trách nhiệm vụ theo Quy chế làm việc của Chi cục Thú y, giúp Chi cục trưởng thực hiện chức

CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN Phòng Tổ chức -Hành chính-Tổng hợp Phòng dịch tễ và chẩn đoán xét nghiệm Phòng kiểm dịch và kiểm soát giết mổ Phòng thanh tra pháp chế Các trạm sự nghiệp Trạm thú y thành phố Hưng Yên

BAN LÃNH ĐẠO CHI CỤC - Chi cục Trưởng - 02 Phó Chi cục trưởng CHI CỤC THÚ Y Trạm thú y huyện Tiên Lữ Trạm thú y huyện Phù Cừ Trạm thú y huyện Ân Thi Trạm thú y huyện Kim Động Trạm thú y huyện Khoái Châu Trạm thú y huyện Yên Mỹ Trạm thú y huyện Mỹ Hào Trạm thú y huyện Văn Lâm Trạm thú y huyện Văn Giang

năng quản lý nhà nước và chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; công tác Kiểm dịch động vật - Kiểm soát giết mổ - Kiểm tra vệ sinh thú y, công tác Thanh tra - pháp chế, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tham gia các ban chỉ đạo theo quyết định của UBND tỉnh.

* Các phòng chức năng: gồm 04 phòng chức năng. - Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp:

Chức năng: Tham mưu giúp lãnh đạo Chi cục thực hiện chức năng về tổ chức nội bộ, chính sách, thi đua khen thưởng, hành chính quản trị, tổng hợp và kế toán tài vụ; đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, cán bộ, nghiệp vụ của lãnh đạo Chi cục và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ các cơ quan cấp trên.

Nhiệm vụ:

+ Về tổ chức: Tham mưu giúp Lãnh đạo Chi cục sắp xếp tổ chức, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý. Thực hiện chế độ chính sách đối với CBCCVC về các chế độ BHXH, BHYT; trình xét nâng ngạch, nâng lương, an toàn lao động; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, tổng hợp công tác thi đua khen thưởng.

+ Về tài chính: Giúp chủ tài khoản quản lý công tác tài chính; xây dựng và thực hiện kế hoạch thu chi tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lập kế hoạch thu, chi hàng tháng, quý, năm. Quyết toán quý, năm theo đúng quy định và chế độ kế toán tài chính của Nhà nước. Lập dự toán ngân sách hàng năm trình liên ngành và UBND tỉnh phê duyệt. Quản lý việc thu, nộp và sử dụng phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

+ Về hành chính: Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân, đối ngoại. Giúp Lãnh đạo Chi cục theo dõi, đôn đốc các phòng và Trạm thú y các huyện, thành phố thực hiện tốt việc cung cấp và xử lý thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Chi cục.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện mua sắm, quản lý, bảo trì các loại trang thiết bị kỹ thuật của Chi cục; đề xuất tổ chức quản lý vật tư, thiết bị văn phòng, phương tiện phục vụ cho công tác và làm việc, thực hiện phòng chống cháy nổ, bảo vệ an ninh trật tự trong cơ quan. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính thwo mục tiêu của Sở Nông nghiệp và PTNT; kiểm tra thể thức và thủ tục, quy trình trong việc ban hành văn bản của Chi cục. Theo dõi tổng hợp công tác theo chương trình kế hoạch; thực hiện quy chế làm việc, chương trình công tác hàng tháng, quý, 6 tháng và năm; tổng hợp hoàn chỉnh kết quả công tác báo cáo lãnh đạo Chi cục. Quản lý quỹ dự trữ thuốc thú y của tỉnh. Tổ chức thực hiện định kỳ hàng tuần công tác vệ sinh môi trường và đảm bảo cảnh quan nơi làm việc sạch đẹp. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Chi cục.

- Phòng Dịch tễ thú y và Chẩn đoán xét nghiệm:

Chức năng: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm, kết quả chẩn đoán xét nghiệm. Đồng thời chịu sự chỉ đọa, quản lý về tổ chức, cán bộ, nghiệp vụ của lãnh đạo Chi cục và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ các cơ quan cấp trên.

Nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, hàng năm phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cơ sở các chương trình quốc gia và hợp tác quốc tế. Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tiêm phòng bắt buộc hàng năm cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hướng dẫn, kiểm tra xây dựng vùng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (cả động vật dưới nước). Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm; hướng dẫn Trạm Thú y huyện, thành phố, mạng lưới thú y cơ sở giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và quản lý các ổ dịch cũ. Xây dựng bản đồ dịch tễ đối với một số bệnh nguy hiểm (cúm gia cầm, LMLM gia súc, Dịch tả và bệnh Tai xanh ở lợn, bệnh

dại…). Thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm các bệnh được phân cấp như: ký sinh trùng, vi trùng. Từng bước đầu tư các thiết bị hiện đại để chẩn đoán một số bệnh về vi rút. Tham mưu giúp lãnh đạo cấp và thu hồi giấy chứng nhận tiêm phòng, xét nghiệm, hành nghề thú y theo quy định pháp luật. Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Chi cục.

- Phòng Kiểm dịch động vật - Kiểm soát giết mổ:

Chức năng: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, pháp luật về công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm tra vệ sinh thú y. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, cán bộ, nghiệp vụ của lãnh đọa Chi cục và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ các cơ quan cấp trên.

Nhiệm vụ: Thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (cả động vật dưới nước) lưu thông trong nước; quản lý, giám sát động vật, sản phẩm động vật sau thời gian cách ly kiểm dịch. Hướng dẫn quy hoạch xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo đầy đủ các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng chương trình kiểm tra định kỳ và đột xuất về điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Kiểm tra ô nhiễm vi sinh vật, tồn dư hóa chất trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Xây dựng khu cách ly đông vật phục vụ công tác xuất, nhập động vật. Hướng dẫn việc kiểm soát giết mổ động vật tiêu dùng trong nước. Tham mưu giúp lãnh đạo cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh con giống (trừ các cơ sở do TW quản lý, cơ sở giống quốc gia); cơ sở giết mổ động vật, cơ sở chế biến, đống gói, bảo quản sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước. Tham mưu giúp lãnh đạo cấp và thu hồi trang sắc phục kiểm dịch, thu hổi thẻ kiểm dịch viên động vật, biển hiệu kiểm dịch động vật theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Chi cục.

- Phòng Thanh tra - Pháp chế:

Chức năng: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về thú y. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, cán bộ, nghiệp vụ của lãnh đạo Chi cục và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ các cơ quan cấp trên.

Nhiệm vụ: Xây dựng ké hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm về phòng, chống dịch bện gia súc, gia cẩm, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kinh doanh thuốc, hành nghề thú y. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thú y của các tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thú y. Tham mưu giúp lãnh đạo cấp và thu hồi giấu chứng nhận kinh doanh thuốc thú y. Giải quyết trnah chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Chi cục.

* Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: gồm 10 trạm thú y huyện, thành phố. - Bộ máy Trạm Thú y các huyện, thành phố gồm có: Trạm trưởng, 01 Phó trạm trưởng và các cán bộ kỹ thuật.

- Trạm Thú y có trách nhiệm giúp UBND huyện, thành phố quản lý nhà nước về công tác thú y; hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về thú y; thực hiện nhiệm vụ chẩn đoán, tiêm phòng và chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý thuốc thú y trong phạm vi huyện, thành phố theo sự phân công hướng dẫn của Chi cục Thú y.

- Trạm Thú y huyện, thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách tỉnh và bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm của Chi cục Thú y tỉnh.

* Thú y cấp xã:

- Thú y xã là một bộ phận trực thuộc và chịu sự quản lý, điều hành trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành thú y ở tỉnh hưng yên (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)